Anh biến sân bay Birmingham thành nhà xác tạm khổng lồ
Số lượng ca nhiễm COVID-19 đang tăng lên mỗi ngày buộc Chính phủ Anh phải cho cải tạo, biến sân bay Birmingham thành một nhà xác khổng lồ để đề phòng tình huống xấu nhất xảy ra.
Sân bay Birmingham đang được cải tạo để trở thành nhà xác tạm khi hạt West Midlands (Anh) đang trở thành điểm nóng tại Anh với số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tăng nhanh – Ảnh: HELLOCOV
Sân bay Birmingham nằm cạnh Trung tâm Triển lãm quốc gia tại thành phố Birmingham (hạt West Midlands) ban đầu có sức chứa 1.500 thi thể sẽ được biến thành nhà xác tạm thời với sức chứa tới 12.000 thi thể trong tình huống xấu nhất.
Với không gian này, nhà xác tạm sẽ tiếp nhận tất cả các trường hợp tử vong trên toàn hạt, bao gồm cả những người chết vì các lý do không liên quan đến COVID-19.
Video đang HOT
Người phát ngôn của sân bay Birmingham cho biết họ sẽ làm hết sức để phối hợp cùng nhóm điều phối chiến lược West Midlands và Warwickshire, cơ quan c ảnh sát, hội đồng địa phương và các cơ quan khác để thực hiện nhiệm vụ này.
Biến sân bay thành nhà xác là điều không ai mong muốn nhưng trong tình thế hiện nay, biện pháp này được nhiều chuyên gia cho là cần thiết.
Anh hiện đang có 14.543 ca nhiễm, 759 ca đã tử vong. Trong đó, hơn 1/3 số ca nhiễm và tử vong là người trong hạt West Midlands, biến hạt này trở thành “điểm nóng” lây nhiễm COVID-19 của Anh.
Điều này được đổ lỗi do quá trình xét nghiệm chậm trễ của các cơ quan y tế địa phương khi có những ca bệnh phải chờ tới 5 ngày mới được xét nghiệm.
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng việc có nhiều sinh viên quốc tế, niềm tin tôn giáo và nỗi lo bị kỳ thị, sợ sống cách ly khỏi xã hội cũng là lý do khiến ca nhiễm tại hạt này tăng nhanh, theo Guardian.
Chính phủ Anh hiện đang cung cấp 1,6 tỉ bảng cho các cơ quan liên quan để đối phó với dịch COVID-19.
KA KA
Châu Âu gây sức ép lên Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân 2015
Các cường quốc thế giới ngày 6/12 đã yêu cầu Iran ngưng các hoạt động vi phạm thỏa thuận hạt nhân 2015 để tránh căng thẳng gia tăng.
Phát biểu với các nhà báo sau cuộc họp tại thủ đô Viên của Áo, phái viên Fu Cong của Trung Quốc cho biết các nước châu Âu tham gia ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015 gồm Anh, Pháp, Đức đã quyết định không kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp có trong thỏa thuận để trừng phạt Iran sau những động thái cứng rắn mới đây của nước này. Tuy nhiên, các đại diện châu Âu cùng Trung Quốc và Nga tham gia cuộc họp cũng yêu cầu Iran phải tuân thủ một cách toàn diện thỏa thuận đã ký năm 2015 để tránh căng thẳng gia tăng và những bước đi dẫn tới hậu quả không mong muốn.
Các cường quốc gây sức ép lên Iran ngững vi phạm thỏa thuận hạt nhân 2015 tại cuộc họp ở Áo ngày 6/12. (Ảnh: AFP)
Còn Thứ trưởng ngoại giao Iran Seyed Abbas Araghchi cho rằng, ông nhận thấy sự nghiêm túc của các quốc gia trong việc tìm kiếm giải pháp thực tiễn cứu vãn thỏa thuận, song ông cũng thừa nhận vẫn còn có những vấn đề và trở ngại trong cách tiếp cận của các bên.
Căng thẳng leo thang trong thời gian qua sau khi Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, để lại gánh nặng trên vai 5 cường quốc còn lại là Anh, Pháp, Đức, Nga, và Trung Quốc. Để cứu vãn thỏa thuận bên bờ sụp đổ, Liên minh châu Âu đồng ý tạo ra cơ chế giao dịch thương mại với Iran để tránh tác động của lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Tuy nhiên, cơ chế này không mang lại kết quả như Iran mong muốn, buộc Tehran có động thái cứng rắn.
Kể từ tháng 5 vừa qua, Iran đã thực hiện một loạt bước đi, trong đó có việc làm giàu uranium trở lại ở mức vượt ngoài giới hạn cho phép có trong thỏa thuận 2015. Ngay trước thềm cuộc gặp tại Áo, đại diện của Anh, Pháp, Đức đã gửi một bức thư tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, cáo buộc Iran phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Với những động thái trên, Iran chỉ muốn gây áp lực lên các cường quốc tham gia ký thỏa thuận 2015 còn lại đưa ra các cam kết mới nhằm hạn chế bất lợi từ lệnh trừng phạt của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng các cường quốc thế giới không muốn áp dụng bước đi mạo hiểm bằng cách kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp, bởi một bước đi như vậy sẽ dẫn tới việc Liên Hợp Quốc tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran và hậu quả của nó sẽ là Iran rút khỏi thỏa thuận cũng như Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Bằng cách đưa ra cảnh báo, châu Âu muốn cho Iran có cơ hội để ngưng các hành động vi phạm, đồng thời cam kết tuân thủ đầy đủ thỏa thuận. Đại diện của Trung Quốc cho báo chí biết sau cuộc họp tại Áo là Iran đồng ý sẵn sàng quay trở lại tuân thủ thỏa thuận./.
Theo Hữu Bình/VOV-Praha
Các bên nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 bên bờ sụp đổ Các nước châu Âu đã cân nhắc khả năng kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp, theo đó có thể tái áp đặt lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc lên Iran. Thứ trưởng Ngoại giao của các nước còn lại tham gia Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 ngoại trừ Mỹ sẽ nhóm họp tại thủ đô Vienne của Áo ngày...