Anh có thể hủy kế hoạch dùng hộ chiếu vaccine trong nước
Giới chức Anh dự kiến hủy yêu cầu người dân trình giấy chứng nhận vaccine Covid-19 tại những sự kiện đông người do lo ngại về mặt đạo đức.
Thế giới đã ghi nhận 171.006.105 ca nhiễm nCoV và 3.556.013 ca tử vong, tăng lần lượt 387.977 và 7.831, trong khi 153.267.911 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Anh hiện là vùng dịch lớn thứ 7 thế giới với 4.484.056 ca nhiễm nCoV, tăng 3.240 trường hợp so với một ngày trước đó. Thêm 6 người chết do Covid-19 trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca tử vong lên 127.781.
Các nguồn tin giấu tên trong chính phủ Anh cho biết kế hoạch yêu cầu người dân xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm vaccine Covid-19 khi tham gia những sự kiện đông người trong nước sẽ không được thông qua. “Nó sẽ không diễn ra. Tất cả mọi người đều cho rằng nó đã tiêu tan”, một nguồn tin am hiểu tình hình cho hay.
Người dân Anh lấy mẫu xét nghiệm nCoV hồi tháng 3. Ảnh: AFP .
Thông tin được đưa ra trong bối c ảnh các quan chức Anh đang đánh giá dữ liệu để quyết định có dỡ bỏ những biện pháp hạn chế theo kế hoạch vào ngày 21/6 hay không. Công chúng đang hy vọng sẽ được trở lại với những sự kiện đông người như hòa nhạc hoặc các trận bóng đá.
Chính phủ Anh hồi tháng 2 đề cập giải pháp sử dụng giấy chứng nhận đã tiêm vaccine Covid-19 cho những sự kiện nội địa, đây được coi là một phần trong kế hoạch tái mở cửa của Thủ tướng Boris Johnson. Giới chức đề xuất sử dụng giấy chứng nhận cho thấy người sở hữu đã tiêm vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc xác nhận đã có kháng thể sau khi nhiễm nCoV.
Chứng nhận đã tiêm vaccine, còn gọi là hộ chiếu vaccine, đã được chấp nhận trong đi lại giữa nhiều nước và là yêu cầu bắt buộc để được nhập cảnh ở một số quốc gia. Tuy nhiên, giới chức Anh cho rằng tài liệu này không thể sử dụng trong nước vì lo ngại về đạo đức khi buộc người dân chứng minh tình trạng sức khỏe của họ khi đến các sự kiện công cộng.
Anh đã tiêm hơn 64 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó hơn 25 triệu người đã được tiêm hai liều, theo thống kê của giới chức.
Video đang HOT
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.042.889 ca nhiễm và 609.542 ca tử vong do nCoV, tăng 7.571 ca nhiễm và 122 ca tử vong so với một ngày trước đó.
10 bang của Mỹ đã đạt mục tiêu tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine Covid-19 cho 70% dân số trước 4/7, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Hơn 165 triệu người, tương đương 49,7% dân số Mỹ, đã được tiêm ít nhất một liều vaccine và gần 132 triệu người, khoảng 39,7% dân số, đã được tiêm đầy đủ. Trung bình 7 ngày qua, mỗi ngày Mỹ tiêm chủng được 1,7 triệu liều.
Chính phủ cho biết hồ sơ mới về trợ cấp thất nghiệp của Mỹ giảm tuần thứ tư liên tiếp, xuống mức thấp trong đại dịch nhờ vaccine Covid-19 giúp nền kinh tế phục hồi.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 28.046.957 ca nhiễm và 329.127 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 153.485 và 3.129 ca.
Ấn Độ đang thay đổi cách tiếp cận vaccine, thông báo đã loại bỏ thử nghiệm đối với vaccine nước ngoài “có uy tín” để nhập khẩu nhanh chóng. Chính phủ đang đàm phán với Pfizer để nhập khẩu “sớm nhất có thể” và cũng đã thảo luận với Johnson & Johnson, Moderna.
Nước này đã tiêm chủng cho người dân bằng vaccine AstraZeneca được sản xuất tại Viện Huyết thanh trong nước, Covaxin do công ty Bharat Biotech sản xuất, và bắt đầu tung ra Sputnik V của Nga. Tuy nhiên, nguồn cung còn thiếu nhiều so với hàng triệu liều mà quốc gia đông dân thứ hai thế giới cần.
Tháng trước, Ấn Độ cam kết thúc đẩy nhanh phê duyệt vaccine nước ngoài, nhưng kiên quyết duy trì thử nghiệm trong nước đối với các vaccine đó, khiến thảo luận với Pfizer bị đình trệ. “Điều khoản đã được sửa đổi để từ bỏ hoàn toàn yêu cầu thử nghiệm đối với vaccine được sản xuất ở các quốc gia khác”, chính phủ cho biết.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 16.515.120 ca nhiễm và 461.931 ca tử vong, tăng lần lượt 43.520 và 789.
Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở ít nhất 16 thành phố để phản đối Tổng thống Jair Bolsonaro hôm 29/5, kêu gọi ông từ chức hoặc luận tội ông do cách xử lý đại dịch Covid-19. Phần lớn các cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, nhưng đụng độ đã xảy ra tại thành phố Recife, phía đông bắc Brazil, khi cảnh sát bắn đạn cao su và hơi cay về phía đám đông.
