Ảnh, clip: Hơn 500 thanh niên phật tử đến đảo Lý Sơn hưởng ứng trào lưu dọn rác
Hương ưng trao lưu don rac, cac thanh niên phật tử Viêt Nam tư khăp ba miên đã cùng nhau đên chung tay thu dọn rác ở bãi biển huyện đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi).
Những ngày qua, trào lưu “ ChallengeForChange – Thử thách dọn rác” đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trào lưu này cũng đã và đang thực sự lan tỏa khi được nhiều bạn trẻ ở các tỉnh thành phố như TP.HCM, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long… hưởng ứng tích cực.
Dịp cuối tuần, du khách đến đảo Lý Sơn tăng đột biến, kéo theo đó là một lượng lớn rác thải phát sinh không được thu gom kịp thời. Trong đó, loại rác thải nhựa bị vứt bừa bãi phát tán khắp nơi, ảnh hưởng đến mỹ quan và môi trường biển. Rác có ở khắp nơi, dọc theo các tuyến kè quanh đảo hay các điểm du lịch nổi tiếng như hang Câu, cổng Tò Vò, chùa Hang, chùa Đục…
Xuất phát từ thực trạng đó, hơn 500 thanh niên thuộc chúng thanh niên Phật tử Phật Quang đến từ 3 miền Tổ quốc đã ra quân, tham gia nhặt rác, làm sạch khu vực cổng Tò Vò.
Dọc theo tuyến kè ra cổng Tò Vò ngập tràn rác, chủ yếu là các chai nhựa, túi nilon bi du khách, người dân sử dụng xong vứt xuống biển. Theo PV ghi nhận, hiện các điểm du lịch của huyện đảo Lý Sơn rất ít thùng đựng rác.
“Nhiều du khách về đây thường vứt rác bừa bãi, vỏ hộp đựng thức ăn, túi nilon rơi vãi rất nhiều. Loại rác này nếu không được thu gom sẽ phát tán khắp nơi rất nhếch nhác, gây ô nhiễm môi trường biển”, chị Hải Yến (Hà Nội) chia sẻ.
Rác để lâu ngày tạo thành mảng dưới mặt nước.
Các bạn trẻ phân loại rác trước khi cho vào bao đựng rác để đưa đi xử lý. Vì nhiều loại rác khác nhau có thể tái chế được thì sẽ được phân loại riêng…
Ngoài ra còn có nhiều Tăng ni và người dân trên đảo cũng tham gia vào hoạt động nhặt rác tại đây.
Thượng tọa Thích Chân Quang (Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang- Vũng Tàu) chia sẻ: “Hiện nhiều bãi biển trên khắp thế giới bắt đầu bị rác nhựa tấn công, đe dọa đến sự sống của muôn loài và nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nên khi về đây, thầy và các bạn trẻ thuộc thanh niên phật tử Phật Quang đã cùng nhau nhặt rác, tạo một môi trường xanh, sạch đẹp cho biển đảo quê hương”.
Cặm cụi phân loại rác thải tại khu vực thắng cảnh cổng Tò Vò, anh Lê Quang Huy (TP.HCM) bay to: “Đảo Lý Sơn rất đẹp, được biết đến như là hòn đảo đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên, một bộ phận người dân và du khách vẫn còn vứt rác bừa bãi ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan, môi trường. Vì vậy, chung tôi tham gia chương trình “Chung tay nhặt rác để bảo vệ môi trường” với mục đích giữ cho biên đảo quê hương luôn sạch đẹp”.
Chiến lợi phẩm sau khi các bạn trẻ chung tay dọn rác. Dù trời khá nắng và oi bức nhưng nụ cười luôn hiện trên môi của nhiều bạn trẻ khi vừa hoàn thành xong công việc dọn rác của mình. Qua đây nhóm bạn trẻ cũng muốn gửi thông điệp: “Mong muốn mỗi người sẽ ý thức hơn về trách nhiệm của mình với môi trường. Hành động đó sẽ lan tỏa để nhiều người cùng tham gia, giữ gìn cảnh quan tươi đẹp của đất nước hơn”.
Bờ kè đã sạch đẹp sau khi được dọn dẹp.
Theo Danviet
Quảng Ngãi đề nghị hỗ trợ 90 tỉ đồng phòng, chống hạn và xâm nhập mặn
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trên các sông suối trong tỉnh thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 50%.
Nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trên các sông suối ở Quảng Ngãi thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 50%
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 6.3 cho biết UBND tỉnh đã có tờ trình đề nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 90 tỉ đồng để thực hiện công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn, phục vụ dân sinh và sản xuất vụ đông xuân 2018 - 2019.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trên các sông suối trong tỉnh thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 50%. Vì vậy, trong vụ đông xuân 2018 - 2019, diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có khả năng bị hạn là 6.000 ha (3.400 ha lúa và 2.600 ha cây trồng khác), khoảng 8.000 người dân thiếu nước sinh hoạt và 8.000 vật nuôi thiếu nước uống.
Ngoài việc đề nghị hỗ trợ kinh phí, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cũng đã ban hành phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn, phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp năm 2019. Theo đó, một số giải pháp cụ thể được đưa ra là tận dụng tối đa nguồn nước mặt, nước ngầm, nước hồi quy để trữ vào các ao, hồ, kênh chìm, kênh tiêu... phục vụ chống hạn kịp thời, hiệu quả; điều tiết, phân phối nước kịp thời đến các vùng bị hạn, áp dụng biện pháp tưới luân phiên, tưới ướt - ráo, ưu tiên vùng xa tưới trước, vùng gần tưới sau, bảo đảm nước theo nhu cầu và phù hợp với thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây trồng; ưu tiên cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nước uống cho gia súc và các vùng lúa trọng điểm của tỉnh.
Đối với những vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt như huyện đảo Lý Sơn, khu đông Bình Sơn, các xã ven biển H.Mộ Đức, Đức Phổ: kéo dài tuyến ống của những công trình cấp nước sinh hoạt tập trung để cấp cho những khu vực xung quanh đang thiếu nước, sử dụng các phương tiện lưu động cung cấp nước cho người dân các khu vực không có nước ngọt phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
Đối với những vùng sản xuất thường xuyên bị hạn hán, nhất là vùng có chân ruộng cao, nằm ở vùng cuối kênh thủy lợi, phải có kế hoạch chuyển đổi sang cây trồng cạn sử dụng ít nước tưới để tiết kiệm nước, giảm thiểu thiệt hại...
Theo Thanhnien
Bền bỉ hành trình 10 năm sẻ chia Tết ấm Bắt đầu từ Sìn Hồ (Lai Châu) và Đại Lộc (Quảng Nam) từ năm 2010, cho đến nay, chương trình Tết An Bình đã trải qua chặng đường 10 năm với địa bàn hoạt động lan rộng ra nhiều tỉnh thành, hạng mục tài trợ ngày càng đa dạng hơn, mang nhiều ý nghĩa hơn và giá trị đóng góp ngày càng lớn...