Anh bộ đội không ai biết mặt trong khu cách ly
“Dậy lấy cơm các đồng chí ơi!”, tiếng gọi của anh bộ đội khiến Ngọc Ánh tỉnh giấc và nhớ ra “Mình đang ở trong khu cách ly. Về nhà an toàn rồi”.
Cô nữ sinh 23 tuổi, quê Quảng Bình, tung chăn vùng dậy, nhìn xung quanh thấy ba người bạn cùng chuyến bay từ Berlin về cũng lục đục kéo nhau dậy. Ngọc Ánh mỉm cười rồi bước vào khu vệ sinh, lùa dòng nước mát lạnh vào mặt.
Mười lăm phút sau, bữa sáng đầu tiên được anh bộ đội dáng người nhỏ bé, mặc đồ bảo hộ kín mít mang đến tận phòng. Gần hai năm mới trở về Việt Nam, cô và các bạn cùng phòng được đãi món bánh mì kẹp thịt.
Chiến sĩ phụ trách tầng 9 khu cách ly của Đặng Ngọc Ánh đang kiểm tra thân nhiệt của mọi người. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Khu cách ly Pháp Vân – Tứ Hiệp ( quận Hoàng Mai) đang đón nhận hơn 1.800 người từ nước ngoài bay về Việt Nam tránh cơn bão Covid-19. Cũng giống như các tầng khác, tầng 9 của Đặng Ngọc Ánh có một anh chiến sĩ trẻ phụ trách việc hậu cần. Không ai biết cụ thể công việc của anh, nhưng những thứ liên quan đến người cách ly như vận chuyển đồ tiếp tế của gia đình gửi vào, chuẩn bị đồ ăn ba bữa, mang nước sát khuẩn, khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt… đều do anh đảm nhiệm.
11 giờ trưa, người chiến sĩ lại gõ cửa từng phòng, gọi mọi người lấy đồ ăn, mọi người lập tức xúm lại hỏi về địa chỉ tòa nhà để nhận đồ tiếp tế, hỏi cách mua sim điện thoại, thậm chí chê phòng bẩn… khiến chàng trai trẻ trở nên luống cuống.
“Thôi đừng mang cháo đến nữa nhé. Bọn trẻ nhà tôi không ăn, vứt hết ở kia kìa”, tiếng phàn nàn của một phụ nữ vang lên. Hai hộp cháo trên tay anh bộ đội bỗng rụt lại, ngượng ngùng: “Vâng, để cháu báo cáo lên cấp trên”.
Những tiếng than vãn về thùng hàng tiếp tế chưa được nhận liên tiếp dội vào tai anh lính trẻ. Lời xin lỗi lại được thốt ra. Hà Nội giữa trưa tháng 3, trong bộ quần áo bảo hộ kín mít, mồ hôi chảy ròng ròng từ trán xuống mặt anh.
“Một mình phụ trách bao người. Làm vất vả thế, cả nhà nên thông cảm cho anh ấy”, Ánh lên tiếng trước thái độ của một số người. Ba bạn cùng phòng cùng giơ ngón tay cái ủng hộ rồi chạy ra bê giúp anh thùng cơm nặng. Vừa bê thùng cơm, vừa xua tay từ chối sự giúp đỡ, miệng anh lính liên tục nói: “Không cần đâu các em, đây là nhiệm vụ của anh. Đang trong khu vực cách ly, tránh tiếp xúc nhiều người”.
Video đang HOT
Phục vụ xong bữa trưa, anh đứng thở dốc. Mấy ngày nay, mỗi đêm anh chỉ được ngủ hai tiếng. Những đoàn người từ nước ngoài trở về, liên tiếp được chuyển vào khu cách ly, công việc hậu cần vì thế tăng gấp nhiều lần. Sau kính bảo hộ, đôi mắt nhiều ngày thiếu ngủ đỏ ngầu và khô rát.
10h đêm hôm đó, trong phòng Ánh có bạn đau họng. Năm phút sau anh bộ đội trẻ cùng một nữ bác sĩ xuất hiện với thiết bị y tế sẵn sàng. Sau khi có kết luận chỉ đau họng thông thường, anh bước ra hành lang, buông người xuống ghế, rút trong túi tập giấy khô lau mồ hôi trên mặt rồi thở hắt. “Nếu bọn mình không về Việt Nam, có khi anh ấy được ngủ thêm 15-20 phút nữa”, Ánh nói với các bạn.
Tối ngày thứ hai tại khu cách ly, nữ du học sinh 23 tuổi viết trên trang cá nhân: “Xin lỗi mọi người vì chúng em đã chất thêm gánh nặng lên vai các anh, các chị, lên Tổ quốc”. Mắt Ánh nhòe đi.
