Ảnh: Cô gái 9X gốc Việt từng bị xâm hại được đề cử Nobel Hòa bình
Là người may mắn sống sót sau khi bị xâm hại tình dục, Amanda Nguyễn đã quyết định soạn thảo “Dự luật bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân bị xâm hại tình dục” để bảo vệ những người gặp trường hợp giống như cô. Chính từ những đóng góp và nỗ lực đáng quý đó, cô đã nhận được đề cử cho giải Nobel Hòa bình danh giá.
Từng là nạn nhân của nạn tấn công tình dục nhưng thay vì giữ im lặng, Amanda Nguyen quyết định phải lên tiếng không chỉ cho bản thân mà cho toàn thể những nạn nhân của tệ nạn này.
Vào năm 2013, khi còn đang học tại trường ĐH Harvard (bang Massachusetts, Mỹ), Amanda Nguyen đã bị một sinh viên khác tấn công tình dục.
Ngay sau vụ việc, cô tự tìm hiểu và biết rằng, thời hạn xét xử một vụ án hiếp dâm là 15 năm.
Trong khi luật tiểu bang lại quy định các tài liệu điều tra giúp truy tố thủ phạm sẽ bị hủy sau 6 tháng, nếu nạn nhân không làm đơn gia hạn.
Video đang HOT
Cảm thấy đây là một quy định cực kỳ bất cập, Amanda đã quyết định phải hành động.
Không lâu sau đó, cô cùng với những người bạn của mình nghiên cứu và đưa ra một dự luật mới vào năm 2016 mang tên Bộ Luật Quyền Của Nạn Nhân Tấn Công Tình Dục (Sexual Assault Survivors’ Bill of Rights).
Mục đích của dự luật này là tạo ra sự thống nhất trong các thủ tục pháp lý để quá trình truy tố tội phạm tình dục có thể diễn ra suôn sẻ và chặt chẽ, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân.
Vào tháng 10.2016, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định thực hiện dự luật của Amanda, sau khi được Quốc hội chấp thuận.
Bắt đầu từ Massachusetts, dần dần, dự luật này đã được thông qua tại nhiều bang khác ở Mỹ.
Amanda giờ đây đã lấy chính những tổn thương của mình và biến chúng thành sức mạnh để có thể giúp đỡ thêm nhiều người khác.
RISE – tổ chức phi lợi nhuận do cô sáng lập nhằm bảo vệ những người từng bị tấn công tình dục ngày càng lớn mạnh và nhận được sự ủng hộ. Nghị sĩ California Mimi Walters và Zoe Lofgren đề cử Amanda Nguyen, 26 tuổi, cho giải Nobel Hòa bình hồi tháng 5 nhưng thông tin được công bố vào cuối tháng 6.
Với những hoạt động tích cực của mình trong việc chống lại nạn tấn công tình dục, Amanda Nguyễn – cô gái gốc Việt 26 tuổi đã vinh dự được đề cử giải Nobel Hòa bình. Quá trình xem xét các ứng viên và trao giải Nobel Hòa bình được thực hiện ở Na Uy. Các đề cử phải được gửi đến Ủy ban Nobel Na Uy trước ngày 1.2.2019. Ủy ban không công khai bình luận về người được đề cử.
Theo Danviet
Nobel Hòa bình được trao cho chiến dịch bãi bỏ vũ khí hạt nhân
Chiều ngày 6.10 (giờ HN), Ủy ban Nobel Na Uy đã công bố chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2017, một trong những giải thưởng thường gây chú ý và tranh cãi nhất trong hệ thống giải Nobel.
Thông báo của Ủy ban Nobel cho biết việc trao giải cho Chiến dịch Quốc tế nhằm Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) vì "nỗ lực của họ nhằm thu hút sự chú ý đối với các thảm họa do sử dụng vũ khí hạt nhân; và vì thành công đột phá để đạt được hiệp ước cấm phổ biến loại vũ khí hủy diệt này".
Theo ủy ban Nobel, một số nước đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân. Việc ngày càng nhiều nước sản xuất vũ khí hạt nhân, điển hình như Triều Tiên, là một mối nguy hiểm thực sự. Loại vũ khí này dấy lên mối đe dọa thường trực đối với nhân loại và toàn bộ sinh vật trên trái đất.
Theo ủy ban này, ICAN đã nỗ lực thúc đẩy một lệnh cấm ràng buộc pháp lý về vũ khí hạt nhân. Công việc vận động đạt nhiều kết quả tích cực. Đến ngày 7.7.2017, 122 nước thành viên Liên Hợp Quốc đã tham gia Hiệp ước về Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt nhân và 50 nước đã chính thức phê chuẩn nó.
Tổ chức ICAN là một liên minh giữa gần 470 nhóm phi chính phủ hoạt động ở hơn 100 quốc gia. Nó được chính thức thành lập năm 2007, trụ sở chính hiện đặt ở Geneva, Thụy Sĩ. ICAN cho biết sứ mệnh của họ là chuyển hướng trọng tâm từ những cuộc tranh cãi về giải trừ quân bị sang thảm họa tàn khốc mà con người phải đối mặt nếu bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân, các hậu quả về y tế và môi trường...
Trước đó, truyền thông phương Tây đã đăng tải một số nhân vật sáng giá cho giải Nobel Hòa bình như Mohammad Javad Zarif (ngoại trưởng Iran) Federica Mogherini (Cao ủy Đối ngoại của Liên minh châu Âu) vì nỗ lực thúc đẩy ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran. Sự lựa chọn này được coi là nhằm gửi tín hiệu mạnh mẽ đến Tổng thống Mỹ Donald Trump vì ông muốn phá vỡ thỏa thuận.
Cao ủy Liên Hợp Quốc phụ trách vấn đề người tị nạn Filippo Grandi cũng là một nhân vật được nhắc đến do nỗ lực của ông trong giai đoạn khủng hoảng tị nạn quy mô chưa từng có tiền lệ những năm qua.
Từ năm 1901 đến 2016, giải Nobel Hòa bình được trao 97 lần cho các cá nhân và nhóm. Vào năm ngoái (2016), Ủy ban Nobel Na Uy quyết định trao giải cho Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos nhờ đàm phán thành công thoả thuận hoà bình với lực lượng nổi dậy FARC, chấm dứt nhiều thập kỷ bất ổn ở nước này.
Theo Danviet
Nobel Hòa bình 2017 xướng tên Chiến dịch xóa bỏ vũ khí hạt nhân Vào đúng 4 giờ chiều ngày 6/10 giờ Việt Nam, Ủy ban Nobel đã công bố chủ nhân của Giải Nobel Hòa bình 2017. Theo đó, giải thưởng danh giá này đã thuộc về Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN). ICAN - chủ nhân của giải Nobel Hòa bình 2017 (Ảnh: The Indian Express) Các thành viên của...