Anh bảo vệ trông xe ở cổng trường đại học: Nhờ 1 câu nói của giáo viên nọ mà đời thay đổi ngoạn mục, giờ làm chức hơi bị oách
Cuộc đời của anh bảo vệ thay đổi nhờ sự chăm chỉ học hành.
Chỉ cần có ý chí, sự nỗ lực thì ai cũng có thể thành công – đó chính là câu chuyện về anh bảo vệ Trương Tuấn Thành (sinh năm 1976) đang gây xôn xao Trung Quốc thời gian gần đây.
Năm 1994, do gia cảnh khó khăn, Trương Tuấn Thành ở thành phố Trường Chí, tỉnh Sơn Tây đã không thi lên cấp 3 mà bỏ học giữa chừng. Sau đó anh Trương trở thành bảo vệ gác cổng phía Tây của Đại học Bắc Kinh – một trong hai đại học danh tiếng top đầu Trung Quốc.
Vào những năm 90, trào lưu học Tiếng Anh lan rộng trong khuôn viên trường. Ngồi gác ở cổng trường, anh Trương gặp rất nhiều du học sinh đến từ các nước và muốn nói chuyện với họ. Vậy nên anh đã mua cuốn “100 câu Tiếng Anh thông dụng” để học.
Một tối nọ, Trương Tuấn Thành vừa gác cổng vừa học Tiếng Anh. Lúc này, Giáo sư Cao Yên của khoa Ngôn ngữ phương Tây tình cờ đi qua đã nhắc nhở: “Ham học hỏi là điều tốt, nhưng tôi nghe anh đọc Tiếng Anh mấy ngày qua còn tưởng là Tiếng Đức. Nếu mà anh nói chuyện với người nước ngoài sẽ khiến họ phát điên đó”.
Một tháng sau, Giáo sư Cao gọi anh Trương lên văn phòng, đưa cho anh giấy chứng nhận tham gia lớp đào tạo trước kỳ thi GRE và giấy chứng nhận tham gia lớp đào tạo đầu vào đại học dành cho đối tượng tự học. Giáo sư Cao nói, anh có thể chọn học những khóa Tiếng Anh cơ bản. Được biết, Giáo sư Cao đã xin ảnh của Trương Tuấn Thành từ đội an ninh và giúp anh ấy dán nó vào giấy chứng nhận tham gia lớp học.
Trương Tuấn Thành thời làm bảo vệ ở trường Bắc Kinh.
Sau đó, Trương Tuấn Thành đã đỗ kỳ thi đầu vào dành cho đối tượng tự học và được nhận vào khoa Luật của trường ĐH Bắc Kinh, trở thành nhân viên an ninh đầu tiên của trường làm được điều này.
Sau khi tốt nghiệp, Trương Tuấn Thành về quê, trở thành giáo viên ở một trường dạy nghề. Năm 2015, anh Trương quyết định thành lập một trường dạy nghề của riêng mình và giữ chức Hiệu trưởng. Ở ngôi trường này, triết lý giáo dục là tình yêu thương và trách nhiệm với con trẻ.
Trương Tuấn Thành cho biết, ở các ngôi trường khác, anh không thể hoàn toàn áp dụng này nên mới mở trường riêng. Tại trường, 70 – 80% học sinh đến từ các vùng nông thôn, thậm chí một số còn rất nghèo. Với những học sinh nghèo, chi phí học tập gần như bằng 0, đã vậy còn có cơ hội tìm việc làm cao.
“Họ có thể kiếm chi phí sinh hoạt, ăn ở và các chi phí khác thông qua các chương trình vừa học vừa làm và thực tập. Khoản chi phí họ bỏ ra trong ba năm có thể nói là gần như bằng không.
Video đang HOT
Trương Tuấn Thành hiện tại.
Sau khi học xong, học sinh đến các doanh nghiệp được chỉ định để thực tập. 80% cựu học sinh đã học tiếp lên đại học”, Trương Tuấn Thành tự hào chia sẻ. Vị hiệu trường này cũng tâm sự, bản thân luôn mong muốn giới trẻ có thể thay đổi vận mình qua việc học, giống như trường hợp của anh.