Một bữa cơm của Ngọc Ánh trong khu cách ly. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Chứng kiến những công việc của người phụ trách tầng, bốn bạn trẻ cùng phòng Ánh thống nhất sẽ hỗ trợ, ít làm phiền nhất tới những người phục vụ tại đây.
Để ý có người không vứt rác vào điểm tập kết theo đúng quy định, Ánh và bạn đi gõ cửa từng phòng nhắc nhở. Mỗi khi ăn cơm xong, hành lang cũng được quét dọn sạch sẽ dù không ai yêu cầu. “Mấy đứa tối đến hay ra ngoài ban công ngồi hóng gió, tắt điện để tiết kiệm”, Lan Phương, bạn cùng phòng với Ánh nói.
Mỗi khi có ai thiếu nhu yếu phẩm, thay vì tìm người phụ trách, nhóm của Ánh tự nguyện tiếp tế hoặc nhường họ dùng trước. Nếu thiếu suất ăn, những bạn trẻ này sẵn sàng nhường suất của mình. “Phòng ở tận tầng 9, mỗi lần lên xuống rất vất vả. Mỗi người nhường nhau một chút thì anh bộ đội đỡ phải leo lên leo xuống nhiều lần, có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn”, cô nói.
Sau một tuần, không ai còn đòi hỏi quyền lợi mỗi khi gặp người phụ trách. Rác được bỏ đúng chỗ quy định, lời phàn nàn về đồ ăn thức uống cũng không còn. Nhìn thấy nhau, ai nấy đều nở nụ cười thay cho những khuôn mặt cau có buổi ban đầu.
Ngọc Ánh (thứ 2 từ trên xuống) ngồi tại ban công phòng cách ly Pháp Vân với những người bạn cùng phòng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
“Hành lang tầng 9 còn được khen sạch đẹp nhất khu”, Ánh khoe, rồi cho biết các bạn cùng phòng đề nghị trả tiền ăn uống nhưng bị từ chối. “Nếu được em hãy chuyển vào tài khoản của nhà nước”, người phụ trách tầng nói.
Cả nhóm cùng ngồi nhẩm tính, mỗi ngày tiền ăn ba bữa gần 100.000 đồng, cộng thêm các nhu yếu phẩm khác, chi phí khoảng 1,5 triệu đồng mỗi người trong 14 ngày cách ly. Ngay ngày hôm sau, Ánh thay mặt ba bạn trong phòng gửi 6 triệu đồng vào tài khoản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và viết lời nhắn “Cảm ơn Tổ quốc đã cho chúng con trở về”.
Những chia sẻ về hành động của nhóm Ánh ở khu cách ly nhận được 1.400 lượt chia sẻ trên trang cá nhân. Trong bài viết của mình, nữ du học sinh nhắn nhủ, khi có lý do buộc phải trở về, những người Việt ở nước ngoài nên suy nghĩ thêm cho người khác. “Đã lựa chọn cho mình một phương án nào thì hãy cố gắng biến phương án đó tốt không chỉ cho bản thân, mà còn tốt cho tất cả mọi người”.
Mong muốn lớn nhất của của Ánh và các bạn cùng phòng là được biết tên và khuôn mặt của anh chiến sĩ phụ trách tầng 9, người vẫn hay ghé mặt vào phòng chào “Hello” mỗi sáng. Cô cho hay, nhiều lần hỏi tên nhưng anh từ chối tiết lộ, chỉ chúc mọi người giữ sức khỏe để về đoàn tụ với gia đình.
“Dù không biết tên và khuôn mặt anh, nhưng chỉ cần nhìn vào ánh mắt và nghe giọng nói, dù trong hoàn cảnh nào, tôi cũng sẽ nhận ra”, Ánh nói và nhấn mạnh: “Trước đây tình yêu Tổ quốc chỉ hiện hữu qua sách vở, nhưng sau những ngày cách ly, tình yêu đó đã khắc sâu trong tim. Nó hiện hữu thông qua người lính hậu cần ấy”.
Hải Hiền
Câu chuyện của du khách người Anh cách ly tại Việt Nam: "Tôi không muốn mình là một lý do khiến ai đó không thể gặp lại ông bà của họ nữa"
"Hầu hết chúng tôi đều cảm thấy sợ hãi. Chúng tôi đã không biết mình sẽ đi đâu và những gì đang chờ đợi chúng tôi", Gavin Wheeldon nói với SCMP. Nhưng những nỗi sợ này đã tan biến sau khi Gavin Wheeldon dành thời gian ở trại kiểm dịch của trường quân sự Sơn Tây ở Hà Nội.
Ảnh minh họa
Anh chàng người Anh Gavin Wheeldon - người đã bay từ Anh đến Hà Nội vào ngày 14/3 - chỉ mới nghe về các yêu cầu kiểm dịch khi máy bay hạ cánh xuống Việt Nam. Người đàn ông 27 tuổi này nằm trong số ít người nước ngoài trên chuyến bay đồng ý với biện pháp cách ly thay vì tìm luôn chuyến bay rời Việt Nam.
