Anh cảnh báo thêm 3 triệu chứng nhiễm Covid-19 ít biết đừng bỏ qua
Theo Dịch vụ Y tế Quốc tế (NHS), các triệu chứng phổ biến nhất của người bị nhiễm virus corona gây bệnh hô hấp cấp SARS-CoV-2 Covid-19 là sốt và ho khan liên tục, đau tức ngực – nhưng đây là 3 dấu hiệu ít rõ ràng hơn mà bạn không nên bỏ qua.
Trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus corona, nhiều người Anh đang làm việc tại nhà và chỉ rời khỏi nhà vì một số lý do rất hạn chế.
Nếu họ có bất kỳ triệu chứng nào của virus corona, họ được yêu cầu tự cách ly trong 7 ngày nếu họ sống một mình, hoặc 14 ngày cho cả gia đình nếu họ sống với người khác. Các triệu chứng chính của người nhiễm Covid-19, theo NHS, là nhiệt độ cao và / hoặc ho mới, liên tục.
Để bảo vệ những người khác, bạn được yêu cầu không đến những nơi như bác sĩ gia đình, nhà thuốc hoặc bệnh viện, và chỉ ở nhà.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một 1/6 trong số người nhiễm bị bệnh nặng với Covid-19. Nhưng trong khi một số chỉ gặp các triệu chứng nhẹ, một số cũng không gặp phải bất kỳ triệu chứng chính nào.
Có một số triệu chứng bổ sung mà bạn không nên bỏ qua, vì đó có thể là dấu hiệu của Covid-19. Một trong những dấu hiệu ít được biết đến là đau đầu.
Một nghiên cứu được công bố trên Lancet đã nhấn mạnh đây là một triệu chứng, sau khi 8% bệnh nhân Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc báo cáo đã bị đau đầu.
Một triệu chứng khác bạn không nên bỏ qua là chóng mặt, đã được báo cáo trong một số trường hợp.
Theo Phòng khám Cleveland, những cơn chóng mặt thường xuyên hoặc những cơn chóng mặt rất nghiêm trọng hoặc đột ngột có thể cho thấy nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng hơn.Triệu chứng thứ ba là mất mùi, theo Hiệp hội khứu giác của Anh.
Một số lượng đáng kể bệnh nhân ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Ý bị mất mùi.
Video đang HOT
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học King, London đã xem xét hơn 400.000 người báo cáo về triệu chứng nghi ngờ Covid-19 trên một ứng dụng. Nghiên cứu cho thấy hơn 18% trường hợp báo cáo mất mùi hoặc vị. Tuy nhiên, điều đáng nhớ là mất mùi và vị cũng là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.
Theo danviet.vn
Cô giáo tiếng Anh thoát khỏi cửa tử Covid-19
Đang bình phục sau khi nhiễm nCoV, Maureen Boland, 52 tuổi, giáo viên tiếng Anh trường trung học Abington, không thể quên cơn ác mộng khi nằm viện.
Cô Maureen Boland chia sẻ trải nghiệm điều trị nCoV trong gần một tháng.
Tuần trước, khi nằm trên giường bệnh trong tình trạng khó thở, tôi vô tình thấy mình xuất hiện trong một bài báo của tờ ABC6 ngày 23/3 với tiêu đề: "Xác nhận ca nhiễm Covid-19 tại bang Pennsylvania là bác sĩ gây mê và giáo viên". Nếu có thể, tôi muốn đổi tiêu đề thành: "Tôi là một trong những bệnh nhân may mắn".
Tôi có kết quả dương tính với nCoV, chỉ số men gan tăng cao, phải đặt ống thở vì không thể tự thở nhưng tôi đã chiến thắng tử thần. Hiện tại, tôi dần bình phục nhưng cơn ác mộng về những ngày nằm viện khiến tôi không thể yên giấc. Tôi vẫn đang chiến đấu để hồi phục cả thể chất lẫn tinh thần sau Covid-19.
Ngày 13/3, sau khi trường trung học đóng cửa theo lệnh của chính quyền địa phương, tôi bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh. Khi đang cùng con gái Julia dắt chó đi dạo, tôi cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi. Tôi quay sang nói với con rằng không chắc có thể tự quay về nhà, nhưng tôi đã cố gắng bước từng bước trở về.