Câu chuyện của Trương Tuấn Thành sau khi được chia sẻ trên báo chí, mạng xã hội đã khiến dư luận Trung Quốc vô cùng xúc động. Họ nhận xét rằng, Trương là một “anh hùng phi thường”, và tin rằng “giáo dục phải như vậy”.
“Một hiệu trưởng hiểu những khó khăn của học sinh hơn, ông ấy cũng sẽ hiểu tầm quan trọng và giá trị của kiến thức đối với học sinh”, cư dân mạng Trung Quốc bình luận.
"Trà trộn" vào tầng lớp thượng lưu, cô gái trẻ Trung Quốc hưởng thụ đãi ngộ của VIP mà không tốn một đồng
Một cô gái trẻ đã làm thí nghiệm đóng giả người giàu để tận hưởng cuộc sống xa hoa một cách miễn phí.
Giống như nhiều sinh viên khác, Zou Yaqi thường lo lắng rằng cô sẽ không đủ khả năng để sống ở Bắc Kinh sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, đầu năm nay, cô quyết định đặt ra cho mình một thử thách khó khăn: Sống sót trong ba tuần tại thủ đô của Trung Quốc mà không tốn một đồng nào.
Thử nghiệm sống xa hoa miễn phí
Trong ba tuần của tháng 5 năm nay, cô gái 23 tuổi đã được hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống thượng lưu. Zou có thể thưởng thức tiệc tự chọn trong các phòng VIP, nhâm nhi rượu tại các sự kiện độc quyền và ngủ trên những chiếc ghế sofa sang trọng trong hành lang của các khách sạn năm sao. Điều đáng nói, cô không cần tiêu tốn đồng nào.
Cô đã nảy ra kế hoạch cho cuộc thử nghiệm kéo dài 21 ngày vào năm cuối đại học. Đây không phải là một giải pháp cho vấn đề tiền bạc, mà là một nỗ lực khiến mọi người phải suy nghĩ. Bằng cách cải trang thành một minh tinh, thâm nhập vào các địa điểm sang trọng của Bắc Kinh và sống hoàn toàn nhờ vào những món đồ mà người ta cung cấp, Zou muốn làm nổi bật thực trạng xã hội Trung Quốc ngày càng trở nên chia rẽ dưới chủ nghĩa tư bản.
Zou đã bắt đầu chuẩn bị từ tháng 1. Cô đã đến thăm hàng chục địa điểm, từ siêu thị, đến quán bar và khách sạn để tìm nơi ăn ở miễn phí. Cô từ từ phát triển một hành trình sơ bộ về những nơi sẽ đến trong 21 ngày trong cuộc thử nghiệm.
Sau đó, cô chuyển sang giai đoạn tiếp theo là học cách trông giống như một thành viên của tầng lớp thượng lưu Trung Quốc. Cô đã dành hàng giờ trên các nền tảng xã hội Xiaohongshu và Douyin để nghiên cứu cách ăn mặc, trang điểm và cư xử của họ. Cô chăm chút cho ngoại hình để khiến màn ngụy trang của mình trở nên thuyết phục hơn, bao gồm một chiếc túi xách giả hàng hiệu, một chiếc nhẫn kim cương nhái, một bộ đồ thể thao bằng nhung và son môi màu đỏ tươi. "Bình thường tôi thận trọng và giản dị hơn, nhưng tôi phải thể hiện một hình ảnh thanh lịch, kiêu kỳ và tự tin", Zou nói.
Zou Yaqi - sinh viên nghệ thuật tại Đại học Bắc Kinh
Đến ngày 1/5, Zou đã sẵn sàng và thí nghiệm bắt đầu. Điểm dừng chân đầu tiên của cô là phòng chờ VIP của sân bay. Cô trang bị thẻ nhập cảnh giả mạo, loại mà các ngân hàng, ứng dụng du lịch và hãng hàng không Trung Quốc cung cấp như một đặc quyền cho khách hàng thường xuyên. Zou sải bước tới nhân viên ở cửa ra vào và trước sự nhẹ nhõm của cô, họ chỉ liếc nhìn tờ giấy và để cô vào trong mà không thắc mắc. "Tôi rất lo lắng và nghĩ rằng mình sẽ bị đuổi ra khỏi sân trong giây tiếp theo", Zou thuật lại. "Nhưng không có gì xảy ra".
