Anh công bố báo cáo đáng lo ngại đánh giá rủi ro Brexit “cứng”
Dưới áp lực của các nghị sĩ, ngày 11/9, chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã bị buộc phải tiết lộ các chi tiết của “Chiến dịch Yellowhammer”.
Đây là chiến dịch được áp dụng trong trường hợp nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mà “không đạt được thỏa thuận”. Báo cáo cho thấy tình trạng sẵn sàng của dân chúng và khu vực thương mại ở Anh là “thấp”, trong đó mối đe dọa tắc nghẽn các cảng có thể gây ra sự thiếu hụt hàng hóa đáng kể.
Một người đi xe đạp ngang qua áp phích của chính phủ Anh kêu gọi công dân chuẩn bị cho Brexit, tại London, ngày 11/9/2019.
Sự tắc nghẽn tại cảng Dover sẽ dẫn tới tình trạng thiếu thuốc men và thực phẩm, gây căng thẳng cho cộng đồng, nguy cơ dịch bệnh… Kết luận của báo cáo mật trong “Chiến dịch Yellowhammer” – đánh giá hậu quả tàn khốc nhất của Brexit mà không có thỏa thuận, khiến người nghe lạnh sống lưng.
Phủ thủ tướng Anh đã buộc phải công khai tài liệu này vào tối 11/9, sau cuộc bỏ phiếu của các đại biểu quốc hội Anh vào tuần trước. Theo tờ Financial Times, một số thành viên trong đoàn tùy tùng của ông Johnson trước đây đã cố gắng kiềm chế việc công bố báo cáo trên, vì sợ rằng nó sẽ tạo ra cảm giác lo lắng hoặc hoảng loạn trong dân chúng Anh.
Theo báo cáo, lập ngày 2/8/2019, có tới 85% xe tải hạng nặng của Anh có thể không vượt qua được sự kiểm soát của hải quan Pháp, trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận, dẫn đến giảm “từ 40 đến 60% lượng xe tải lưu hành so với mức hiện tại”. Những sự gián đoạn này có thể kéo dài 3 tháng, “có tác động đến việc cung cấp thuốc và thiết bị y tế”, cũng như các thực phẩm tươi sống. Dự án của Anh nhằm loại bỏ các biện pháp kiểm soát tại biên giới Ireland cũng “có thể không đáng tin vì các rủi ro kinh tế, pháp lý và an toàn sinh học” .
Video đang HOT
“Nội dung của tài liệu này rất giống với kế hoạch được công bố bởi Sunday Times vào tháng 8/2019, nhưng bị chính phủ gạt sang một bên vào thời điểm đó vì cho rằng kế hoạch đó không khả thi”, tờ The Guardian lưu ý.
Phần về Bắc Ireland đặc biệt đáng lo ngại. Báo cáo có liệt kê một danh sách dài các hậu quả của việc Brexit không thỏa thuận đối với Bắc Ireland.
Vài giờ trước khi thông tin chi tiết về “Chiến dịch Yellowhammer” được tiết lộ, Ireland cho biết họ đang chuẩn bị rất nghiêm túc một “thỏa thuận”. Bộ trưởng Tài chính Anh Paschal Donohoe nói với các phóng viên ngày 11/9 rằng Dublin đang chuẩn bị ngân sách cho năm 2020 dựa trên giả định về một Brexit không có thỏa thuận. “Với sự không chắc chắn và thiếu rõ ràng về thời gian và hình thức rời khỏi EU của Anh, lập ngân sách cho năm 2020 căn cứ trên khả năng Brexit không có thỏa thuận là một chiến lược tài chính hợp lý và chính phủ Ireland dự định sẽ áp dụng”, ông Pascal Donohoe nói, và thêm rằng Brexit không thỏa thuận sẽ có những hậu quả sâu rộng đối với Ireland ở tất cả các cấp.
Đây là lần đầu tiên chính phủ Ireland nói với báo chí rằng họ xem kịch bản Brexit không có thỏa thuận là nhiều khả năng xảy ra nhất.
Jaimal Islam, một trong những biên tập viên của BBC cho biết: “Việc này cho chúng ta hiểu rõ hơn sự lưỡng lự của chính phủ khi công khai tài liệu này. Vì nó không có khả năng cải thiện tâm trạng của các đại biểu quốc hội, vốn đã rất hoài nghi. Trong mọi trường hợp, đây là đánh giá hữu hình đầu tiên về những gì chính phủ lo ngại”.
Nh.Thạch
AFP
Theo petrotimes
Đỉnh điểm rối ren chính trị trong Vương quốc Anh
Bi Đạo luật chống Brexit "cứng" đã chính thức có hiệu lực và "trói buộc" quyết tâm của Thủ tướng Boris Johnson về việc đưa Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit vào hạn chót ngày 31-10 dù có thỏa thuận (Brexit "mềm") hay không có thỏa thuận (Brexit "cứng").
