Ảnh, clip: Chanh đào ghép cần thăng dáng long độc nhất vô nhị
Với phương pháp ghép chanh đào vào gốc cần thăng cổ thụ, một nhà vườn ở Văn Giang ( Hưng Yên) đã tạo ra một sản phẩm cây chanh đào ghép cần thăng bonsai dáng long độc đáo có một không hai ở Việt Nam được nhiều khách mua với giá hơn chục triệu đồng/gốc.
Video: Ngắm chậu chanh đào ghép cần thăng dáng long độc nhất vô nhị.
Với ý nghĩ táo bạo khi thử nghiệm ghép chanh đào vào gốc cần thăng cổ thụ, anh Hoàng Đình Chính đã cho ra đời chậu chanh đào cần thăng bonsai mang thương hiệu của riêng mình.
Để có được một chậu chanh đào ghép cần thăng như thế này, người nghệ nhân đã tỉ mỉ vận dụng sự khéo léo, sáng tạo của mình chăm sóc khoảng 3 năm mới cho ra cây phục vụ người chơi.
Anh Chính cho biết: “Cây chanh đào ghép cần thăng mất 3 năm tạo tán, lấy cây cần cắt mắt sau đó đưa mắt chanh vào ghép. Khi cây phát triển lên mầm thì bắt đầu đưa dây vào uốn để được thế theo ý của mình. Lúc tạo tán xong thì mới bắt đầu lấy quả”.
Theo anh Chính, cây cần thăng và cây chanh đào đều có đặc tính sinh trưởng giống nhau. Cây cần thăng là loài cây gỗ lớn, sống trong tự nhiên có thể cao tới 20 – 25m, nên khi ghép vào các mắt chanh đào sẽ hợp và phát triển được. Kỹ thuật ghép chỉ cần học qua, ai cũng có thể làm, nhưng để ghép được một cây có thế, tán đẹp như ý muốn thì cần phải là người có năng khiếu và tay nghề cao mới có thể làm được. Ngoài ra, khi ghép xong, người trồng phải thường xuyên tỉa tót, chăm sóc, bởi cành cần thăng phát triển rất nhanh, cành sẽ đâm tua tủa ra các hướng làm mất thế cây, mọc chen vào cành chanh đào.
Những quả chanh đào chín đỏ tạo nên cho cây cần thăng một sức sống mới. “Loại cây này mang ý nghĩa cho sự may mắn, sung túc, đủ đầy nên khách rất thích, nhiều đã đến đặt mua để chơi Tết với giá 15 triệu đồng, nhưng tôi chưa bán”, anh Chính chia sẻ.
Sau hơn 3 năm ghép, chăm sóc cẩn thận, đến nay anh Chính đã có một sản phẩm hoàn chỉnh là một cây chanh đào sum suê quả xen lẫn các cành cần thăng xanh mướt tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho cây.
Để có được cây chanh đào bonsai như này anh Chính đã mày mò tìm hiểu tập tính của từng loại cây. “Khi đã nắm bắt được thời tiết, tập quán sinh trưởng của cây chanh nên đã đưa cây vào ép quả muộn so với các loại chanh khác, thời gian đậu quả lùi sâu hơn về tết, và tôi đã đưa thành công cây này chín đúng vào dịp tết”, anh Chính nói.
Một cây chanh đào ghép cần thăng này có thể trưng tết đến tháng 3 âm lịch. Khi đó cây sẽ tiếp tục đậu quả và phát triển, người chơi có thể chăm sóc bình thường để năm sau có thể trưng tiếp.
Hiện nay, ngoài chậu chanh đào ghép cần thăng bonsai thì trong vườn nhà anh Chính còn nhiều loại cây cảnh khác như bưởi cổ thụ bonsai, đu đủ bonsai…
Theo danviet.vn
500 đồng một kg rau Đà Lạt
Nhiều nhà vườn đứng ngồi không yên vì giá rau giảm mạnh, thậm chí chỉ còn vài trăm đồng một kg dù đã gần Tết.
Giá giảm nhiều nhất là các loại rau ăn lá. Hiện tại rau xà lách mỡ tại Đơn Dương có giá 500 đồng một kg nhưng vẫn khó tiêu thụ. Các loại xà lách khác như lô lô, xoăn giá rẻ đến mức không đủ chi phí thu hoạch. Nhiều nhà vườn chấp nhận giá nào cũng bán để dọn vườn canh tác lứa mới nhưng cũng không ai mua nên đành nhổ bỏ và cho bò ăn.
Tương tự, cải dưa - một món rất thông dụng trong thực phẩm ngày Tết nhưng hiện người trồng cũng chỉ bán được 600 đồng một kg, ngò tây 800-1.000 đồng, một số loại khác như cải cúc, bó xôi giá cũng rẻ.
Nông dân thu hoạch cần tây ở Đà Lạt. Ảnh: Quốc Dũng.
Theo lý giải, giá giảm vì nguồn cung dồi dào khi mùa này sản lượng rau ăn lá có thể tăng gấp đôi, ba so với những tháng mưa, trong khi thời gian canh tác cũng chỉ từ 30-40 ngày. Chưa kể, năm nay thời tiết thuận, nông dân các tỉnh, thành đều có thể trồng rau xanh nên sản lượng càng dư thừa trên diện rộng. Nhiều nhà vườn trồng rau tại huyện Đơn Dương cho biết, giá bắt đầu giảm từ khi kết thúc mùa mưa - vào giữa tháng 11 cho tới nay.
Không riêng các loại rau ăn lá ngắn ngày, khoai tây Lâm Đồng cũng rẻ hơn rất nhiều. Khoai tây chính vụ là từ nửa cuối tháng Giêng đến đầu tháng 3 Âm lịch nên trước Tết - đầu vụ thường giá rất cao, 17.000-22.000 đồng mỗi kg. Thế nhưng, năm nay, từ đầu tháng Chạp, giá đã giảm mạnh từ 23.000 còn 11.000 đồng mỗi kg.
Nhiều nhà vườn cho rằng, giá giảm do lượng nhập khẩu nhiều trong khi khoai tây trong nước bắt đầu vào vụ thu hoạch. Theo thống kê qua nhiều năm, diện tích khoai tây ở Lâm Đồng chủ yếu canh tác trong vụ đông xuân và sản lượng khoảng 35.000-40.000 tấn một năm. Do yếu tố canh tác nên nhiều thời điểm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu, đặc biệt với khoai tây chế biến thực phẩm ăn nhanh.
Lâm Đồng là vựa rau lớn nhất nước. Thống kê cho thấy, tỉnh hiện có trên 25.000 ha diện tích trồng rau, hoa, sản lượng đạt 2,6 triệu tấn, trong đó, khoảng 1 triệu tấn tập trung ở huyện Đơn Dương. Nhưng chỉ khoảng 15% sản lượng rau của Lâm Đồng được tiêu thụ qua mạng lưới hợp đồng nên hay bị ảnh hưởng về giá.
Theo vnexpress
Làm chậu kiểng mùa bán Tết Gần Tết, nhu cầu mua sắm cây cảnh để trang trí tăng cao. Đây là dịp những người làm nghề đúc chậu kiểng tăng tốc cho kịp những đơn hàng. Để đúc chậu, người thợ phải ốp cát thành bầu định hình sẵn kích thước chậu. Sau đó, trộn cát, xi măng với tỷ lệ nước vừa phải để đổ lên bầu cát....