Anh: Chính sách ‘phong tỏa vì khí hậu’ của thành phố Oxford gây tranh cãi
Kế hoạch xử phạt các cư dân đi lại quá thường xuyên bên ngoài khu vực họ sinh sống của giới chức thành phố Oxford (Anh) đang gây tranh cãi gay gắt.
Cầu Swinford Toll ở thành phố Oxfordshire. Ảnh: AFP
Tuần trước, Hội đồng Hạt Oxfordshire đã thông qua sáng kiến hạn chế việc đi lại cá nhân của cư dân thành phố Oxford để chống lại vấn nạn biến đổi khí hậu.
Thông tin về hệ thống “ bộ lọc giao thông” trên đã lan truyền nhanh chóng và bị các nhà hoạt động lên án như là chính sách phong tỏa thời đại dịch COVID-19.
Theo đó, thành phố Oxford sẽ được chia thành 6 “khu vực 15 phút”, chứa tất cả các cơ sở phục vụ nhu cầu thiết yếu mà người dân có thể tiếp cận trong vòng 15 phút. Ngoài ra, các cư dân cần đăng ký biển số ô tô cá nhân để giới chức giám sát hoạt động đi lại của họ thông qua mạng lưới camera. Họ được phép di chuyển không giới hạn trong “khu vực 15 phút” của mình, nhưng để lái xe qua các khu vực khác thì cần phải xin phép.
Kể cả xin giấy phép, họ cũng chỉ được đi đến các khu dân cư khác trung bình hai ngày mỗi tuần. Những người vượt quá số lượng sẽ bị xử phạt khoảng 85 USD.
Video đang HOT
Hàng ngàn cư dân đã bày tỏ lo ngại về dự án này. Trên 1.800 người đã ký vào bản kiến nghị vì cho rằng biện pháp này thực sự sẽ gây thêm tắc nghẽn. Tuy nhiên, Giám đốc chiến dịch Liveable Streets, ông Zuhura Plummer lại khẳng định sáng kiến đó sẽ cứu mạng sống của nhiều người, cũng như làm cho thành phố Oxford trở nên dễ chịu hơn bây giờ.
Ông Plumme đã trích dẫn một bản phân tích cho biết nếu triển khai “bộ lọc”, lưu lượng giao thông sẽ giảm hơn 35%, tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ giảm 9%, trong khi xe buýt sẽ di chuyển nhanh hơn 15% và ô nhiễm không khí giảm 91%.
Ngoài ra, thành phố này cũng sẽ có thêm nguồn thu tài chính từ khoản tiền phạt có thể lên tới 1,3 triệu USD mỗi năm.
Trong số những sáng kiến để giới chức Oxford ngăn chặn biến đổi khí hậu, ngoài lệnh “phong tỏa vì khí hậu”, lệnh cấm sử dụng phương tiện cá nhân và ăn thịt đỏ cũng bị dư luận lên án.
Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu sẽ ngày càng trầm trọng
Châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế.
Do đó, dự báo khủng hoảng khí đốt của EU sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Theo hãng tin n-tv.de (Đức), Đức tuyên bố sẽ tăng đáng kể thuế đối với điện và năng lượng sưởi ấm. Đối với khí đốt, người dùng sẽ phải trả thêm 54% và đối với điện, tỷ lệ thậm chí nhiều hơn là 61%. Thay đổi thuế này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2023. Các nhà cung cấp năng lượng giải thích quyết định trên là do Nga ngừng cung cấp khí đốt thông qua đường ống dẫn khí đốt Nord Stream, vốn bị hư hại.
Do đó, cũng như các biện pháp trừng phạt mà Ba Lan áp đặt đối với đường ống dẫn khí đốt Yamal-châu Âu, thị phần của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu đã giảm từ 40% xuống còn 9%. Hiện tại, khí đốt Nga được cung cấp cho châu Âu thông qua hệ thống trung chuyển khí đốt (GTS) ở Ukraine và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
Châu Âu đang tìm cách thay thế khí đốt qua đường ống của Nga bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Trung Đông. Sebastian Gulbis, một chuyên gia tại công ty tư vấn Enervis có trụ sở tại Berlin, cho rằng nhu cầu LNG ngày càng tăng của châu Âu đang dẫn đến tình trạng thiếu các cơ sở tái hóa khí và kho cảng LNG ở châu Âu. Lượng khí mà các nước sản xuất LNG không thể tăng nhanh và cũng không thể đáp ứng nhu cầu.
