Anh cân nhắc trả tiền cho người mắc Covid-19
Chính phủ Anh đang cân nhắc trả 500 bảng (680 USD) cho bất kỳ ai dương tính với nCoV nhằm khuyến khích mọi người xét nghiệm và tự cách ly.
Đề xuất đang được các bộ trưởng Anh thảo luận sau khi nghiên cứu cho thấy chỉ 17% người có các triệu chứng Covid-19 thực hiện xét nghiệm vì lo mất thu nhập nếu phải nghỉ việc để cách ly.
“Muốn tránh tự cách ly hiện là rào cản lớn nhất khi yêu cầu xét nghiệm”, tài liệu chính sách dài 16 trang, do Bộ trưởng Y tế và Chăm sóc Xã hội (DHSC) Matt Hancock vạch ra, cho hay, thêm rằng chỉ 1/4 người tự cách ly tuân thủ đủ 10 ngày và 15% vẫn tiếp tục làm việc.
Người dân đi qua bảng khuyến cáo ở nhà tránh Covid-19 trên đường phố Winchester, Anh. Ảnh: PA .
Theo đề xuất được mô tả là “ưu tiên” của DHSC, bất kỳ ai xét nghiệm dương tính với nCoV, không phân biệt tuổi tác, tình trạng việc làm hoặc khả năng làm việc tại nhà, sẽ đủ điều kiện nhận khoản Thanh toán Hỗ trợ Xét nghiệm và Theo dõi (TTSP).
“Điều này sẽ giúp chính quyền địa phương dễ dàng quản lý, dù sẽ dẫn đến lượng đơn xin hỗ trợ lớn hơn đáng kể so với chương trình hiện tại”, tài liệu cho hay.
DHSC cũng đề nghị cho phép c ảnh sát tiếp cận dữ liệu y tế nhằm trấn áp những người vi phạm cách ly, chấm dứt khoản hỗ trợ cho những người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19.
Kế hoạch TTSP dự kiến được uỷ ban về Covid-19 của chính phủ do Bộ trưởng Văn phòng Nội các Michael Gove xem xét, nhưng có thể vấp phải sự phản đối của Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak do chi phí khổng lồ và ông Hancock sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến nội các căng thẳng để kế hoạch được thông qua.
Theo chương trình hỗ trợ hiện nay của Anh, chỉ những người có thu nhập thấp không thể làm việc tại nhà được nhận TTSP, bao gồm nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, người buôn bán độc lập, các lao động tự do và cha mẹ có con cái được yêu cầu tự cách ly.
Video đang HOT
Giới chức ước tính kế hoạch mới có thể tiêu tốn của chính phủ Anh tới 453 triệu bảng/tuần, gấp 12 lần chi phí hiện nay, nếu nước này ghi nhận 60.000 ca nhiễm mới/ngày.
Anh hiện là vùng dịch lớn thứ năm thế giới, với hơn 3,5 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 94.500 ca tử vong, là nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 73 triệu, xuất hiện chủng nCoV mới tại Anh
Hơn 73 triệu người nhiễm và hơn 1,6 triệu người chết vì nCoV toàn cầu, WHO thông báo xuất hiện chủng mới của nCoV trên 1.000 bệnh nhân tại Anh.
Thế giới ghi nhận 73.148.974 ca nhiễm và 1.627.068 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 556.000 và 8.849 ca trong một ngày, trong khi 51.273.943 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang nắm thông tin về một chủng nCoV mới xuất hiện trên 1.000 người tại Anh, nhưng thêm rằng chưa có bằng chứng cho thấy nó hoạt động khác với những chủng đã được ghi nhận. "Giới chức đang nghiên cứu tầm quan trọng của nó. Chúng tôi đã gặp nhiều biến chủng, loại virus này liên tục phát triển và thay đổi", giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho biết hôm 14/12.
Người dân trên đường phố thủ đô London, Anh, hôm 14/12. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 208.595 ca nhiễm và 1.621 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 16.914.843, trong đó 307.874 người đã chết. Những ngày qua, số ca nhiễm và ca tử vong trong ngày của Mỹ liên tục cao kỷ lục.
Moncef Slaoui, cố vấn Chiến dịch Thần tốc của Mỹ, hôm 13/12 cho biết nước này dự kiến tiêm chủng vaccine Covid-19 cho 100 triệu người vào quý đầu tiên của năm 2021.
Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ hoãn kế hoạch cho ông và các quan chức cấp cao Nhà Trắng tiêm vaccine Covid-19 trong những ngày tới. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Ullyot cho hay các quan chức hàng đầu của ba nhánh chính quyền sẽ nằm trong số những người đầu tiên nhận vaccine Covid-19.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 526 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 181.945. Số người nhiễm nCoV tăng 27.419 trong 24 giờ qua, lên 6.929.409.
Chính phủ Brazil hôm 12/12 đã công bố kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 với mục tiêu ban đầu là tiêm chủng cho 51 triệu người, khoảng 1/4 dân số, trong nửa đầu năm 2021. Bộ Y tế Brazil cho biết thêm 108 triệu liều vaccine sẽ có sẵn để tiêm chủng ưu tiên cho các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm nhân viên y tế, người cao tuổi và cộng đồng bản địa.
Chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro đã chịu áp lực từ các thống đốc bang và thị trưởng thành phố vì không chuẩn bị kịp thời cho việc tiêm chủng hàng loạt hoặc đảm bảo nguồn cung cấp đủ loại vaccine. Bolsonaro cũng nhiều lần hạ thấp đại dịch Covid-19 và tuyên bố sẽ không tiêm vaccine.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 21.768 ca nhiễm và 353 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 9.906.484 và 143.746.
