Ảnh: Bên trong mỏ khai thác kim loại quý ở châu Phi
Công nhân phải dùng tay không đào bới và đãi thứ kim loại quý không khác nhiều lắm với cảnh đào vàng hồi thế kỷ 19.
Kim loại coltan được sử dụng để sản xuất bo mạch điện tử cho những thiết bị công nghệ hiện đại nhất như điện thoại di động iPhone hay Samsung. Để khai thác được loại kim loại quý này, các công nhân tại mỏ Luwow ở Congo phải mình trong bùn đất dưới trời nắng nóng suốt 12 giờ mỗi ngày. Nhưng họ chỉ nhận được mức lương rẻ mạt khoảng 5 USD/ngày.
Những công nhân mỏ dùng tay không đào bới và đãi thứ kim loại quý không khác nhiều lắm với cảnh đào vàng hồi thế kỷ 19.
Mỏ khai thác kim loại quý Luwow nằm trên đỉnh núi ở vùng giàu tài nguyên Masisi ở Cộng hòa Congo.
Khoảng 1.400 công nhân hiện đang làm việc tại mỏ Luwow. Phần lớn những người này là lao động chính của gia đình họ.
Công nhân đội coltan thô trên đầu để vận chuyển tới kho cách mỏ khoảng 1 giờ đi bộ qua đoạn đường đầy bùn đất.
Video đang HOT
Mỏ Luwow ở Congo là một trong số ít địa điểm trên Trái đất được phát hiện có coltan.
Những dụng cụ thô sơ được sử dụng để khai thác kim loại quý phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện phức tạp, bao gồm máy trợ tim.
Coltan có vai trò rất quan trọng với ngành công nghiệp điện thoại di động trị giá nhiều tỷ USD, nhưng các công nhân khai thác loại kim loại quý này chỉ được trả 5 USD cho 12 giờ làm việc vất vả mỗi ngày.
Mặc dù vậy, hàng trăm công nhân sẵn sàng chịu đựng điều kiện làm việc khắc nghiệt và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng tại mỏ Luwow để có tiền công cao hơn chút đỉnh so với thu nhập bình quân ở Congo (3 USD/ngày).
Các công nhân phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt suốt 12 giờ mỗi ngày, nhưng họ chỉ nhận được mức lương rẻ mạt.
Các công nhân phá núi để khai thác kim loại coltan tại mỏ Luwow ở Congo.
Một công nhân mỏ ngồi nghỉ dưới nắng trưa sau khi làm việc liên tục từ sáng sớm. Mỏ Luwow không có lều tạm để cho công nhân nghỉ ngơi.
Nhữn đứa trẻ khoảng 10 tuổi được cho là cũng làm việc tại mỏ ở Congo, nhưng phóng viên của tờ MailOnline không phát hiện lao động trẻ khi tới khu mỏ Luwow.
Đỉnh núi nham nhở do bị đào bới để khai thác coltan.
Kim loại coltan ở dạng thô sẽ được bán cho các thương lái để xuất khẩu sang châu Âu và châu Á, sau đó được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất điện thoại di động.
Mặc dù mang lại nguồn lợi về kinh tế, nhưng mỏ khai thác coltan cũng gây ô nhiễm môi trường cho những vùng canh tác nông nghiệp và dân cư xung quanh.
Theo Danviet
Chậm nên càng gấp
Cuối tháng này, Ấn Độ sẽ tổ chức cuộc thượng đỉnh lần thứ 7 với các nước châu Phi. Đây là hội nghị cấp cao Ấn Độ - châu Phi đầu tiên kể từ khi có sự thay đổi chính phủ ở Ấn Độ.
Logo hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - châu Phi 2015
Kể từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Narendra Modi đặc biệt coi trọng việc tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Ấn Độ và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài, đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi.
Ấn Độ vốn có mối quan hệ truyền thống lâu đời với các nước châu Phi. Về phương diện này, có thể nói Ấn Độ hơn hẳn tất cả những đối tác theo đuổi cùng chiến lược tranh thủ và chinh phục các nước châu Phi như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản... Nhưng so với những đối tác ấy, Ấn Độ hiện chậm chân đáng kể.
Cách đây 7 năm, khi ý tưởng về thành lập khuôn khổ diễn đàn hợp tác mới cho Ấn Độ và các nước châu Phi là hội nghị cấp cao thường niên được đề xướng và thực hiện thì Trung Quốc, EU và Nhật Bản đã đi được khá xa trong quan hệ hợp tác với các nước châu Phi. Chính vì đã chậm chân nên bây giờ Ấn Độ phải nhanh bước, tăng tốc và tìm kiếm phương thức hợp tác riêng. Hội nghị lần này với các nước châu Phi vì thế rất quan trọng với Ấn Độ và có ý nghĩa rất to lớn với cá nhân ông Modi.
Tăng tốc, tăng tính thiết thực và tìm phương cách hợp tác mới là những nhân tố quyết định thành công hay thất bại đối với Ấn Độ, bởi kẻ xuất phát muộn này không ngang bằng với những đối tác khác trong quan hệ với các nước châu Phi về tiềm lực kinh tế và tài chính, về mức độ quan hệ cũng như ảnh hưởng chính trị.
La Phù
Theo Thanhnien
Hàng triệu bé gái là ngực bằng đá nóng để tránh bị cưỡng hiếp 3,8 triệu phụ nữ và bé gái ở khắp châu Phi và nhiều nơi trên thế giới đang phải chịu đựng hủ tục dùng đá nóng hoặc đai dày để ngăn sự phát triển của vòng một, nhằm tránh bị quấy rối tình dục. Một bé gái Cameroon đang bị dùng đá nóng để là ngực. Ảnh: Barcroft Media Metro hôm qua dẫn...