Những động thái "trói buộc" Thủ tướng Johnson những ngày qua đang đẩy sự rối ren chính trị của Vương quốc Anh lên đỉnh điểm. Ảnh: Reuters
Nối tiếp chuỗi ngày đầy biến động từ đầu tháng 9 tới nay, ngày 9-9, Nữ hoàng Elizabeth II đã phê chuẩn một phần dự luật nhằm ngăn chặn kịch bản Brexit "cứng" vào ngày 31-10. Theo đó, nếu tới ngày 19-10, Anh không đạt được thỏa thuận với EU về Brexit, Thủ tướng Johnson buộc phải đề nghị EU gia hạn tư cách thành viên của Anh tại EU thêm 3 tháng, tức là đến ngày 31-1-2020.
Tuy nhiên, ngay sau khi đạo luật được ban hành, Thủ tướng Johnson vẫn kiên định với lập trường của mình. Ngày 17 và 18-10 tới đây, Thủ tướng Johnson sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu và sẽ đàm phán thỏa thuận Brexit vào ngày 31-10. Dù không đạt được thỏa thuận, thì Thủ tướng Johnson cũng không yêu cầu EU trì hoãn Brexit theo luật mới.
Trước Quốc hội, Thủ tướng Johnson tuyên bố rằng, Chính phủ do ông đứng đầu sẽ nỗ lực đàm phán thỏa thuận Brexit với EU, thậm chí bằng việc gây sức ép. Thủ tướng Johnson cương quyết không trì hoãn Brexit thêm dù chỉ 1 ngày, bất chấp mọi "đòn giáng" trong chính trường nhắm vào ông trong những ngày qua.
Cũng trong ngày 9-9, kết quả bỏ phiếu vòng cuối của Hạ viện Anh tiếp tục là một thất bại nữa của Thủ tướng Johnson khi đề xuất Tổng tuyển cử sớm vào ngày 15-10 bị bác bỏ. Tại cuộc bỏ phiếu trước đó về kế hoạch này, Thủ tướng Johnson cũng đã mất đi đa số phiếu ủng hộ tại nghị viện, sau hành động khai trừ 21 nghị sĩ ra khỏi đảng Bảo thủ của mình với lý do chống lại Chính phủ.
Phản ứng với Thủ tướng Johnson, em trai của ông là Jo Johnson - Quốc vụ khanh tại Bộ Kinh doanh đã tuyên bố từ chức, đồng thời từ bỏ tư cách nghị sĩ tại Quốc hội. Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Amber Rudd cũng từ chức nhằm phản đối Thủ tướng Johnson. Bà Amber Rudd cáo buộc chính phủ của ông Johnson không nỗ lực trong việc đàm phán Brexit có thỏa thuận. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã gay gắt phủ định và cho biết, các cuộc đàm phán đang được tiến hành rất căng thẳng.
Về phía EU, giới chuyên gia cho rằng, sự hỗn loạn trong lòng nước Anh đều không phải phương pháp giải quyết mang tính bản chất. Ý tưởng của Thủ tướng Anh về nỗ lực đạt được thỏa thuận với EU trong Hội nghị thượng đỉnh tới đây cũng được xem là một sự phi lý. Việc loại bỏ điều khoản chốt chặn biên giới Ireland của chính quyền Anh mà không có thỏa thuận tương xứng thay thế, thì Brexit sẽ chỉ là Brexit "cứng".
Theo bà Amelie de Montchali, Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp, việc lùi thời hạn Brexit thêm 3 tháng hoàn toàn không thay đổi được gì. Điều cần làm là sự đối thoại thống nhất giữa EU và Anh, nhưng tình hình hiện nay là "bế tắc". Thủ tướng Phần Lan Antti Rinne cũng đánh giá: "Rõ ràng là sẽ không thể đạt được Brexit có thỏa thuận". Cùng với đó, giới chức EU khẳng định rằng, quan điểm của EU về Brexit vẫn giữ nguyên.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố biện pháp đối phó với Brexit "cứng" vào ngày 31-10 nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu, đảm bảo trật tự khi Brexit. Nổi bật trong đó là việc chuẩn bị nguồn lực tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp và các khu vực tại EU bị ảnh hưởng sau khi Brexit.
Như vậy, sau 2 tháng Thủ tướng Boris Johnson nhậm chức, Vương quốc Anh đã ngày càng lún sâu vào "vũng bùn" rối loạn chính trị. Mặc dù liên tiếp thất bại trên chính trường những ngày qua, lời thề "Thà chết chứ không trì hoãn Brexit" của Thủ tướng Johnson vẫn đang có "sức nặng" và nỗ lực ngăn Brexit "cứng" có thể sẽ không thể cản bước quyết tâm của ông. Tuy nhiên, những động thái "trói buộc" Thủ tướng Johnson những ngày qua đang đẩy sự rối ren chính trị của Vương quốc Anh lên đỉnh điểm.
Thanh Trúc
Theo bienphong
Nghị sĩ Anh muốn làm sống lại thoả thuận Brexit của cựu Thủ tướng May Một nhóm nghị sĩ Anh đang lên kế hoạch đưa thoả thuận Brexit của cựu Thủ tướng Theresa May trở lại bỏ phiếu tại Nghị viện. Do lo ngại đương kim Thủ tướng Boris Johnson vẫn sẽ làm mọi cách để đưa nước Anh rời EU vào ngày 31/10/2019, một nhóm nghị sĩ Anh đang lên kế hoạch đưa thoả thuận Brexit của...