Ảnh: 12 nhà ga đường sắt Cát Linh-Hà Đông dần thành hình
Trong 12 nhà ga, hiện chỉ có ga La Khê (Hà Đông) là đã cơ bản hoàn thiện ở phía ngoài.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) gồm 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu nhà ga với 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng. Tuyến đường sắt này đi qua các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm. Dự án có tổng mức đầu tư 891 triệu USD (tương đương 18.000 tỷ đồng), theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016.
Theo ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, hiện khối lượng xây lắp của toàn dự án đạt 74%. 10 trong số 12 nhà ga cơ bản hoàn thành đến tầng ke ga và lắp đặt dàn mái thép, xây dựng trang trí nội thất.
Trong đợt kiểm tra hiện trường và kiểm điểm tình hình thực hiện đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông ngày 13/6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa yêu cầu Tổng thầu EPC (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc) đến ngày 1/10 phải hoàn thành 10 ga nhỏ, ngày 31/12 phải hoàn thành ga Cát Linh và khu nhà ga.
Trong 12 nhà ga, hiện mới có ga La Khê (Hà Đông) là cơ bản hoàn thiện ở phía ngoài. Theo kế hoạch, ga La Khê phải hoàn thiện vào tháng 10/2016 và chọn làm mẫu về tiến độ, chất lượng, an toàn, sau đó sẽ được nhân rộng cho các ga còn lại.
Nhà ga Thanh Xuân 3 mới xong phần khung. Tổng thầu Trung Quốc thừa nhận, các ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thanh Xuân 3, bến xe Hà Đông đã chậm từ 9 đến 22 ngày so với tiến độ đề ra.
Nhà ga bến xe Hà Đông vẫn ngổn ngang sắt, thép. Phòng chờ, phòng ngăn đang trong quá trình xây dựng. Trước đó, tại lễ ra quân và phát động thi đua hoàn thành dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, đối với phần thi công 12 nhà ga, đến tháng 6/2016 sẽ cơ bản hoàn thành các nhà ga (trừ ga Cát Linh), tháng 9/2016 hoàn thành các phần xây lắp, đồng thời lắp đặt các thiết bị và đầu tháng 10/2016 khai thác thử. Cuối năm 2016, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chính thức đưa vào khai thác thương mại.
Riêng nhà ga vành đai 3 (cạnh nút giao Thanh Xuân) chậm tiến độ vì nhà ga này thi công trùng với dự án đường hầm chui Thanh Xuân nên gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Cầu thang dẫn lên nhà ga đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên phần mái vòm, phòng ngăn, phòng chờ… chưa hình thành.
Hiện tại, các phiến dầm đã được lắp hoàn thiện dọc toàn tuyến nhưng các nhà ga vẫn đang ì ạch về đích.
Ga Đại học Quốc gia Hà Nội ngổn ngang sắt thép, thưa thớt công nhân làm việc.
Nhà ga ven sông Tô Lịch vẫn trơ khung sắt, bê tông, thưa thớt công nhân làm việc.
Nhà ga Văn Khê đang trong quá trình hoàn thiện mái vòm.
Nhà ga ở điểm cuối của dự án, cạnh bến xe Yên Nghĩa mới xong phần thô, chưa hình thành mái vòm. Nhà ga này có 3 tầng.
Nhà ga Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) cơ bản hoàn thiện 2 tầng thô, phần mái vòm chưa xây dựng.
Khu điều hành 9 tầng ở nhà ga Cát Linh mới thi công lên tầng 3. Đây là nhà ga lớn nhất trong 12 ga.
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường sắt trên cao thuộc tuyến số 2 trong 8 tuyến được quy hoạch của Hà Nội, chiều dài 13 km. Tuyến đường sẽ đi từ nút giao Cát Linh – Giảng Võ, đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông. Dự án có 12 nhà ga gồm: ga Cát Linh, ga La Thành, ga Thái Hà, ga Láng, ga Đại học Quốc gia, ga Vành đai 3, ga Thanh Xuân 3, ga bến xe Hà Đông, ga Hà Đông, ga La Khê, ga Văn Khê, ga bến xe Yên Nghĩa. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, chạy thử toàn tuyến vào năm 2015 và quý I/2016 sẽ vận hành chính thức. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về mặt bằng, điều chỉnh vốn, dự án phải lùi tiến độ đến cuối năm 2016 mới chính thức đưa vào vận hành thương mại.