"Hầu hết chúng tôi đều cảm thấy sợ hãi. Chúng tôi đã không biết mình sẽ đi đâu và những gì đang chờ đợi chúng tôi", Gavin Wheeldon nói. Nhưng những nỗi sợ này đã tan biến sau khi Gavin Wheeldon dành thời gian ở trại kiểm dịch của trường quân sự Sơn Tây ở Hà Nội.
Những người nước ngoài như Gavin Wheeldon nhận được sự giúp đỡ trong giao tiếp từ một tình nguyện viên phiên dịch sống trong khu cách ly.
Mọi nhu cầu thiết yếu đều được hỗ trợ đầy đủ, tuy nhiên ở đây không có Wi-fi. Một người lính làm việc tại trại cách ly đã giúp Gavin mua một thẻ SIM để truy cập internet và kết nối với những người thân của mình. Và Gavin cũng đã ghi lại cuộc sống bên trong trại cách ly của mình bằng điện thoại và máy ảnh - điều này không bị cấm.
"Nhiều nhân viên đã vẫy tay khi tôi đang quay. Họ không phản đối điều đó vì tôi nghĩ đây là việc làm tốt. Việc này rõ ràng tốt cho họ, và họ hoàn toàn xứng đáng", anh ta nói.
Trong một trong những video Gavin gửi đến chuyên mục This Week in Asia của trang South China Morning Post có âm thanh phát ra từ loa. Ban quản lý trại cách ly nói với mọi người mở cửa sổ để ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào phòng và giúp khử trùng phòng của họ.
Những người trong khu cách ly có thể nhận bưu phẩm, miễn là không bao gồm tiền hoặc rượu. "Nhiều người ở đây được được gửi vợt cầu lông và bóng đá nên ở đây mỗi ngày đều có rất nhiều hoạt động thể thao", anh nói.
Dường như có một cảm giác rõ ràng về ranh giới trong trại, với hàng rào được dựng ở hành lang để ngăn cách các phòng và thành viên giữa các phòng không được phép vào phòng người khác.
Wheeldon ban đầu đã xét nghiệm âm tính với Covid-19 nhưng anh ấy vẫn sợ mình vô tình phát tán virus khi anh ra ngoài, và anh ấy không hề muốn điều đó xảy ra.
"Đối với người già và người có thể trạng dễ bị tổn thương, điều đó (việc nhiễm virus) có thể chính là khác biệt giữa sự sống và cái chết. Tôi không muốn mình là một lý do khiến ai đó không thể gặp lại ông bà của họ nữa", anh ấy nói.
Chùm ảnh xúc động buổi chia tay tại khu cách ly: Người đến người đi, chỉ có các cô chú nhân viên vẫn ở lại chống dịch Kết thúc 14 ngày cách ly tại trường quân sự, những người rời khỏi đây mang theo niềm vui vì được về nhà cùng gia đình, nhưng cũng thật tiếc nuối bởi quãng thời gian được sinh hoạt cùng nhau thật vui vẻ, ấm cúng. Những người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài, trước khi về nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc ở Lào Cai

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Vụ DJ ở Hà Nội đánh vợ: Bạo lực nghiêm trọng, xin lỗi, hòa giải là xong chuyện?

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng
Có thể bạn quan tâm

Đầm suông là món đồ lý tưởng cho ngày bận rộn nhưng vẫn muốn xinh
Thời trang
1 phút trước
Mẹ đảm TPHCM biến sân thượng thành vườn dưa sai trĩu, đều tăm tắp
Sáng tạo
6 phút trước
Tương tác gây sốt giữa Lisa và Rosé: Nằm "đè ngửa" lên nhau, một sự cố "khó đỡ" được tiết lộ
Nhạc quốc tế
31 phút trước
Ngọc Sơn xúc động vì các cụ bà xem anh hát đến 3 giờ sáng
Nhạc việt
35 phút trước
Vợ chồng Beyoncé và Jay-Z giàu cỡ nào?
Phim âu mỹ
38 phút trước
Khách nước ngoài đến Việt Nam thích đi đâu nhỉ? Những lựa chọn đậm chất thiên nhiên hùng vỹ và khắc họa văn hóa Việt Nam
Du lịch
38 phút trước
Bella Hadid khiến fan lo lắng với thân hình gầy trơ xương
Hậu trường phim
47 phút trước
Quyền Linh vui mừng khi nam kỹ sư 9X chinh phục được cô gái xinh đẹp
Tv show
50 phút trước
Những thời điểm tránh ăn chuối
Sức khỏe
51 phút trước
Sắc vóc nóng bỏng của Elizabeth Hurley ở tuổi 60
Sao âu mỹ
52 phút trước