Chiều hôm đó, tôi lên cơn sốt với những tràng ho không dứt, những cơn ớn lạnh khắp thân thể còn mình mẩy thì đau nhức. Vì đã tìm hiểu triệu chứng của Covid-19 trên Internet, tôi tin chắc mình đã nhiễm bệnh.
Ngày hôm sau, tôi gọi điện cho bác sĩ riêng nhưng ông ấy nói tôi sẽ không được xét nghiệm nếu chỉ với những triệu chứng kể trên. Thân nhiệt không vượt quá 37,8 độ C, tôi có thể tự thở dù phải chịu đựng sốt và ho.
Tôi đã liên lạc lại với bác sĩ vào ngày 16/3 nhưng vẫn câu trả lời ấy. Tôi sẽ không được xét nghiệm, thậm chí không được nằm viện trừ khi có kết quả dương tính với nCoV. Hôm sau, cơn sốt vẫn không có dấu hiệu suy giảm. May mắn thay, bác sĩ đã gọi điện lại thông báo tôi có thể được xét nghiệm. Mọi vấn đề thay đổi chỉ trong một đêm vì tôi đã 52 tuổi và có tiền sử hen suyễn.
Cô Maureen Boland, 52 tuổi, giáo viên tiếng Anh, đã trải qua một tháng điều trị nCoV. Ảnh: Tyger Williams.
Sáng 18/3, tôi lái xe đến khu vực xét nghiệm Covid-19 tại địa phương. Một nhân viên y tế mặc đầy đủ đồ bảo hộ đã lấy mẫu xét nghiệm dịch mũi và nghe phổi của tôi. Sau khi khám, anh nhìn thẳng vào mắt tôi, bảo đừng quá lo lắng và kê thuốc kháng viêm Prednisone. Kết quả xét nghiệm dự tính có sau bốn ngày.
Tôi đã nghe theo lời khuyên của nhân viên y tế nhưng ngày hôm sau hơi thở trở nên nặng nề, mọi thứ dần tồi tệ. Tôi buồn nôn, mất vị giác và khứu giác. Điều đáng chú ý nhất trong thời gian này là triệu chứng bệnh liên tục biến đổi.
Mỗi buổi tối, tôi thấy tin tức phát trực tiếp về số người nhập viện và số người tử vong tăng cao. Julia gợi ý tôi nên nhập viện. Tôi có thể thấy nỗi hoang mang trong ánh mắt con gái, nó làm tôi sợ hãi tột độ. Bất chấp những lời khẩn nài của người thân, tôi kiên quyết không đến bệnh viện vì sợ những điều đã thấy trên tin tức sẽ ứng nghiệm.
Sáng 21/3, một tuần sau khi bị bệnh, tôi liên lạc cho bác sĩ riêng. Tình hình trở nên nghiêm trọng, tôi gần như không thể nói và thở. Lúc này, bác sĩ nói rằng tôi phải nhập viện cấp cứu.
Chồng tôi, Scott, chở tôi vào một bệnh viện địa phương và tôi phải cách ly ngay. Tôi được dẫn vào căn phòng nhỏ. Nhân viên y tế dùng kim tiêm chọc vào người tôi hết lần này đến lần khác để làm các xét nghiệm và kiểm tra huyết áp. Họ đeo cho tôi máy khí dung và chụp X-quang phổi. Khi bác sĩ hỏi thăm tình trạng, tôi nói mình sợ và không thể thở được. Dù nhân viên y tế làm việc thuần thục bên cạnh, tôi vẫn cảm nhận rằng loại virus mới này chưa được y học khám phá.
Cắm đủ loại dây trên người, tôi nằm đợi kết quả xét nghiệm trong phòng kín trước khi chuyển vào phòng bệnh chính thức. Khi muốn đi vệ sinh, tôi phải nghiên cứu kỹ càng cách cắm các loại dây để có thể cắm chúng trở lại. Tôi xin một chiếc gối nhưng nhân viên y tế bảo không có. Không TV, không đồ ăn, nước uống, cánh cửa thì luôn đóng khiến tôi cảm thấy rất ngột ngạt.
Khi bác sĩ quay lại đem theo kết quả xét nghiệm, anh ấy bảo tôi chính thức được nhập viện. Với tôi, đây không phải tín hiệu tốt. Tôi tưởng suốt thời gian qua đã chống lại nCoV nhưng rồi nhận ra cuộc chiến thực sự mới bắt đầu.
