[ẢNH] Bỏ túi những bí quyết giúp bạn giữ gìn sức khỏe khi ngồi máy lạnh thường xuyên
Máy lạnh là lựa chọn hoàn hảo trong những ngày nắng nóng, không chỉ tạo môi trường mát mẻ mà còn giúp tăng hiệu quả làm việc của mọi người.
Tuy nhiên, dùng máy lạnh thường xuyên và không đúng cách lại gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể như mất nước, người mệt mỏi, đau đầu, ảnh hưởng đường hô hấp… Sau đây là một số lưu ý quan trọng để giữ gìn sức khỏe khi thường xuyên ngồi trong máy lạnh.
Máy lạnh được xem là vật dụng không thể trong các gia đình, văn phòng, bệnh viện hay trường học trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích tạo ra, máy lạnh cũng để lại không ít bất cập cho con người nếu sử dụng không đúng cách
Các chuyên gia cho biết, những người làm việc trong phòng máy lạnh thường xuyên và kéo dài trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp gấp 2,5 lần so với người làm trong môi trường tự nhiên
Các triệu chứng hay mắc phải khi ngồi trong máy lạnh thường xuyên như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản…
Do đó, bạn cần lưu ý tới vấn đề thông gió, mỗi ngày nên mở cửa sổ trong một khoảng thời gian nhất định để không khí trong phòng được lưu thông
Vị trí lắp đặt máy lạnh cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người dùng
Bạn nên lắp trên cao để có thể khai thác được tối đa công suất hoạt động, đồng thời việc này cũng giúp máy lạnh tránh được các tác nhân gây hại như nước, lửa, chất độc hại làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của điều hòa
Không chỉ vậy, lắp ở vị trí quá thấp sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, bởi không khí từ máy lạnh sẽ thổi trực tiếp vào người dùng, tạo ra những cảm giác khó chịu, ho, viêm họng…
Video đang HOT
Đồng thời, bạn cũng nên chú ý làm sạch máy 2 tuần/lần và thỉnh thoảng nên bật quạt thông gió trong lúc đang ngồi máy lạnh để không khí trong phòng được thông thoáng
Tiếp đến là thời gian sử dụng. Bạn tuyệt đối không bật máy lạnh liên tục 24/24. Việc này không chỉ khiến thiết bị làm việc quá tải mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng
Cách sử dụng an toàn nhất là cứ 8-10 tiếng đồng hồ thì cho thiết bị nghỉ trước khi vận hành trở lại, việc này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị
Ngoài ra các chuyên gia khuyến cáo, người dùng chỉ nên duy trì nhiệt độ trong phòng ở từ 26-28 độ, bởi đây là mức nhiệt an toàn và phù hợp với cơ thể người dùng. Không nên để nhiệt dưới 16 độ vì dễ gây ra nhiều phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng
Đồng thời, bạn cũng nên ra ngoài “đổi gió” sau mỗi giờ ngồi làm việc trong phòng máy lạnh
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, trước khi ra khỏi phòng máy lạnh, hãy đứng ở cửa sổ hoặc cửa ra vào vài phút để cơ thể thích ứng với môi trường bên ngoài, tránh xảy ra các trường hợp xấu do sự chênh lệch nhiệt độ gây nên
Ngồi trong phòng máy lạnh thường xuyên sẽ không tránh khỏi sự mất cân bằng về độ ẩm của làn da, vì vậy hãy chú ý uống nhiều nước ấm, nên đặt một chậu nước trong phòng để đảm bảo độ ẩm luôn ở ngưỡng an toàn
Không hút thuốc lá trong phòng lạnh, vì việc này sẽ làm các loại vi khuẩn, virut có cơ hội phát triển, gây ra nhiều bệnh cho người dùng
Khi giải lao nên xoa nóng hai vành tai, xát mạnh vùng gáy, xát hai bàn tay và hai bàn chân ấm lên, tự hít thở thật sâu trong tư thế toàn thân thư giãn, động tác này sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và sảng khoái hơn
Bạn cũng nên dự trữ các loại thực phẩm có tính chất ôn ấm để phòng tránh nhiễm lạnh như kẹo gừng, trà gừng, ô mai…
Hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục, nguyên nhân do đâu?
Đôi khi bạn cảm thấy chóng mặt khi tập thể dục, điều này có thể không quá nguy hiểm nhưng chúng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần xem lại cách tập.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục. Có thể là do thể trạng của bạn chưa quen với việc vận động, hoặc bài tập đang tập quá nặng, không phù hợp với bạn... Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập luyện.
