[ẢNH] Bổ sung nước đúng cách trong mùa nắng nóng để tăng sức đề kháng
Trong những ngày có nhiệt độ cao, cơ thể của chúng ta thường sẽ đổ nhiều mồ hôi, phản ứng này gây mất nước, làm giảm chất điện giải, khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi.
Ngoài việc giải nhiệt cho cơ thể bằng các biện pháp làm mát như dùng quạt, điều hòa nhiệt độ, bơi lội, tắm, dinh dưỡng… thì cung cấp cho cơ thể một lượng nước hợp lý là một trong những cách giải nhiệt tốt nhất. Tuy nhiên, việc bổ sung nước sao cho đúng cách vẫn là điều mà nhiều người vẫn chưa thể làm được.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ít nhất 60% trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước, bởi vậy khi cơ thể thiếu 10% nước bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm. Nếu cơ thể mất tới 20% lượng nước, sẽ dẫn tới tử vong
Do đó, nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng thì việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là một điều cực kỳ quan trọng
Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày bạn cần cung cấp 40ml nước cho mỗi kg cơ thể, trung bình là từ 1,5 -2 lít nước uống mỗi ngày
Tuy nhiên, trên thực tế, lượng nước thực tế một người cần uống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu sinh sống
Nếu cơ thể của bạn bị thiếu nước, bạn sẽ có những biểu hiện như da sẽ khô, tóc giòn dễ gẫy, các bệnh như táo bón, sỏi thận cũng sẽ lần lượt ghé thăm…
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chỉ cần uống đủ nước trong một ngày là sẽ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nhận định này không hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đó, việc uống nước đúng thời điểm cũng là một trong những điều cần phải chú ý
Do phản xạ đổ mồ hôi nên chúng ta thường sẽ cảm thấy rất khát khi đi dưới trời nắng nóng, hoặc khi vừa mới từ ngoài vào nhà, lúc này để đạt được cảm giác sảng khoái mọi người thường uống nhanh một ly nước thật đầy
Tuy nhiên, đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể. Bởi, khi chúng ta uống nhiều nước trong một thời gian ngắn vô tình sẽ làm cho máu bị loãng và tăng gánh nặng cho tim
Video đang HOT
Do đó, ngay sau khi đi dưới thời tiết nắng nóng, bạn nên uống nước từ từ từng ngụm để cơ thể dần thích nghi với việc được cung cấp nước sau thời gian đổ mồ hôi
Ngoài ra, việc chia thời gian uống nước trong ngày cũng là thói quen tốt nên hình thành và thực hiện. Chúng ta nên uống 1 ly nước sau 2 tiếng đồng hồ, cách này sẽ giúp cơ thể luôn được bổ sung nước một cách khoa học
Đặc biệt, chúng ta phải uống nước vào 3 khung giờ “vàng” là sau khi ngủ dậy, sau khi ăn trưa và trước khi đi ngủ
Bởi, sau khi thức dậy vì đây là thời điểm cơ thể hấp thu nước một cách dễ dàng nhất để bổ sung lượng nước bị mất trong đêm, giúp cơ thể lọc sạch thận và cảm thấy sảng khoái sau giấc ngủ
Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối
Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu đông
Mặt khác, chúng ta không nên uống nước ngay trong bữa ăn, điều này sẽ khiến nước pha loãng dịch vị tiêu hóa của dạ dày, gây cản trở tiêu hóa
Do thời tiết nắng nóng mọi người thường thích uống nước lạnh, thậm chí là nước đá. Dù sẽ khiến cơ thể có cảm giác sảng khoái và được làm mát nhưng đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe
Cụ thể, việc uống nước lạnh, nước đá không chỉ làm được ruột của bạn bị ảnh hưởng mà còn sẽ khiến bạn mắc các bệnh như viêm họng, ho gây khó chịu đường tiêu hóa
Do đó, khi uống nước, bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ nước, nước không nên quá nóng cũng không quá lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất là 10-30 độ C
Ngoài ra, chúng ta cũng phải chú ý không nên uống nước khi đun đi đun lại nhiều lần do trong nước có một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat…
Khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên, nếu uống phải thì đồng nghĩa với việc hấp thu vào cơ thể những chất có hại
Bạn nên uống một chút nước trước khi đi ngủ, bởi nếu uống nhiều nước trong khoảng thời gian này bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và điều tất nhiên bạn sẽ ngủ không ngon
Chúng ta cũng không nên uống nước ngọt có ga thay nước lọc vì trong nước có ga có nhiều chất gây hại cho sức khỏe nếu bạn uống quá nhiều và nó còn làm bạn mập lên
Thay vào đó, bạn nên uống các loại nước trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng cho cơ thể
Ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục chúng ta cũng không nên uống quá nhiều nước vì như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ
Bên cạnh đó, đối với nước đung sôi, chúng ta nên chứa trong bình lọc đảm bảo chất lượng và uống hết trong ngày, tránh tình trạnh để nguội sang ngày hôm sau
Làm gì để an toàn sức khỏe học sinh mùa nắng nóng?
