Anh bắt giữ siêu tàu chở dầu của Iran theo yêu cầu của Mỹ?
Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell cho rằng siêu tàu chở dầu MT Grace 1 đã bị bắt theo yêu cầu của Mỹ.
Theo hãng tin RT, tàu chở dầu MT Grace 1 có trọng tải 300.000 tấn bị cảnh sát và lực lượng bảo vệ bờ biển Gibraltar dưới sự hỗ trợ của Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh, bắt vào sáng sớm ngày 4-7. Chính quyền Gibraltar- vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh thông báo con tàu bị bắt giữ vì vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Syria.
Siêu tàu chở dầu MT Grace 1 của Iran gần Gibralta. Ảnh: REUTERS
“Chúng tôi có lý do để tin rằng Grace 1 đang vận chuyển lô dầu thô đến nhà máy lọc dầu Banyas ở Syria. Nhà máy lọc dầu đó là tài sản của một thực thể chịu lệnh trừng phạt của EU đối với Syria. Chúng tôi đã bắt tàu và hàng hóa trên tàu”, Thủ hiến Gibraltar Fabian Picardo cho hay.
Video đang HOT
Dữ liệu vận chuyển hàng hải cho biết tàu MT Grace 1 treo cờ Panama, do công ty IShips Management, có trụ sở tại Singapore, quản lý.
Iran xác nhận sở hữu lô hàng trên tàu và triệu tập đại sứ Anh tại Tehran để phản đối việc bắt tàu “bất hợp pháp”. Truyền thông nhà nước Iran khẳng định tàu đang chở dầu thô tới cảng Basra của Iraq.
Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell cho rằng con tàu đã bị bắt theo yêu cầu của Mỹ. Ông nói thêm rằng Tây Ban Nha, quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền với vùng biển ngoài khơi Gibraltar, đang đánh giá mục đích việc bắt tàu Grace 1.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton gọi vụ bắt giữ tàu MT Grace 1 là “tin tức tuyệt vời”, theo Sputnik.
Reuters cho biết, Iran từng sử dụng tàu MT Grace 1 -vốn được coi là siêu tàu chở dầu- để vận chuyển dầu thô tới Singapore và Trung Quốc, bất chấp lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ đối với Iran. Chuyến đi được cho là tới Syria bắt đầu từ cảng Bandar Assalyeh của Iran.
Tàu Grace 1 được cho chở 2 triệu thùng dầu thô lúc bị giới chức Anh bắt giữ.
Kể từ cuối năm 2011, EU đã áp đặt các lệnh cấm nhằm vào Syria, trong đó có ngành sản xuất dầu mỏ và hoạt động đầu tư của nước này. Khoảng 227 quan chức, bao gồm cả các bộ trưởng trong Chính phủ Syria cũng nằm trong trừng phạt của EU, trong khi đó tài sản của khoảng 72 thực thể và tài sản của ngân hàng trung ương Syria tại EU cũng bị phong tỏa.
Theo PLO
Cảnh báo hậu quả từ các lệnh trừng phạt chống Cuba và Iran
Phát biểu tại thủ đô Madrid ngày 23-4, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell cảnh báo, khả năng xảy ra nhiều vụ kiện tụng giữa châu Âu và Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump kích hoạt Điều 3 Luật Helms - Burton năm 1996.
Theo đó, từ ngày 2-5 tới, các công dân Mỹ được phép kiện những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Cuba và nước ngoài sử dụng tài sản từng thuộc sở hữu của họ bị quốc hữu hóa trước đây. Hôm 17-4, Bỉ và Canada tuyên bố sẽ không công nhận các bản án được ban hành tại Mỹ chống lại các lợi ích của châu Âu và Canada tại Cuba.
Trong một diễn biến khác, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích cũng như cảnh báo những hậu quả từ quyết định của Mỹ chấm dứt quy chế miễn trừ mua dầu mỏ của Iran là "gây hấn và thiếu thận trọng".
Pháp tuyên bố chừng nào Tehran còn tuân thủ toàn bộ cam kết theo đúng Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) - một phần trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 ký kết giữa Iran và Nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức), Pháp sẽ sử dụng công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại INSTEX được Pháp, Đức và Anh thiết lập và công bố hồi tháng 1-2019, hỗ trợ giao dịch tài chính cho các doanh nghiệp châu Âu có nguyện vọng duy trì quan hệ thương mại với Iran theo luật pháp châu Âu và quốc tế.
KHÁNH HƯNG
Theo SGGP
Nghị sĩ Italy được bầu làm Chủ tịch Nghị viện châu Âu Ngày 3-7, nghị sĩ Italy David-Maria Sassoli đã được bầu làm Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) nhiệm kỳ tới, sau khi giành chiến thắng trong vòng 2 cuộc bỏ phiếu, với 345 phiếu ủng hộ. Nghị viện Châu Âu bầu ông David-Maria Sassoli làm chủ tịch mới. Ảnh: REUTERS Trước đó, giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đạt...