Anh, Australia qua đỉnh dịch, Malaysia sắp nới phong tỏa
Australia và Anh tuyên bố đã “vượt qua đỉnh dịch”, Malaysia cho phép các ngành kinh tế hoạt động lại trong khi Singapore tuyên bố sẽ mở lại biên giới với một số nước.
Nhiều nước trên thế giới đã vượt qua đỉnh dịch Covid-19 và trên đà giảm tốc các ca nhiễm. Các lệnh hạn chế đi lại nghiêm ngặt dần được dỡ bỏ.
Australia “làm phẳng đường cong”
Những hạn chế nghiêm ngặt để chặn đà lây lan của virus corona sẽ được nới lỏng trong tuần tới tại Australia.
Thủ tướng Scott Morrison nói rằng Australia đã “làm phẳng đường cong của virus corona”, tức giảm bớt lây lan để hệ thống y tế không quá tải, cho phép chính phủ dỡ bỏ các hạn chế sớm hơn dự kiến.
Trả lời báo giới ngay sau cuộc họp nội các ngày 1/5, ông Morrison cho biết nội các sẽ họp 2 lần trong tuần tới trước khi tuyên bố dỡ bỏ lệnh trừng phạt vào ngày 8/5.
Người dân ở Sydney, Australia, ngày 30/4. Ảnh: Reuters.
Ông cho biết các chuyên gia y tế đã đưa ra 15 điều kiện mà Australia cần đạt được trước khi dỡ bỏ phong tỏa. Đến nay, 11/15 điều kiện đã được đáp ứng.
Australia hiện ghi nhận hơn 6.760 ca nhiễm virus corona, trong đó nhiều nhất là bang New South Wales với 3.025 ca. Tổng cộng, 93 người đã tử vong vì virus corona.
Anh chuẩn bị dỡ phong tỏa vì qua đỉnh dịch
Thủ tướng Boris Johnson đang lên kế hoạch đưa Anh bước ra khỏi lệnh phong tỏa sau khi ông tuyên bố đất nước đã “vượt qua đỉnh dịch virus corona”.
“Tôi có thể xác nhận rằng chúng ra đã vượt qua đỉnh điểm của căn bệnh này”, ông Johnson viết trên Twitter sáng sớm 1/5. “Chúng ta đã vượt qua đỉnh dịch và đang trên đà giảm tốc. Chúng ta có thể đánh bại virus corona bằng kỷ luật tập thể và bằng cách chung tay với nhau”.
Các nhân viên NHS vỗ tay trong chiến dịch Clap for our Carers bên ngoài Bệnh viện Birmingham Queen Elizabeth để cổ vũ cho các đồng nghiệp NHS. Ảnh: Reuters.
David Nabarro, trưởng đại diện của Anh về Covid-19 tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết “hoàn toàn hợp lý để Vương quốc Anh bắt đầu nới lỏng phong tỏa”. Tuy nhiên, ông khẳng định không thể dỡ bỏ hoàn toàn ngay lập tức mà chỉ có thể nới lỏng dần dần, theo Standard.
Đến ngày 1/5, Vương quốc Anh có khoảng 172.481 ca nhiễm và 26.842 ca tử vong.
Singapore sẽ mở biên giới với 4 nước
Singapore ngày 1/5 ghi nhận thêm 932 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 17.101, theo Bộ Y tế Singapore (MOH). Đảo quốc Đông Nam Á trong ngày thứ 8 liên tiếp có số ca nhiễm dưới 1.000.
Trong số ca nhiễm mới, chỉ có 5 ca là người Singapore và thường trú nhân, còn lại tiếp tục là những công nhân nhập cư. 13.842/323.000 công nhân nhập cư sống trong các ký túc xá đã được xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Chan Chun Sing và các bộ trưởng Thương mại của Australia, Canada, Hàn Quốc và New Zealand đã nhất trí tạo điều kiện nối lại việc di chuyển xuyên biên giới cần thiết, nhằm khởi động chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Những sáng kiến này sẽ không chỉ giúp chúng tôi vượt qua các thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, mà còn giúp chúng tôi phục hồi nhanh chóng khi tình hình ổn định”, ông Chan viết trên Facebook ngày 1/5.
Năm bộ trưởng đã đưa ra tuyên bố chung vào sáng 1/5 sau cuộc họp trực tuyến.
Malaysia nới lỏng lệnh phong tỏa
Hầu hết ngành nghề kinh tế của Malaysia sẽ được mở trở lại từ đầu tuần sau, ngày 4/5, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Thủ tướng Muhyiddin Yassin ngày 1/5 cho biết nước này đã nới lỏng một phần lệnh phong tỏa kéo dài hơn 6 tuần.
“Sau khi tiến hành họp với các cơ quan liên quan, chúng tôi đã sẵn sàng mở cửa nền kinh tế”, ông Yassin cho biết trên truyền hình rằng các lĩnh vực kinh tế đòi hỏi tập trung đông người sẽ vẫn phải đóng cửa.
