Anh bán vé số “gây sốc” trong kỳ thi tuyển công chức
Vừa qua, Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Đại học Nội vụ (cơ sở TPHCM) tổ chức kỳ thi tuyển công chức năm 2017. Kết thúc đợt thi, nhiều người ngạc nhiên khi biết anh Kim Thái – một người bán vé số gần 20 năm – đã tham gia thi và đạt điểm rất cao.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Kim Thái (SN 1981, người dân tộc Khmer, ngụ thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: “Lẽ ra tôi đã là giáo viên dạy môn Lịch sử cấp THCS từ lâu rồi. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi phải bỏ học Cao đẳng Sư phạm giữa chừng, gác lại ước mơ làm nhà giáo để trở về nhà mưu sinh với công việc bán vé số. Đến năm 2017, tỉnh Sóc Trăng tổ chức thi tuyển công chức, tôi đăng ký dự thi và đạt 233 điểm. Hiện tôi vẫn đang chờ quyết định tuyển dụng vì một số thí sinh đang xin phúc khảo bài thi của họ”.
Anh Kim Thái – người “gây sốc” trong kỳ thi tuyển cán bộ ở Sóc Trăng.
Theo anh Kim Thái, sau khi học xong lớp 12, anh thi vào chuyên ngành Sư phạm Lịch sử của trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng. Học hết năm thứ 2, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Thái phải bỏ học về nhà, sau đó lập gia đình với một cô gái cùng quê.
Để nuôi sống gia đình, anh Kim Thái đi bán vé số dạo ở địa phương. Đến năm 2008, khi có được ít vốn liếng từ việc bán vé số, anh Thái động viên vợ lên TP Sóc Trăng học lớp sơ cấp y. Sau khi tốt nghiệp, vợ anh xin vào công tác tại trường THPT Lương Định Của (huyện Long Phú) với công việc y tế học đường.
Năm 2010, anh Kim Thái đăng ký học lớp Cử nhân Luật, hệ đào tạo từ xa của trường Đại học Cần Thơ. Vừa bán vé số, vừa nuôi con, vừa tự học, tháng 9/2015, anh Kim Thái đã đỗ tốt nghiệp loại khá. Ngoài ra, anh còn học thêm Tin học, Ngoại ngữ và các kiến thức khác để tham gia đăng ký thi tuyển công chức của tỉnh năm 2017.
Những ngày này, anh Kim Thái vẫn tiếp tục bán vé số và chờ quyết định chính thức của Sở Nội vụ Sóc Trăng về việc tuyển dụng công chức.
Video đang HOT
Chia sẻ niềm vui khi biết mình đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển công chức vừa qua, anh Kim Thái cho biết: “Nhận thấy kiến thức về pháp luật sẽ giúp ích cho mình trong công việc như tuyên truyền, động viên, tham gia hòa giải mâu thuẫn trong bà con nhân dân nên tôi đăng ký theo học ngành Luật. Đến năm 2017, Sở Nội vụ thông báo thi tuyển công chức, tôi đăng ký dự thi và may mắn đã đậu với số điểm cao. Nếu trở thành công chức, tôi hứa sẽ cố gắng hết mình vì công việc, tận tình phục vụ người dân”.
Anh Thái vẫn hàng ngày bán vé số mưu sinh.
Ông Hồ Trung Đoàn – Chủ tịch UBND thị trấn Long Phú – cho biết, anh Kim Thái là một công dân gương mẫu tại địa phương và làm tốt nhiệm vụ được giao khi tham gia Ban bảo vệ dân phố.
Nói về kỳ thi tuyển công chức vừa qua, ông Lê Trọng Sơn – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng – cho biết, việc xét tuyển và thi tuyển được thực hiện khách quan, minh bạch, đảm bảo sự công bằng cho tất cả thí sinh. Thông qua kỳ thi đã tuyển chọn được đội ngũ công chức có nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm, có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cao Xuân Lương
Theo Danviet
Đề xuất trả lương cao hơn quy định cho cán bộ, công chức Hà Nội
Theo Giám đốc Sở Nội vụ, khối lượng, yêu cầu công việc của công chức Thủ đô cao hơn địa phương khác nên phải trả lương thoả đáng hơn.
