Anh cam kết tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người nhập cư bất hợp pháp
Chính phủ Anh ngày 8/2 cho biết người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp ở nước này sẽ vẫn có thể được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mà không bị kiểm tra tình trạng định cư.
Nhân viên y tế tiêm mũi thứ hai vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer- BioNTech cho người dân tại Greater Manchester, Anh, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, tất cả những ai ở Anh đều có thể đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 và chăm sóc y tế miễn phí. Một số thông tin sẽ được Bộ Nội vụ Anh, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý biên giới và điều tra tình trạng nhập cư trái phép, tiếp cận. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã khẳng định với Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) rằng những người được tiêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như được xét nghiệm và điều trị, sẽ không bị kiểm tra tình trạng định cư.
Anh đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hy vọng có thể dập tắt đợt dịch nghiêm trọng hiện nay. Tính đến thời điểm này, hơn 11 triệu người ở Anh đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech hoặc Oxford/AstraZeneca. Chính phủ Anh đặt mục tiêu đến cuối tuần này tiêm phòng cho 15 triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Hiện chưa rõ ở Anh có bao nhiêu người không có tình trạng cư trú hợp pháp. Theo một số nguồn tin, con số này là khoảng 1,3 triệu người.
* Ngày 8/2, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết ông vẫn khuyến cáo sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca do vaccine này cung cấp sự bảo vệ cần thiết chống lại “gần như tất cả” biến thể của virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Phát biểu trên được Bộ trưởng Veran đưa ra khi ông tiếp nhận liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại một cơ sở y tế ở thành phố Melun trong một sự kiện được phát sóng trên truyền hình.
Trước đó cùng ngày, ông Edward Argar – quan chức y tế cấp cao của Anh, đã lên tiếng bảo vệ vaccine ngừa COVID-19 do AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford phát triển, trong bối c ảnh có những ý kiến nghi ngại về tính hiệu quả của loại vaccine này, nhất là sau khi Nam Phi quyết định tạm thời ngừng sử dụng. Ông Argar nêu rõ không có bằng chứng nào về việc vaccine của Astrazeneca không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 khiến người bệnh phải nhập viện điều trị hoặc có nguy cơ tử vong.
* Ngày 8/2, Bộ Y tế Séc cho biết sẽ đưa ra khuyến nghị sử dụng các liệu pháp điều trị COVID-19 có chứa kháng thể casirivimab/imdevimab và bamlavinimab. Cả hai phương pháp điều trị này đang được Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) xem xét cấp phép thông qua.
Bộ Y tế Séc sẽ đợi ý kiến của các chuyên gia tại cơ quan quản lý dược phẩm quốc gia SUKL trước khi công bố quyết định cuối cùng.
Tháng 11/2020, Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với liệu pháp kháng thể COVID-19 của công ty dược phẩm Regeneron Pharmaceuticals. Theo đó, các kháng thể đơn dòng casirivimab/imdevimab được phối hợp sử dụng trong điều trị COVID-19 cho người lớn và trẻ em bị mắc bệnh ở thể nhẹ và trung bình. Hai dòng kháng thể này cũng có thể điều trị cho bệnh nhân có nguy cơ chuyển biến nặng, bao gồm những người trên 65 tuổi và những người mắc bệnh mãn tính. Liệu pháp này sau đó đã được sử dụng để điều trị cho Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump.
Trong khi đó, liệu pháp kết hợp hai kháng thể bamlanivimab và etesevimab của công ty dược Eli Lilly cũng cho thấy hiệu quả trong việc giảm 70% nguy cơ tử vong do COVID-19.
Vaccine Covid-19 AstraZeneca làm giảm lây truyền nCoV
Một nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy vaccine Covid-19 AstraZeneca giảm đáng kể khả năng lây nhiễm nCoV ở những người được tiêm trong ba tháng.
Theo báo cáo được Đại học Oxford công bố trên tạp chí Lancet ngày 3/1, vaccine Covid-19 do trường đại học này phối hợp với AstraZeneca phát triển có thể mang lại "tác dụng đáng kể" với việc ngăn lây nhiễm nCoV và khoảng cách ba tháng giữa các mũi tiêm "không làm giảm khả năng bảo vệ".
Báo cáo cho biết tỷ lệ dương tính với nCoV của các mẫu xét nghiệm lấy từ người đã tiêm vaccine Oxford/AstraZeneca giảm 67%. Một mũi tiêm vaccine này có hiệu quả 76% trong vòng 22-76 ngày sau khi tiêm.
Kết quả nghiên cứu của Đại học Oxford ủng hộ chiến lược tiêm chủng vacicne Covid-19 của chính phủ Anh, theo đó hai mũi tiêm sẽ cách nhau ba tháng. Hiệu quả của vaccine Covid-19 AstraZeneca đạt 82,4% nếu được tiêm nhắc lại sau khoảng thời gian này, song chỉ đạt 54,9% ở những người tiêm nhắc lại sau mũi đầu tiên 6 tuần.
Nghiên cứu mới cho thấy yếu tố tác động đến hiệu quả vaccine là thời gian giữa các mũi tiêm thay vì liều lượng. Các chuyên gia cho biết kết quả với vaccine Covid-19 phù hợp với nghiên cứu về các loại vaccine khác như cúm, Ebola và sốt rét.
Nhân viên y tế Anh tiêm vaccine Covid-19 cho một người đàn ông lớn tuổi. Ảnh: SkyNews.
Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ báo cáo dữ liệu về tác động của vaccine với biến thể nCoV mới trong những ngày tới, kỳ vọng sẽ thu được những phát hiện tương tự các đơn vị phát triển vaccine Covid-19 khác.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock nhận định kết quả của nghiên cứu "rất đáng khích lệ" và "củng cố thêm niềm tin của chúng tôi rằng vaccine có khả năng giảm lây truyền và bảo vệ mọi người khỏi căn bệnh khủng khiếp này". Bộ trưởng Hancock nói báo cáo cho thấy vaccine Oxford/AstraZeneca "có hiệu quả tốt".
Trước khi nhóm chuyên gia Đại học Oxford công bố kết quả nghiên cứu, rất ít người biết về hiệu quả của vaccine Covid-19 trong ngăn ngừa nCoV lây lan. Nghiên cứu của Đại học Oxford được hoan nghênh và được đánh giá "có ý nghĩa rất lớn".
Anh đang tiêm chủng vaccine Covid-19 trên toàn quốc với sản phẩm của Oxford/AstraZeneca và Pfizer/BioNTech. Chính phủ Anh cho biết hơn 9,6 triệu người đã được tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên và gần 500.000 người đã được tiêm nhắc lại.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 104 triệu ca nhiễm, gần 2,3 triệu ca tử vong và hơn 76 triệu người đã bình phục. Anh là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới với hơn 3,8 triệu ca nhiễm và hơn 108.000 ca tử vong.
Anh giúp quyên góp 1 tỷ USD hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 Chính phủ Anh ngay 10/1 cho biết nước này đã giúp huy động được 1 tỷ USD để hỗ trợ "các quốc gia dễ bị tổn thương" tiếp cận vaccine phòng ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, thông qua viêc giup kêt nôi các nhà tài trợ toàn cầu vơi những nước cân hô trơ. Vaccine phòng COVID-19 do Pfizer và...