Ảnh binh sĩ kề dao vào cổ trẻ em: Australia yêu cầu xin lỗi, Trung Quốc nói gì?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác lời kêu gọi xin lỗi của Thủ tướng Australia sau khi phát ngôn viên Bộ này đăng bức ảnh gây tranh cãi lên Twitter.
“Phía Australia đang phản ứng rất mạnh mẽ với dòng tweet của đồng nghiệp của tôi. Điều này có nghĩa là họ nghĩ rằng việc sát hại dã man sinh mạng người Afghanistan là chính đáng? Mạng sống của người Afghanistan là vấn đề quan trọng… Những người lính Australia không nên cảm thấy xấu hổ sao?”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh trong buổi họp báo chiều 30/11.
Dẫn ra báo cáo của một thẩm phán tòa án quân sự Australia, Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định binh sỹ Australia đã “phạm tội nghiêm trọng” và Chính phủ Australia nên xin lỗi.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Tuyên bố này được bà Hoa đưa ra sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison yêu cầu Bắc Kinh xin lỗi về bức ảnh mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc khác đăng tải lên Twitter.
Theo đó, trong dòng tweet đăng tải sáng 30/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên viết: “Bị sốc trước việc lính Australia sát hại thường dân và tù nhân Afghanistan. Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành vi như vậy và kêu gọi họ có trách nhiệm”.
Dòng tweet đi kèm với bức ảnh có hình một người lính trong bộ quân phục Australia cầm dao đặt vào cổ một đứa trẻ. Trong bức ảnh có dòng chú thích ” Đừng sợ, chúng tôi đến để mang lại hòa bình cho bạn!”.
Trong cuộc họp báo sáng nay, Thủ tướng Scott Morrison chỉ trích gay gắt Bắc Kinh về bài đăng này. Ông cho rằng bức ảnh là “giả mạo”, “thái quá”, yêu cầu Trung Quốc đưa lời xin lỗi chính thức cũng như xóa ảnh ngay lập tức.
“Australia đang chờ một lời xin lỗi từ chính phủ Trung Quốc về bài đăng xúc phạm này. Nó hoàn toàn thái quá và không thể biện minh trên bất kỳ cơ sở nào. Chính phủ Trung Quốc nên thấy xấu hổ về bài đăng này. Nó làm giảm giá trị của họ trong mắt cộng đồng thế giới”, ông Morrison cho hay.
Nhà lãnh đạo Australia nói thêm rằng ông đang tìm kiếm các cuộc đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bức ảnh cùng tuyên bố gây tranh cãi của ông Triệu được đưa ra vài ngày sau khi báo cáo của Thẩm phán Tòa án Quân sự Australia Paul Brereton công bố cho thấy có “bằng chứng đáng tin cậy” về tội ác chiến tranh do lực lượng đặc nhiệm Australia gây ra ở Afghanistan.
Một cuộc điều tra chính thức kéo dài 4 năm chỉ ra rằng, một số binh sĩ thuộc Lực lượng Đặc nhiệm Không quân Australia (SAS) và các trung đoàn biệt kích đã sát hại 39 dân Afghanistan trong thời gian tham chiến ở Afghanistan.
Chi tiết gây sốc này khiến Chính phủ và quân đội Australia phải xin lỗi Kabul và người dân Afghanistan.
Australia xây dựng lộ trình mở cửa biên giới
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Chính phủ Australia đang xây dựng lộ trình mở cửa biên giới và khôi phục hoạt động du lịch quốc tế, với điều kiện tiên quyết là người nhập cảnh phải có giấy xác nhận đã tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19, nếu không sẽ phải thực hiện cách ly 2 tuần hoặc đồng ý tiêm chủng tại chỗ.
Các phương tiện di chuyển từ bang Victoria sang New South Wales ở Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh Australia tin tưởng sẽ có vaccoine phòng COVID-19 vào đầu năm 2021, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng quy định cách ly bắt buộc đối với những người nhập cảnh chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 là hoàn toàn hợp lý. Ông nhấn mạnh điều kiện nhập cảnh này sẽ khuyến khích mọi người tham gia tiêm chủng cũng như giúp Australia tránh được nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tuy nhiên, kế hoạch trên của Chính phủ Australia đang vấp phải sự phản đối của một số chính trị gia, trong đó có lãnh đạo đảng Một Quốc gia thuộc liên đảng cầm quyền - bà Pauline Hanson, cũng như một số người có quan điểm chống vaccine.
Thủ tướng Morrison đã nhiều lần khẳng định không bắt buộc người dân Australia tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhưng khuyến nghị nên chủng ngừa vaccine do chính phủ cung cấp miễn phí, được xác nhận là an toàn và hiệu quả trong phòng ngừa COVID-19. Tính từ khi dịch bùng phát đến nay, Chính phủ Australia đã chi hơn 3,2 tỷ AUD (khoảng 2,3 tỷ USD) để hỗ trợ phát triển vaccine trong nước và đặt mua từ nước ngoài. Australia tin tưởng rằng nước này sẽ có vaccine phòng COVID-19 vào đầu năm 2021.
Ngày 24/11, hãng hàng không Qantas của Australia thông báo sẽ yêu cầu hành khách đi các chuyến bay của hãng trên các tuyến bay quốc tế phải có chứng nhận chủng ngừa COVID-19 mới được lên máy bay. Giám đốc điều hành Qantas Alan Joyce cho biết hãng đang chuẩn bị thay đổi các quy định đối với các chuyến bay quốc tế và việc có áp dụng những thay đổi này với các chuyến bay nội địa hay không sẽ được cân nhắc dựa trên thực tế tình hình dịch bệnh.
Hiện Chính phủ Australia chưa công bố thời điểm mở lại biên giới quốc tế, song hãng Qantas đang lên kế hoạch nối lại các đường bay quốc tế vào tháng 7/2021.
Australia tước quốc tịch của kẻ lên kế hoạch vụ đánh bom tại Melbourne năm 2005 Ngày 25/11, Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton thông báo nước này đã tước quốc tịch của Abdul Nacer Benbrika - giáo sĩ Hồi giáo gốc Algeria đã bị kết tội cầm đầu nhóm khủng bố lên kế hoạch đánh bom nhằm vào một trận bóng đá ở thành phố Melbourne năm 2005. Australia đã tước quốc tịch của Abdul Nacer Benbrika....