Ngày 22.11, tại hội nghị tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 về công tác cán bộ của Hà Nội, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng đề nghị trung ương cho Hà Nội xây dựng quỹ tiền lương thưởng để trả lương cho công chức theo vị trí việc làm trên cơ sở yêu cầu công việc, nguồn thu ngân sách của thành phố.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng. Ảnh: Võ Hải
Ông Sáng cho hay, trả lương cao hơn mức bình quân cả nước cũng là một trong những cơ sở để TP.HCM đề xuất một số cơ chế chính sách đặc thù tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.
"Một vị trí việc làm cũng là chuyên viên, chuyên viên chính, nhưng trong khung năng lực, yêu cầu công việc, kết quả công tác ở Hà Nội và TP HCM có sự khác biệt so với cùng vị trí ở địa phương khác. Bởi số lượng công việc phải giải quyết tính phức tạp, nhạy cảm cao hơn, nên cần phải trả lương cao hơn", ông Sáng lý giải cơ sở cho đề xuất của mình.
Lãnh đạo Sở Nội vụ cho rằng, phải thực hiện như đề xuất mới cải cách được chế độ chính sách tiền lương, tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức và thu hút nhân tài vào các cơ quan thành phố.
Đề nghị nhất thể hoá Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường
Cũng tại hội nghị, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm Hoàng Công Khôi đề nghị nên nhất thể hóa chức vụ Bí thư, Chủ tịch ở cấp phường, như vậy công việc sẽ tốt hơn, nhanh hơn.
Ông Khôi cho rằng nên áp dụng cơ chế không cần HĐND bầu mà bổ nhiệm ngay để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và quyết liệt hơn. Nếu cán bộ không đáp ứng yêu cầu cũng có thể thay thế được ngay, tránh tình trạng vừa làm vừa lo chuyện bầu cử thì không hiệu quả.
Với cán bộ cấp quận, ông Khôi cho rằng cần nghiên cứu thận trọng hơn và chỉ nhất thể hoá ở những nơi có điều kiện như có sự đoàn kết thống nhất trong cả hệ thống chính trị. Cán bộ được chọn phải thực sự có năng lực và có tâm, có thể đáp ứng yêu cầu công việc; phải có cơ chế phát huy vai trò người đứng đầu và cơ chế kiểm soát quyền lực.
Về chế độ chính sách, ông Khôi cũng đề nghị lãnh đạo cấp phường sau khi nhất thể hóa sẽ được nâng mức phụ cấp, ít nhất bằng lãnh đạo các phòng ban ở cấp quận; tương tự, mức phụ cấp của Bí thư quận cũng nên được nâng ở mức bằng giám đốc các sở, ngành.
Ngoài ra, ông Khôi đề nghị cần có chính sách khuyến khích đối với cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ, vì quy định hiện nay về vấn đề này chưa phù hợp.
"Bây giờ muốn nghỉ hưu trước tuổi chẳng nhẽ lại phải "chạy" giấy khám sức khỏe?", Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm nói.
Theo Nghị quyết được HĐND Hà Nội thông qua cuối năm 2016, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2017 được phân bổ như sau:Biên chế hành chính 10.897 biên chế, trong đó biên chế công chức là 9.116 biên chế (gồm 3 biên chế dự phòng), lao động hợp đồng theo Nghị định số 68 là 1.369 chỉ tiêu và lao động hợp đồng theo định mức 412 chỉ tiêu.Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố trên 156.00 biên chế, trong đó có hơn 135.000 biên chế viên chức; lao động hợp đồng theo Nghị định số 68 hơn 12.700 chỉ tiêu và lao động hợp đồng theo định mức gần 9.000 chỉ tiêu.
Theo Võ Hải (VNE)
"Nên lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào chính sách giảm nghèo" Biến đổi khí hậu tác động tới sự phát triển kinh tế, lâu dài làm giảm nguồn lực giảm nghèo bởi Nhà nước sẽ phải dành một lượng lớn tiền ngân sách để ứng phó khẩn cấp với thiên tai. Mặt khác biến đổi khí hậu cũng gây nên những cơn bão lớn, lũ lụt, hạn hán... để lại những tổn thất nghiêm...