Vé chỉ có giá trị trong ba giờ, nhưng cuối cùng Zou đã ở lại phòng khách trong ba ngày, ngủ trên chiếc ghế sofa màu đỏ hình bán nguyệt và ăn "càng nhiều thức ăn càng tốt" từ ba bữa ăn tự chọn hàng ngày. Các nhân viên dường như không quan tâm đến việc liệu khách có lưu lại quá lâu hay không.
Vào ngày đầu tiên của mình, Zou cũng đến một cửa hàng Gucci ở tầng dưới, cô thuyết phục nhân viên tặng cho mình một chiếc túi giấy miễn phí mang biểu tượng của thương hiệu. Chiếc túi này cũng rất hữu dụng, Zou có thể ăn trộm một lượng lớn bánh mì từ phòng VIP mà vẫn không kém phần "chanh xả".
Khi Zou bước vào một cửa hàng Louis Vuitton gần đó với chiếc túi hàng hiệu Hermès và Gucci giả của cô, hai nhân viên phục vụ đã bỏ mặc những khách hàng khác của họ để chào đón cô. Họ cho cô xem một chiếc túi xách trị giá 6.000 NDT và thậm chí còn mời cô đến một cuộc triển lãm của hãng. "Tôi cho rằng họ sẽ không nói điều này với những vị khách bình thường. Họ đối xử như thể tôi là một khách hàng quen thuộc với sức mua lớn", Zou, người chưa bao giờ mua một chiếc túi LV cho biết.
Sau một vài ngày thử nghiệm, Zou không còn cảm thấy lo lắng nữa. Cô nói rằng giả vờ là một nhân vật tầm cỡ đã trở thành bản chất thứ hai của mình. "Tôi đã liên tục nhập vai cả ngày", Zou nói. "Tôi nhanh chóng quen với sự mâu thuẫn. Dù cơ thể tôi bẩn thỉu, nhưng tôi vẫn được người khác coi là một người phụ nữ xinh đẹp và giàu có".
Trong nửa sau của thử nghiệm, Zou rời sân bay và chuyển đến quận Dongcheng - một khu vực thịnh vượng của trung tâm Bắc Kinh với đầy các quán bar, phòng trưng bày nghệ thuật và khách sạn 5 sao. Điểm đến tiếp theo là một khách sạn cao cấp, cô đặt tên giả và số phòng để đăng ký ở quầy lễ tân và thành công nhận phòng. Lần đầu tiên sau nhiều ngày, cô được tận hưởng vòi sen thoải mái, thậm chí còn có phòng xông hơi khô và phòng xông hơi ướt.
Lúc này, Zou ngày càng trở nên "mặt dày". Khi cô đi ra ngoài và quay lại, những cái tên giả mà cô sử dụng bao gồm Lưu Bị - lãnh chúa Trung Quốc cổ đại và Rin Tohsaka - nhân vật hoạt hình Nhật Bản yêu thích của cô. Thân phận thứ hai đã làm lễ tân nghi ngờ, họ nói rằng không có người nào tên như vậy đặt phòng. Nhưng Zou đã có thể trấn an họ bằng cách nói rằng cô vừa trả phòng và sẽ rời đi sớm. Một lần nữa, cô được phép vào. Zou chia sẻ: "Tôi đã chai sạn và không hề hoảng sợ vào lúc đó".
Một đêm nọ, Zou đã tham dự một buổi đấu giá do một người bạn mời. Giữa việc nhồi nhét món tráng miệng bằng pate gan ngỗng và sô cô la trắng, cô đã thử qua một số lô đấu giá - những món đồ trang sức cao cấp được bán với giá hàng triệu NDT. Cô nhớ lại mình đã đeo một chiếc nhẫn ngọc lục bảo tuyệt đẹp vào ngón tay và bàn tay còn lại là viên kim cương giả có giá 18 NDT. Zou hồi tưởng: "Khoảnh khắc đó thực sự khiến tôi bị chấn động. Thoạt nhìn chúng rất giống nhau, nhưng giá trị lại rất khác biệt".