Theo Danviet
Đường sắt đô thị: lao dầm giai đoạn cuối vượt hồ Hoàng Cầu
Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông đang trong giai đoạn lao dầm vượt hồ Hoàng Cầu (giữa 2 ga La Thành và Thái Hà), là đoạn tiệm cận tới điểm kết thúc là Cát Linh. Mọi công việc lao dầm đều được tiến hành trong đêm
Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt, mỗi đêm sẽ lao được 2 phiến dầm lên trụ, công việc này sẽ kéo dài trong khoảng 2 tuần và dự kiến kết thúc trước Tết Nguyên đán. Ngay sau Tết, đơn vị thi công sẽ tiến hành lao dầm trên đoạn Hào Nam - kết thúc hoạt động lao dầm của toàn dự án.
Được biết, hiện nay đã có 731/806 phiến dầm của toàn dự án đã được lao lên trụ, trong đó có 50 phiến dầm kết nối với các nhà ga đang thi công. Do dự án được nằm trong đô thị, vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông nên hoạt động lao dầm được thực hiện hoàn toàn vào ban đêm.
Tổng cộng có 18 phiến dầm sẽ được lắp đặt trên 9 nhịp tại lòng hồ. Đây là công việc đòi hỏi độ chính xác cao kết hợp cùng nhiều thiết bị hỗ trợ, vận chuyển chuyên dụng khổng lồ.
Các phiến dầm được di chuyển bằng thiết bị chuyên dụng cỡ lớn từ Dường Nội, quận Hà Đông, về tập kết tại công trình, sau đó sẽ được chuyển lên mặt đường trên cao chuẩn bị lắp đặt.
Các công nhân đang vận chuyển 1 phiến dầm trên đường sắt trên cao chuẩn bị lao dầm tại vị trí hồ Hoàng Cầu vào đêm 20/1.
Mỗi phiến dầm dài 32m, nặng 235 tấn sẽ được liên kết vào một thiết bị chuyên dụng nối giữa 2 nhịp cầu, sau đó thiết bị này dưới sự điều khiển của các kĩ sư sẽ đưa phiến dầm từ trụ cầu này liên kết sang trụ cầu khác.
Công nhân điều khiển xe chở phiến dầm trên mặt đường sắt trên cao tiến vào vị trí chuẩn bị lao dầm. Mỗi đêm thi công chỉ lao 2 dầm để nối 1 nhịp cầu. Có khoảng 40 kĩ sư, công nhân Việt Nam và Trung Quốc tham gia tại hiện trường.
Các công nhân, kĩ sư đang theo dõi 1 phiến dầm bắt đầu được lao giữa 2 trụ trên hồ Hoàng Cầu.
Hiện tại công trình đường sắt đô thị đã lắp đặt được 731 phiến dầm trên tổng số 806 phiến dầm toàn tuyến. Các phiến dầm đều được đúc tại bãi đúc Dương Nội rồi được chuyển đến chân công trình vào buổi đêm.
Một kĩ sư người Trung Quốc đang điều hành lao dầm.
Việc lao dầm thu hút khá nhiều người dân quan tâm theo dõi.
Dự tính việc lao dầm giữa ga Hoàng Cầu và ga La Thành sẽ được thực hiện trong khoảng 2 tuần.
Sau khi hạ đặt thành công phiến dầm xuống xà mũ của 2 trụ, các công nhân sẽ căn chỉnh kiểm tra cao độ sau đó sẽ tiến hành hàn ngay và đổ chèn vữa để cố định.
Một phiến dầm đã hạ đặt an toàn, chính xác mà không có một sai sót nào.
Một phiến dầm khác cũng đã hạ đặt an toàn.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Hà Nội: Người dân tấp nập leo lên tàu mẫu Cát Linh-Hà Đông Rất đông người dân đã đến tham quan, leo lên ngồi, đứng thử trên đoàn tàu mẫu tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sáng nay 29-10. Sáng nay 29-10, tại khu triển lãm Giảng Võ, đoàn tàu mẫu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã được trưng bày để lấy ý kiến người dân và...