Thủ đô New Delhi đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch, với nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Giới chức New Delhi đã tăng gấp 4 lần tiền phạt với người không đeo khẩu trang, lên 2.000 rupee (27 USD). Theo truyền thông Ấn Độ, Viện Huyết thanh Ấn Độ đã yêu cầu cơ quan quản lý dược phẩm cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Anh báo cáo thêm 20.263 ca nhiễm và 232 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.869.666 và 64.402. Anh hồi tuần trước đã trở thành quốc gia đầu tiên bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 Pfizer-BioNTech tại 73 bệnh viện trên cả nước.
Anh cắt giảm thời gian tự cách ly từ 14 xuống 10 ngày đối với những người đến từ nước ngoài và những người tiếp xúc với các trường hợp dương tính với nCoV từ ngày 14/12. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock tuần qua cho biết dữ liệu Covid-19 cho thấy ca nhiễm đang gia tăng với trẻ em ở độ tuổi trung học và điều này có thể ảnh hưởng đến người lớn tuổi trong những tuần tới.
Đức ghi nhận 18.658 ca nhiễm và 481 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 1.357.141 và 22.887. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho rằng nước này có thể bắt đầu tiêm chủng muộn nhất vào tháng 1/2021.
Chính phủ Đức hôm 13/12 thông báo áp đặt lệnh phong tỏa một phần từ ngày 16/12 nhằm kiềm chế sự lây lan của Covid-19 được cho đang vượt ngoài tầm kiểm soát. Lệnh phong tỏa dự kiến được áp dụng tới ngày 10/1.
Trong bài phát biểu trước quốc hội ngày 9/12, Thủ tướng Angela Merkel yêu cầu Đức áp đặt các biện pháp cứng rắn hơn khi ca tử vong trong một ngày ở mức cao kỷ lục. Bà cho rằng các chỉ dẫn đã được lãnh đạo 16 bang ở Đức đồng ý cách đây hai tuần về cho phép cửa hàng mở cửa nhưng cấm ăn uống trong nhà hàng là không đủ.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 27.328 ca nhiễm nCoV và 450 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số lên lần lượt 2.681.256 và 47.391.
Điện Kremlin cho biết giới chức không có kế hoạch tái áp đặt phong tỏa toàn quốc mà chọn phương án hạn chế theo từng khu vực. Saint Petersburg yêu cầu các quán cà phê, nhà hàng, bảo tàng, nhà hát và phòng hòa nhạc của thành phố đóng cửa trong kỳ nghỉ đón năm mới, từ 30/12 đến 10/1.
Moskva từ đầu tháng 12 bắt đầu tiêm vaccine Sputnik V cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế và giáo viên.
Iran , một trong những vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 52.447 người chết, tăng 251, trong tổng số 1.115.770 ca nhiễm, tăng 7.501. Bộ Y tế nước này hồi đầu tháng cho biết tình trạng lây nhiễm đang chậm lại, với 89/160 thành phố đã được đưa khỏi danh sách những nơi có nguy cơ cao.
Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi cho hay mức độ tuân thủ các biện pháp phòng dịch của công chúng đã tăng lên 90%. Tuy nhiên, hầu hết văn phòng không thiết yếu của chính phủ vẫn bị đóng cửa nhằm ngăn virus lây lan. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết ông đã chỉ đạo Ngân hàng Trung ương nước này cấp ngân sách cần thiết để nhập khẩu vaccine Covid-19.
Hàn Quốc đang đương đầu làn sóng Covid-19 thứ ba khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng mạnh. Nước này báo cáo thêm 718 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 43.484, trong đó 587 trường hợp tử vong, tăng 7 ca so với một ngày trước.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 13/12 cảnh báo rằng các hạn chế ngăn Covid-19 ở nước này có thể được nâng lên mức cao nhất sau khi các ca nhiễm liên tục tăng kỷ lục.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 623.309 ca nhiễm, tăng 5.489, trong đó 18.956 người chết, tăng 137.
Dữ liệu chính phủ cho thấy Indonesia đã đặt hàng được 155,5 triệu liều vaccine và đang tìm mua thêm 116 triệu liều từ Pfizer, AstraZeneca và chương trình COVAX. Nếu các thỏa thuận được thông qua, Indonesia, quốc gia 270 triệu dân, sẽ sở hữu 271,5 triệu liều vaccine, vượt mức đặt ra là 246,6 triệu.
Philippines báo cáo 450.733 ca nhiễm và 8.757 ca tử vong, tăng lần lượt 1.339 và 24 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực. Philippines là một trong những nơi ăn mừng lễ Giáng sinh lâu nhất thế giới, bắt đầu từ tháng 9. Hàng đoàn người đổ về các trung tâm thương mại và mua sắm rộng lớn bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp tại quốc gia Đông Nam Á này.
Doanh nghiệp Anh kêu gọi tăng thời gian chuẩn bị cho giai đoạn hậu Brexit Các nhóm doanh nghiệp Vương quốc Anh kêu gọi chính phủ kéo dài thời gian để họ chuẩn bị cho việc "xứ sở sương mù" rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, sau khi lãnh đạo hai bên đồng ý tiếp tục các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại hậu Brexit. Cờ Anh và cờ EU tại...