Malaysia lần đầu tiên áp đặt lệnh kiểm soát đi lại vào ngày 18/3.
Vị thủ tướng nói rằng nền kinh tế lớn thứ 3 Đông Nam Á đã thiệt hại khoảng 560 triệu USD do lệnh phong tỏa, tổng thiệt hại của nước này lên tới 14,7 tỷ USD. Nước này sẽ mất thêm 8 tỷ USD nếu lệnh phong tỏa được gia hạn.
Đến ngày 1/5, Malaysia có 6.002 ca nhiễm và 102 người tử vong vì Covid-19.
Ca nhiễm Covid-19 mới của Nga tăng cao chưa từng có
Trong số các ca nhiễm mới, có 3.561 ca được ghi nhận ở thủ đô Moscow. 44,5% ca nhiễm mới không có biểu hiện triệu chứng.
Đến ngày 1/5, Nga có tổng cộng 114.431 ca nhiễm, tăng 7,4% trong một ngày và đứng thứ 8 trên thế giới, sau Mỹ (hơn 1 triệu ca nhiễm), Tây Ban Nha, Italy, Anh, Pháp, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.
1.169 người đã tử vong vì virus corona ở Nga. 13.220 người đã bình phục, theo RIA.
Theo báo cáo của ban chỉ huy chống dịch Covid-19 Nga và Đại học Johns Hopkins, Nga có tỷ lệ tử vong thấp nhất trong số 10 quốc gia dẫn đầu về ca nhiễm Covid-19 trên thế giới.
Các nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Lâm sàng Thành phố Số 52 ở Moscow, Nga, hôm 28/4. Ảnh: Reuters.
Trên toàn cầu, tổng cộng 3.267.867 người nhiễm virus corona. 233.560 người đã tử vong đến ngày 1/5.
Các nước phạt nặng người chống lệnh phong tỏa ngừa Covid-19 thế nào?
Các quốc gia trên thế giới tăng cường các biện pháp xử phạt người chống lệnh phong toả trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội.
Tây Ban Nha
Quốc gia với khoảng 46 triệu dân áp lệnh phong tỏa từ 14/3. Người dân chỉ được phép rời nhà khi có công việc thiết yếu, mua sắm thực phẩm, lý do y tế hoặc dắt chó đi dạo.
Những người chống lệnh sẽ phải đối mặt với các khoản phạt từ 108 USD (hơn 2,5 triệu đồng) với các vi phạm nhỏ cho tới khung phạt nặng nhất là 1 năm tù với các vi phạm nghiêm trọng.
Cây cầu Ronda ở Tây Ban Nha không một bóng người qua lại sau lệnh phong tỏa. (Ảnh: The Guardian)
Italy
Italy bắt đầu phong tỏa toàn quốc, hạn chế đi lại, cấm tụ họp công cộng từ 10/3. Để thắt chặt hơn nữa các biện pháp, Thủ tướng Giuseppe Conte hôm 21/3 ra lệnh đóng cửa tất cả các doanh nghiệp và ngành công nghiệp không thiết yếu cho tới ngày 3/4.
Các hoạt động thể thao, thể chất ngoài trời, thậm chí là cá nhân cũng bị cấm.
Bất cứ ai bị bắt gặp trên đường mà không có lý do chính đáng đều có nguy cơ bị phạt 223 USD (hơn 5 triệu đồng).
Pháp
Hôm 16/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi người dân ở nhà trong vòng 15 ngày kể từ 17/3. Các cuộc tụ họp đông người bị cấm.
Hầu hết các cửa hàng, nhà hàng và các cơ sở giải trí đều bị đóng cửa để ngăn người dân ra khỏi nhà.
Vào ngày đầu tiên các quy định này được áp dụng, 4.095 người phải nộp tiền phạt vi phạm. Mức phạt ban đầu là 38 USD (hơn 900 nghìn đồng), sau đó nâng lên 146 USD (3,4 triệu đồng).
Thủ tướng Edouard Philippe cho biết, từ ngày 24/3, người dân chỉ được tập thể dục một mình hoặc với con cái 1 lần/ngày, không quá 1 giờ và giới hạn trong phạm vi 1 km từ nhà của họ.
Cảnh sát Pháp kiểm soát người dân và yêu cầu di chuyển khỏi bãi biển hôm 18/3. (Ảnh: Reuters)
Đức
Chính quyền Đức kêu gọi dân chúng "ở trong nhà", hạn chế tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt.
Giới chức nước này cũng cấm các cuộc tụ tập trên 2 người, đóng cửa trường học, cửa hàng, quán bar và các nhà hàng không thiết yếu.
Tuy nhiên, nhiều người dân tỏ thái độ chống đối và vẫn tiếp tục tổ chức các "bữa tiệc corona". Theo Spiegel, hiện không có hướng dẫn chung nào về các khoản phạt với các hành vi chống đối này và các chế tài sẽ do từng bang tự quyết định.