Sự ủng hộ cho Bolsonaro đã giảm mạnh trong đại dịch, khi ông thường xuyên tỏ ra coi thường Covid-19, từ chối đeo khẩu trang và gây ngờ vực về tầm quan trọng của vaccine.
Đài Loan báo cáo 266 ca nhiễm mới và thêm 89 kết quả tồn đọng, nâng tổng số người nhiễm nCoV trên hòn đảo lên 8.160, trong đó 109 người đã chết.
Đợt bùng phát đại dịch tồi tệ nhất của hòn đảo vẫn lan rộng liên tục, bất chấp các hạn chế. Cảnh báo cấp độ 3 đáng lẽ sẽ kết thúc từ ngày 30/5, nhưng đợt bùng phát chưa có dấu hiệu được kiểm soát khiến giới chức Đài Loan phải duy trì cảnh báo đến ngày 14/6.
Dân số Đài Loan phần lớn tuân thủ các hạn chế bắt buộc và được yêu cầu, ở nhà và tránh du lịch. Gần 1.500 người đang ở trong các cơ sở cách ly tập trung, được thành lập cho những người mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ để giảm áp lực cho bệnh viện.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.816.041 ca nhiễm, tăng 6.115, trong đó 50.404 người chết, tăng 142.
Indonesia đã tiếp tục sử dụng lô vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Cơ quan thực phẩm và dược phẩm (BPOM) của nước này trước đó đình chỉ sử dụng để điều tra sau khi một nam thanh niên tử vong đầu tháng này. “Theo kết quả xét nghiệm, có thể kết luận rằng không có liên hệ nào giữa chất lượng lô vaccine Covid-19 số CTMAV547 với sự cố sau tiêm chủng được báo cáo”, BPOM cho hay.
Biến thể nCoV ở Nam Phi có thể lây lan nhanh gấp đôi
Dù mức độ phổ biến trên thế giới chưa bằng biến thể ở Anh nhưng chủng nCoV mới ở Nam Phi gây lo ngại về khả năng lây nhiễm cao.
Các nhà khoa học ở Trung tâm Nền tảng Giải trình tự và Đổi mới Nghiên cứu KwaZulu-Natal (KRISP) vừa đưa ra thông tin quan trọng về chủng virus nCoV mới ở Nam Phi.
Đây là một dòng biến thể dễ lây lan hơn, đã được Giáo sư Tulio de Oliveira và các cộng sự nghiên cứu trong vài tháng qua.
Nhân viên y tế tại một bệnh viện dã chiến ở Nam Phi. Ảnh: Reuters
Trước đó, các bác sĩ tại một trong những bệnh viện chính ở Khu vực Vịnh Nelson Mandela nhận thấy sự gia tăng rất bất thường của các ca bệnh mới. Họ đã thông báo cho nhóm nghiên cứu KRISP.
Họ đã tìm cách trích xuất vật liệu di truyền từ biến thể 501YV2 và theo dõi cách chúng lây lan khắp Nam Phi. Nhóm nghiên cứu xác định chủng virus mới có khả năng lây nhiễm cao hơn từ 20 đến 200% so với chủng ban đầu.
Một phát hiện đáng lo ngại không kém ghi nhận các kháng thể chống lại chủng virus gốc trước đây kém khả năng vô hiệu hóa biến thể Nam Phi.
Điều này làm dấy lên lo ngại những người từng mắc Covid-19 có thể tái phát bệnh dễ dàng.
Nhóm của Giáo sư de Oliveira cũng lấy mẫu virus nCoV ở các quốc gia châu Phi khác bao gồm Botswana, Zimbabwe, Zambia, Namibia và Malawi. Ở Zambia, 22 trong số 23 mẫu là biến thể 501YV2.
Nam Phi, quốc gia có cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại, đã phải vật lộn để đối phó với biến thể nCoV đang chiếm ưu thế này.
Đỉnh điểm của đợt dịch thứ hai vào đầu tháng 1, hơn 20.000 người Nam Phi bị nhiễm Covid-19 mỗi ngày. Các bệnh viện và phòng khám phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên, giường bệnh và nguồn cung cấp thiết yếu.
Ở các nước khác của châu Phi, cơ sở vật chất y tế không được như Nam Phi.
Tiến sĩ Richard Lessells, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, cho hay: "Chúng tôi đang cố gắng nhấn chuông báo động và bày tỏ quan điểm rằng chúng tôi cần giúp đỡ. Đây là một đại dịch toàn cầu và nếu chúng ta để các nước châu Phi tự giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ gặp phải rắc rối lớn".
Người đội sừng bò ở Đồi Capitol muốn làm chứng chống Trump Chansley, người đội mũ sừng bò xông vào tòa nhà quốc hội hôm 6/1, sẵn sàng làm chứng trong phiên tòa xét xử Trump của Thượng viện. Albert Watkins, luật sư bào chữa cho Jacob Chansley, hôm 28/1 cho biết thân chủ sẵn sàng làm chứng rằng anh ta đã được cựu tổng thống Donald Trump khuyến khích xông vào tòa nhà quốc...