1. Tập luyện quá sức
Đa phần hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục chủ yếu do cường độ tập luyện quá sức. Có thể bạn đang tập những bài tập quá nặng so với sức chịu đựng của bản thân. Quá sức còn có những biểu hiện khác như: mờ mắt, khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn hoặc nôn...
Theo nghiên cứu, các chấn thương do tập luyện quá sức chiếm 36,2% tất cả các vụ chấn thương ở các phòng tập. Tuy nhiên, tập luyện quá sức có thể xảy ra trong bất cứ hoạt động thể chất nào, không chỉ ở trong phòng tập. Có thể là leo núi, chạy bộ, đạp xe...
2. Sử dụng máy tập chuyển động liên tục
Hiện tượng chóng mặt này gần giống với việc say xe. Điều này có thể do bạn đang dùng máy chạy bộ liên tục khiến bạn mặc dù đã dừng tập và bước xuống nhưng vẫn có cảm giác đang quay quay.
Lúc này bạn cần xem lại tốc độ của máy chạy và điều chỉnh tăng dần, đồng thời nghỉ ngơi uống nước và giảm thời gian chạy trên máy xuống khoảng 3-5 phút để cơ thể quen dần.
3. Mất nước
Uống không đủ nước khi tập luyện có thể khiến bạn bị mất nước. Mất nước khi tập thể thao rất nguy hiểm, chúng có thể ảnh hưởng đến natri máu và khiến người tập dễ bị đột quỵ.
Mặc dù mất nước phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành. Bạn có khả năng bị mất nước cao hơn nếu mắc bệnh nhẹ hoặc hoạt động thể chất nặng, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
Các triệu chứng mất nước bao gồm: chóng mặt, khô miệng, ngất nhẹ, đi tiểu ít, mệt mỏi, yếu ớt.
4. Thiếu oxy
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục. Đa phần chúng ta đều chưa biết cách thở trong quá trình luyện tập khiến oxy đi vào trong cơ thể ít hơn, tim đập nhanh và nhịp thở cũng gấp hơn.
Bạn cần điều chỉnh hơi thở, cần hít sâu bằng mũi, phình bụng và thở ra bằng miệng. Ngay cả khi không tập luyện, bạn cũng nên tập thở sâu mỗi ngày.
5. Huyết áp thấp
Hoạt động thể chất nặng có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, chóng mặt. Những người huyết áp thấp thường dễ bị chóng mặt hơn bình thường, kết hợp với những yếu tố như tập luyện quá sức, thiếu nước, thiếu oxy càng khiến cho hiện tượng chóng mặt trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng ngất xỉu, cấp cứu.
Huyết áp bình thường ở khoảng 120/80mmHg. Những người bị huyết áp thấp có chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg. Những người này cần cân nhắc khi tập luyện các bài tập có cường độ cao, nhất là cardio
6. Hạ đường huyết
Bạn có thể bị hạ đường huyết nếu để bụng quá rỗng trước khi tập thể dục. Khi tập luyện, cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường, do vậy nếu bạn không ăn gì trước khi tập có thể bị hạ đường huyết, cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, cáu gắt, run rẩy, đồ mồ hôi...
Bạn có thể ăn lót dạ chuối hoặc trứng luộc trước khi tập luyện để đảm bảo đủ năng lượng cho một buổi tập nhé.
7. Rối loạn nhịp tim
Chứng loạn nhịp tim có thể khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Có nhiều tình trạng có thể gây rối loạn nhịp tim, bao gồm bệnh tim mạch hoặc cảm xúc căng thẳng...
Tập thể dục nặng có thể kích hoạt hoặc khiến các triệu chứng bệnh tim mạch trở nên tồi tệ hơn. Khi bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể cảm thấy: chóng mặt, thay đổi nhịp tim, ngất xỉu, khó thở, đồ mồ hôi.
Nếu bạn cảm thấy bị chóng mặt khi tập thể dục, hãy tìm hiểu kỹ những nguyên nhân trên để điều chỉnh hoặc khắc phục. Chóng mặt khi tập thể dục khiến bạn dễ bị ngất xỉu hoặc tệ hơn là đột quỵ, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Cẩn thận dễ đổ bệnh khi Sài Gòn 'lúc nắng lúc mưa' Sài Gòn những ngày tháng 5 thường xuyên xuất hiện những cơn mưa trái mùa vào buổi chiều tối. Đây cũng là thời điểm nhiều người già, trẻ nhỏ nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất. Nắng mưa thất thường, trẻ nhỏ dễ mắc bệnh "Từ sáng đến trưa nắng gay gắt 36-37 độ C, tầm 15-16h nhiều nơi lại xuất hiện mưa như...