Ảnh chụp nội các mới của Nhật Bản bị chê ‘cẩu thả’, phải chỉnh sửa
Chánh văn phòng nội các Nhật bản Hayashi Yoshimasa xác nhận ảnh chụp thành viên nội các đã qua một số chỉnh sửa, trước khi chính phủ đăng tải.
Ông Hayashi đề cập thông tin này sau khi một số hãng truyền thông đưa tin hình ảnh do các phóng viên chụp có những chi tiết khác với ảnh được Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản đăng tải, The Japan Times đưa tin ngày 7.10.
Theo đó, bức ảnh gốc cho thấy phần nhỏ áo sơ mi trắng của Thủ tướng Ishiba Shigeru và Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani Gen lộ ra ở khu vực trên thắt lưng, trong khi ảnh do chính phủ đăng tải thì phần áo sơ mi đã được che kín. Ngoài ra, vị trí của một số bộ trưởng cũng đã xê dịch đôi chút để nổi bật hơn.
Khi mới được công bố, ảnh gốc đã gây ra nhiều ý kiến châm biếm sự “cẩu thả” khi chụp.
Video đang HOT
Phần áo sơ mi bị lộ ra (ảnh trái, vòng đỏ) của Thủ tướng Ishiba Shigeru và Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani Gen đã được chỉnh sửa. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH THE JAPAN TIMES
Chánh văn phòng nội các Hayashi nói rằng không chỉ có ảnh chụp thành viên nội các nêu trên, hình ảnh tại các sự kiện chính thức ở Văn phòng Thủ tướng sẽ được lưu giữ trong nhiều năm tới, do đó một số hình ảnh đã được chỉnh sửa để phù hợp.
Ông Ishiba Shigeru được chính thức bổ nhiệm làm tân Thủ tướng Nhật Bản vào ngày 1.10 và nội các mới của chính phủ đã có cuộc họp đầu tiên vài ngày sau đó. Ông Ishiba đã thông báo sẽ tổ chức tổng tuyển cử sớm vào ngày 27.10.
Hồi tháng 3, những nghi vấn và tranh cãi về chỉnh sửa ảnh đã xảy ra ở Hoàng gia Anh, khi Vương phi Kate đăng ảnh chụp cùng 3 người con. Các hãng truyền thông sau đó phát hiện những chi tiết bất hợp lý và có dấu hiệu chỉnh sửa ảnh, theo The Independent.
Cơn bão truyền thông xảy ra sau đó và Vương phi Kate ngày 11.3 phải lên tiếng xin lỗi vì đã chỉnh sửa ảnh. “Giống nhiều nhiếp ảnh gia nghiệp dư, tôi thi thoảng tự chỉnh sửa ảnh. Tôi muốn xin lỗi nếu bức ảnh gia đình chúng tôi chia sẻ ngày hôm qua gây ra bất cứ nhầm lẫn nào”, bà nói.
Nhật Bản: Đảng LDP chốt danh sách các ứng cử viên Chủ tịch đảng
Ngày 12/9, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản đã ấn định danh sách các ứng cử viên cho vị trí Chủ tịch với 9 người.
Đây là số lượng ứng cử viên nhiều nhất tại một cuộc bầu cử người đứng đầu LDP kể từ khi Nhật Bản áp dụng quy định về số lượng người giới thiệu vào năm 1972.
Bộ trưởng Kỹ thuật số Nhật Bản Taro Kono chính thức tuyên bố sẽ tham gia tranh cử Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền trong cuộc họp báo ở Tokyo ngày 26/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sáng 12/9, Ủy ban bầu cử LDP đã tuyên bố chấp nhận hồ sơ của các ứng cử viên cho chức chủ tịch của đảng này, theo đó danh sách cuối cùng là 9 ứng cử viên gồm Chánh văn phòng Nội các Hayashi Yoshimasa, Tổng thư ký LDP Motegi Toshimitsu, Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono, cựu Bộ trưởng Môi trường Koizumi Shinjiro, Bộ trưởng An ninh kinh tế Sanae Takaichi, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba, cựu Bộ trưởng An ninh kinh tế Takayuki Kobayashi, cựu Chánh Văn phòng Nội các Katsunobu Kato và Ngoại trưởng Yoko Kamikawa.
Theo quy chế của LDP, để có thể trở thành ứng cử viên tham gia tranh cử Chủ tịch LDP, các ứng cử viên phải đáp ứng một "điều kiện cứng" là được đủ 20 đảng viên là nghị sĩ LDP trong Quốc hội giới thiệu. Vào thời điểm LDP được thành lập năm 1955, không có quy định nào được đưa ra liên quan đến số lượng người giới thiệu.
Đến năm 1972, để tránh tình trạng có quá nhiều ứng cử viên đăng ký gây khó khăn cho công tác bầu cử, LDP đã bổ sung thêm quy định mỗi ứng cử viên phải có ít nhất 10 đảng viên là nghị sĩ giới thiệu.
Mức chuẩn này lần lượt được điều chỉnh lên các mức 20, 50 và 30 người, lần lượt trong các năm 1978, 1982 và 1989. Con số 20 đảng viên nghị sĩ giới thiệu được ấn định từ năm 2001 đến nay, nhằm đáp ứng yêu cầu của số đảng viên trẻ tham gia tranh cử.
Cuộc bầu cử Chủ tịch LDP lần này đã ghi nhận số lượng ứng cử viên đông nhất kể từ năm 1972, vượt xa con số 5 ứng cử viên tại các cuộc bầu cử Chủ tịch LDP hồi năm 2008 và năm 2012. Về thể thức bầu cử, nếu một ứng cử viên giành được đa số (quá bán) trên tổng số phiếu bầu hợp lệ sẽ trúng cử Chủ tịch LDP.
Trong trường hợp không có ứng cử viên nào giành được đa số, cuộc bầu cử sẽ có thêm "vòng quyết định" giữa 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất ở vòng đầu. Với việc có tới 9 ứng cử viên tham gia tranh cử, nhiều khả năng số phiếu bầu ở vòng đầu sẽ bị phân tán và cần thêm "vòng quyết định" để chọn ra người đứng đầu mới của đảng cầm quyền tại Nhật Bản.
Theo kế hoạch, chiều 12/9, các ứng cử viên sẽ có bài phát biểu chính thức trở thành ứng cử viên. Sau đó một ngày, các ứng cử viên sẽ tham gia họp báo chung, khởi động các cuộc vận động tranh cử để thu hút sự ủng hộ của cử tri cho đến trước ngày bỏ phiếu là 27/9.
Dự kiến, trọng tâm các vấn đề được các ứng cử viên đề cập bao gồm cải cách chính trị nhằm khôi phục niềm tin của người dân sau vụ bê bối quỹ chính trị; các biện pháp an sinh xã hội như đối phó với tình trạng giá cả leo thang, tỷ lệ sinh giảm, phát triển kinh tế địa phương... cũng như các chính sách đối ngoại và an ninh.
Nhật bản lên tiếng về vụ công dân bị cáo buộc làm gián điệp tại Belarus Đêm 4/9, Đài truyền hình quốc gia Belarus phát sóng một chương trình đặc biệt, trong đó cho biết một công dân Nhật Bản đã bị bắt giữ từ tháng 7 vừa qua do bị nghi ngờ thu thập thông tin tình báo. Hôm nay, đại diện của Chính phủ Nhật Bản đã chính thức lên tiếng về vấn đề này. Chương trình...