Tại các bang North Rhine-Westphalia và Rhineland-Palatinate, những người rời khỏi nhà không có lý do chính đáng sẽ phải đối mặt với khoản phạt lên tới 27.000 USD (hơn 600 triệu đồng).
Tuy nhiên, ở Bavaria, bang lớn nhất của Đức, các trường hợp vi phạm chỉ bị nhắc nhở mà không đi kèm với các khoản phạt tài chính.
Anh
Anh hôm 23/3 đóng cửa tất cả các cửa hàng không thiết yếu, cấm các cuộc hội họp trên 2 người và yêu cầu người dân ở trong nhà, trừ các trường hợp ra ngoài mua nhu yếu phẩm hoặc lấy thuốc. Người vi phạm sẽ phải nộp phạt 35 USD (hơn 800 nghìn đồng).
Các trường học trên khắp nước Anh, cũng như các quán rượu, nhà hàng, phòng tập thể dục, nhà hát cũng đã phải đóng cửa.
Cảnh sát Anh nhắc nhở một cặp đôi ngồi uống cafe trên phố. (Ảnh: Bigwnews)
Mỹ
Nhiều bang của Mỹ như Washington, San Francisco, California, Connecticut, Delwar, Hawaii, Illinois, Indiana, Kentucky, Louisiana, Massachusetts, Michigan, New York, Oregon, West Virginia và Wisconsin ban hành sắc lệnh yêu cầu người dân ở nhà.
Trừ khi người dân có nhu cầu mua nhu yếu phẩm, thuộc thành phần phải đi làm trong các lĩnh vực quan trọng.
Chính quyền địa phương nhiều khu vực còn áp lệnh giới nghiêm, cắt giảm giao thông công cộng hoặc phong tỏa một số con đường.
Australia
Người dân Australia bắt đầu sống dưới các hạn chế nghiêm ngặt từ ngày 23/3. Các quán rượu, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, phòng tập thể dục và nhà thờ bị đóng cửa. Các biện pháp chống dịch dự kiến sẽ được áp dụng tại Australia trong ít nhất 6 tháng.
Thủ tướng Scott Morrison cảnh báo, nếu người dân không tuân thủ các quy tắc, giới chức sẽ thi hành các biện pháp hà khắc hơn.
Philippines
Đảo Luzon, chiếm 1/3 diện tích của Philippines với 100 triệu người áp lệnh phong tỏa từ 16/3 tới 13/4. Bộ trưởng Tư pháp Philippines, Menardo Guevarra cảnh báo những người vi phạm chống lệnh hoặc không tuân theo khuyến cáo sẽ phải đối mặt với các cáo buộc và bị bắt giữ.
Mức phạt cho các trường hợp "kháng cự yêu cầu từ những người có thẩm quyền" là 100.000 peso (hơn 46 triệu đồng) và phạt tù tới 6 tháng.
Ở thành phố Paranaque, những người vi phạm lệnh giới nghiêm bị phạt ngồi dưới cái nắng thiêu đốt.
Ấn Độ
Lệnh phong tỏa toàn quốc được Thủ tướng Ấn Độ Nerandra Modi ban hành có hiệu lực từ ngày 25/3. Những người mạo hiểm ra ngoài mà không có lý do chính đáng có thể bị phạt 1.000 Rupee (hơn 300 nghìn đồng) và bị tống giam tới 6 tháng.
Video: Cảnh sát Ấn Độ dùng roi vụt người vi phạm lệnh phong tỏa
Ngoài ra, cảnh sát còn áp dụng một số biện pháp trừng phạt nghiêm khắc với người vi phạm như đánh roi, cúi đầu, phạt ngồi xổm và véo tai nhau.
Malaysia
Người dân Malaysia đang sống trong lệnh phong tỏa toàn đất nước kéo dài từ 18-31/3. Tất cả các hình thức tụ tập công cộng cho các mục đích, xã hội, tôn giáo, thể thao, văn hóa đều bị cấm.
Những người không tuân thủ các hạn chế này có thể bị phạt 1.000 RM (khoảng 5,3 triệu đồng) hoặc bị bỏ tù không quá 6 tháng hoặc cả 2 hình phạt.
Indonesia
Thủ đô Jakarta của Indonesia ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài trong 2 tuần, từ 23/3. Các dịch vụ giải trí như quán bar, spa, rạp chiếu phim bị đóng cửa trong khi giao thông cũng sẽ giới hạn.
Tổng thống Joko Widodo kêu gọi các công ty cho phép người dân làm việc ở nhà. Hiện Indonesia chưa xử phạt các trường hợp không tuân thủ.
SONG HY
Mỹ ghi nhận trường hợp nhiễm virus corona thứ 5 5 người Mỹ trở về từ Vũ Hán được xác định nhiễm virus corona gây dịch phổi cấp, Reuters dẫn lời các quan chức từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Liên bang Mỹ hôm 26/1 cho hay. Trong số này có các bệnh nhân vừa được xác định nhiễm bệnh tại khu vực Los Angeles và Phoenix cũng như...