Tất cả năm tháng kiên trì tập thể dục, không hút thuốc, ăn chay, uống vitamin cũng không thể ngăn chặn sự tấn công của loại virus mới. Nghĩ về gia đình, tôi cảm thấy ghét bỏ cơ thể mình vì đã chịu thất bại trước dịch bệnh.
Sau 10 tiếng chờ đợi, tôi được chuyển đến khoa tim mạch, nơi tôi được kiểm tra nhiều hơn. Chỉ số men gan không ngừng tăng cao. Ảnh chụp X-quang cho thấy phổi trái của tôi bị tổn thương nặng. 4h ngày 22/3, tôi có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Vì là giáo viên, tiếp xúc với nhiều học sinh, tôi đã gửi email báo cáo cho trường học để phụ huynh chú ý đến sức khỏe của con.
Bác sĩ khoa Hô hấp và khoa Truyền nhiễm cho biết đang theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh và cân nhắc chuyển tôi đến khoa hồi sức tích cực (ICU), nơi tôi có thể được đặt máy thở. Là người mắc bệnh hen suyễn, một trong những nỗi sợ lớn nhất của tôi là không thể tự thở. Khi nghe bác sĩ thông báo, tôi cảm thấy sợ hãi, chỉ muốn tháo tung các dây dợ trên tay để bỏ trốn.
Maureen Boland chụp ảnh cùng chồng, Scott và hai con gái Julia và Caitlin. Ảnh: Maureen Boland.
Gia đình tôi rơi vào trạng thái căng thẳng. Mọi người muốn chuyển tôi đến bệnh viện thuộc Đại học Pennsylvania vì có khu vực riêng điều trị Covid-19. Tuy nhiên, hai bệnh viện đều từ chối do tình trạng của tôi sẽ nguy hiểm hơn nếu di chuyển.
Chồng vẫn bình tĩnh động viên tôi. Con gái, anh rể, cháu gái của tôi về nhà chuẩn bị đồ dùng cần thiết để mang vào viện. Mặc dù tôi biết nhân viên y tế và gia đình đang cố gắng hết sức, tôi vẫn cảm thấy đơn độc trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
Nằm trong phòng bệnh, tôi tưởng như đang ở trong bể cá. Tôi có thể thấy bác sĩ và nhân viên y tế thảo luận về bệnh tình của mình qua lớp kính. Chúng tôi liên lạc bằng chiếc điện thoại đặt cạnh giường. Khi vào phòng, bác sĩ đeo khẩu trang, kính và quần áo bảo hộ.
Phần đáng sợ nhất là phương pháp điều trị liên tục phải thay đổi vì không ai hiểu rõ về Covid-19. Ban đầu, tôi được cho sử dụng steroid để ngừa viêm nhiễm, rồi bị loại bỏ vì Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo steroid không thể ngăn Covid-19. Tôi được cho dùng máy khí dung để thở tốt hơn nhưng rồi lại bị loại bỏ vì nó không phù hợp.
Gia đình tranh luận với bác sĩ việc có nên cho tôi dùng thuốc hydroxychloroquine, loại thuốc được cho có tiềm năng điều trị Covid-19. Một ngày sau khi phối hợp dùng với kháng sinh, tình hình của tôi đã chuyển biến tích cực. Tôi có thể thở tốt hơn, chỉ số chức năng gan trở lại bình thường. Tôi đã thoát khỏi cửa tử trong gang tấc.
Tối 2/4, tôi được về nhà tự điều trị. Cơ thể tím bầm, bốc mùi sau nhiều ngày không tắm. Tôi đang từ từ hồi phục trong khi ngoài kia số ca tử vong không ngừng tăng. Giờ đây, tôi tự hỏi các bệnh nhân khác trên thế giới liệu có được tiếp cận với y tế và may mắn như mình hay không. Những vết thâm tím trên tay và bụng do kim và tiêm tĩnh mạch IV gây nên nhắc nhở tôi rằng việc được chăm sóc y tế là rất quan trọng và chúng ta thật mong manh tại thời điểm này.
Tú Anh
Xét nghiệm thấy virus corona cả khi người nhiễm chưa phát bệnh Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Newcastle (Anh) đã tìm ra cách xét nghiệm nhanh có thể phát hiện người nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), kể cả khi chưa bộc lộ triệu chứng bệnh. Trong một phòng thí nghiệm xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: SPUTNIK Theo báo Telegraph (Anh), cách xét nghiệm này sử dụng máu, nước bọt hoặc nước tiểu...