Thử nghiệm của Zou đã kết thúc tại sảnh của một khách sạn cao cấp khác ở Bắc Kinh. Cô đã dành đêm cuối cùng của mình để ngủ trên một chiếc ghế sofa màu cam, xung quanh là một rặng tre nhân tạo. Cô kể lại rằng cô cảm giác như có hai nhân viên bảo vệ đứng gần đó để giữ an toàn cho mình.
Thực trạng bất bình đẳng
Thí nghiệm này đã được Zou ghi lại và sau đó trở thành một dự án nghệ thuật trình diễn, kể từ đó đã trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật được nhắc đến nhiều nhất của Trung Quốc năm 2021. Tuy nhiên, điều này cũng khởi đầu một cuộc tranh luận sôi nổi và có xu hướng tiêu cực về đẳng cấp và đặc quyền, làm nổi bật những rạn nứt sâu sắc đã tồn tại từ lâu trong xã hội Trung Quốc.
Bất bình đẳng giàu nghèo đang gia tăng ở Trung Quốc đã trở thành một vấn đề nổi cộm trong những năm gần đây. 20% người có thu nhập cao nhất ở các thành phố của Trung Quốc hiện có thu nhập cao gấp 5 lần so với 20% số người nghèo, khoảng cách này gần như tăng gấp đôi kể từ năm 2000.
Trong năm nay, sự chú ý của công chúng tập trung vào sự phân chia tài sản, khi chính phủ Trung Quốc đưa vấn đề này trở thành một trong những chính sách hàng đầu. Các nhà chức trách tuyên bố sẽ "điều chỉnh" những nguồn thu nhập cao quá mức và buộc người giàu phải "trả lại cho xã hội".
Vì vậy, khi Zou trình bày dự án của mình tại Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh vào tháng 6, đề tài đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, thậm chí có thời điểm còn trở thành chủ đề thịnh hành trên Weibo. Nhưng phản ứng đối với việc cô cải trang không mấy tích cực.
Ý kiến trái chiều
Dù Zou cho biết việc đóng giả của cô nhằm mục đích chỉ trích chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tiêu dùng, nhiều nhà phê bình vẫn buộc tội cô không ý thức được đặc quyền của bản thân. Về lý thuyết, cô đã sử dụng kĩ năng của sinh viên tại một trong những trường cao đẳng nghệ thuật ưu tú của Trung Quốc để vượt qua địa vị xã hội một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, Zou khẳng định rằng những lời chỉ trích như vậy là không chính xác. Mặc dù giành được suất học tại một trường sang trọng ở Bắc Kinh, nhưng cô chỉ lớn lên ở một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc. Chính sự chuyển đổi chóng mặt giữa hai thế giới này đã thôi thúc cô tạo nên dự án.
Cô nhận thấy rằng khi cô cải trang thành một người có tầm ảnh hưởng, các doanh nghiệp sẽ niềm nở với cô không cần lí do. "Dù nghèo nhưng tôi vẫn có thể bước vào thế giới của những người giàu có và nhận được những thứ miễn phí của họ. Tôi muốn phá vỡ các quy tắc", cô nói.
Zou nói: "Các tác phẩm nghệ thuật nhất định bị hiểu nhầm khi được lan truyền. Mọi người sẽ nghe những gì họ muốn nghe và những người giải thích tác phẩm sẽ giải thích theo cách mà khán giả của họ muốn nghe".
Nữ sinh nổi tiếng với bức hình chính diện không khác gì minh tinh, nhưng dân tình bỗng nhiên "ném đá" vì thứ cô cầm trên tay Nữ sinh này đã bị dính chỉ trích theo lý do chẳng ai ngờ tới. Thời đi học, chúng ta luôn dễ dàng ấn tượng với những cô bạn xinh gái trong lớp. Tuy nhiên đôi khi nhan sắc xinh đẹp quá cũng đem lại không ít rắc rối, ở cả nghĩa tiêu cực và tích cực. Như mới đây, trên mạng xã...