Học sinh các tỉnh thành đã trở lại trường sau kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19. Khác với mọi năm, hiện nay khi thời tiết các miền nắng nóng gay gắt, học trò bắt đầu đến trường. Vậy làm thế nào đảm bảo sức khỏe học sinh?
Học sinh mang khẩu trang, rửa tay trước khi vào lớp trong ngày trở lại trường - ẢNH: THÚY HẰNG
Học sinh và phụ huynh nên làm gì khi dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc? Bác sĩ Nguyễn Quang Anh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), đã dành cho PV Thanh Niên cuộc trao đổi.
Thưa bác sĩ, những bệnh nào phổ biến ở trẻ em trong mùa hè mà các phụ huynh nên lưu ý?
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... bùng phát. Những bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa nắng nóng là tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhiễm siêu vi, viêm não Nhật Bản, viêm màng não ở trẻ em, bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, các bệnh khác.
Trong thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là trong môi trường học đường.
Làm thế nào để giữ sức khỏe, phòng say nắng, say nóng... cho trẻ em khi đến trường trong mùa hè này?
Phụ huynh chú ý mặc đồ thoáng mát cho trẻ, cho trẻ đội mũ khi đi ra nắng. Khuyến khích bé uống nhiều sữa tươi, nước trái cây hoặc nhiều nước khoáng; cho trẻ ăn uống đầy đủ chất (rau xanh, củ quả, thịt cá, trứng...). Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách, nhắc các bé thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi đưa tay lên mắt mũi miệng. Rửa tay được xem như "liều vắc xin miễn phí" cho mọi người. Có thể trong lớp học không mở máy lạnh nhưng các thầy cô mở cửa để lớp học thông thoáng kèm có quạt máy, các bé sẽ không bị nóng nực nên phụ huynh không nên quá lo lắng.
Đi học trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn khiến nhiều phụ huynh và các học sinh vẫn lo lắng. Đâu là những lời khuyên an toàn, thưa bác sĩ?
Khi trẻ ở nhà, phụ huynh nên duy trì lịch sinh hoạt ổn định, tương đương với thời gian trẻ phải đi học ở trường, đặc biệt là giờ ăn và giờ ngủ. Cha mẹ luôn nhớ rằng giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não và năng lực học tập của trẻ, cũng như hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể trẻ.
Cha mẹ nên dành thời gian cho con nhiều nhất có thể. Khi ở bên con, cha mẹ nên gác lại công việc, tập trung tâm trí để chơi và học cùng con. Xin lưu ý, thời gian chất lượng thì quan trọng hơn số lượng. Do đó, dù chỉ dành 1 - 2 giờ mỗi ngày cho con thì thời gian đó nhất định phải toàn tâm toàn ý cho con. Sự quan tâm, bầu không khí yêu thương, ấm áp có thể xoa dịu các cảm xúc tiêu cực đang tích lũy mỗi ngày ở trẻ.
Cha mẹ nên cùng con xây dựng lịch trình trong ngày và động viên, hướng dẫn con cam kết thực hiện. Lịch trình những ngày này nên bao gồm giờ thức giấc, giờ ăn, giờ ngủ, giờ vận động cơ thể và giờ học (ôn tập bài cũ hoặc học bài mới nếu trường cung cấp chương trình online), tránh cho con ngồi triền miên trước máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.
Phụ huynh cũng đừng quên hướng dẫn con mình cách rửa tay đúng cách, bỏ rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh chung trong trường, uống nhiều nước, ăn đầy đủ chất, khuyến khích bé tham gia đầy đủ các lớp thể dục rèn luyện cơ thể.
Nhiều phụ huynh vẫn giữ tâm lý e ngại cho con đi tiêm vắc xin phòng bệnh, vì sợ đến bệnh viện, trung tâm y tế... trong dịch Covid-19. Xin bác sĩ cho lời khuyên để phụ huynh yên tâm.
Nên cho các bé đi tiêm ngừa các bệnh như sởi, thủy đậu, cúm, phế cầu, Haemophillus Influenza, viêm não Nhật Bản... vì khi bé được tiêm ngừa chủ động sẽ tạo miễn dịch chống lại các bệnh trên. Coronavirus gây dịch Covid-19 không trôi lơ lửng trong không khí mà chúng chỉ tồn tại trong giọt bắn hoặc dịch tiết của người bệnh khi họ hắt hơi, ho, khạc nhổ... Do vậy, chúng ta có thể phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 bằng cách khi đi ra nơi đông người cần đeo khẩu trang đúng cách và rửa tay thường xuyên trước khi đưa tay lên mắt mũi miệng, uống nhiều nước, cho trẻ ngủ đủ giấc, không cho trẻ thức khuya, cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm.
Xin cảm ơn bác sĩ!
[ẢNH] Những lưu ý khi chọn thức uống trong ngày hè nóng nực Việc cơ thể không được cung cấp nước trong những ngày nhiệt độ tăng cao sẽ khiến chúng ta thường hay cáu gắt, bực bội, thiếu tập trung, thậm chí là choáng và ngất. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, uống gì để giải tỏa được trạng thái đó luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Bên cạnh...