Ngoài ra, châu Âu thiếu các đường ống dẫn khí để bơm khí đốt từ các cảng tái hóa khí, hiện nằm chủ yếu ở bờ biển Địa Trung Hải, vào sâu trong lục địa. Nhu cầu đang vượt xa nguồn cung, điều này đang đẩy giá LNG lên cao.
Một vấn đề khác là trong hai thập kỷ qua, châu Âu đặt mục tiêu chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế, chủ yếu là hydro. Theo quan điểm của ông Gulbis, Qatar đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ ba thế giới và nước này sẵn sàng thay thế nguồn cung khí đốt của Nga ở châu Âu, nhưng nhấn mạnh vào các thỏa thuận dài hạn. Nhưng EU lại chưa sẵn sàng kí các thỏa thuận dài hạn về nguồn cung cấp khí đốt từ Qatar.
Trong khi đó, tương lai hydro của châu Âu vẫn còn là một câu hỏi. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2030, mức tiêu thụ hydro của thế giới sẽ vào khoảng 90 triệu tấn mỗi năm. Và đến năm 2050, nó sẽ tăng lên gần 300 triệu tấn.
Gần đây, Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck đã ký một thỏa thuận với Canada để cung cấp cho Berlin một lượng hydro xanh đáng kể từ năm 2025. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Canada vẫn chưa có bất kỳ cơ sở hạ tầng nào để sản xuất hydro, chẳng hạn như: trang trại gió để sản xuất điện xanh, nhà máy phân hủy nước bằng điện phân và khử muối sơ bộ (liên quan đến nước biển).
Hơn nữa, Canada không có hệ thống cung cấp hydro thu được đến các cảng đặc biệt, vốn cũng chưa được xây dựng ở Canada. Một thực tế hiện nay là không có trạm tiếp nhận hydro ở châu Âu, chưa kể đến nhu cầu xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn thống nhất cho việc sản xuất và truyền tải hydro.
Như vậy, châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế. Điều này cũng đang buộc ngành công nghiệp châu Âu phải giảm sản xuất, nguy cơ đến hiện tượng xã hội như thất nghiệp hàng loạt.
Về lâu dài, nhu cầu của châu Âu về hydro đòi hỏi cần có sự đầu tư đáng kể vào việc tạo ra các trạm để tiếp nhận và các đường ống đặc biệt để vận chuyển, vì không thể sử dụng các đường ống dẫn khí hiện có (vốn đã thiếu) do tính đặc biệt của loại khí này.
Trong một kịch bản lạc quan, ngay cả Nga cũng sẽ không thể giúp châu Âu về hydro. Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học kinh tế Andrey Konoplyanik, chuyên gia người Nga trong lĩnh vực năng lượng, không có khả năng nào khác xuất khẩu hydro từ Nga sang châu Âu, ngoại trừ việc trộn nó vào hệ thống GTS hiện có của công ty Gazprom. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi hiện đại hóa tốn kém, thậm chí có thể hủy hoại đường ống và thường tạo ra những hậu quả tiêu cực mang tính hệ thống đối với việc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.
Chạy bộ 4.200 km trong 100 ngày, nỗ lực giúp nâng cao nhận thức về khí hậu Vận động viên người Pháp Nicolas Vandenelsken đang nỗ lực chinh phục thử thách tự đặt ra, đó là hoàn thành 100 cuộc chạy marathon (cự ly 42,2 km) trong vòng 100 ngày, nhằm nâng cao nhận thức về khí hậu. Anh Nicolas Vandenelsken. Ảnh: Twitter Vandenelsken, 30 tuổi, bắt đầu hành trình thực hiện thử thách từ ngày 3/9, đưa anh qua...