Android quá yếu ớt trước mã độc
Hãng chế tạo phần mềm diệt virút và an ninh mạng của Phần Lan F-Secure cho biết có tới 79% số điện thoại thông minh bị nhiễm phần mềm ác tính ( malware) trên thế giới hoạt động trên hệ điều hành Android.
Theo báo cáo công bố ngày 7/3 của F-Secure, Android đã trở thành nền tảng thống trị, mục tiêu tấn công của tin tặc. Hàng quý, những kẻ tạo ra malware lại tung ra những hệ thống và những biến thể đe dọa mới để dụ dỗ thêm các nạn nhân và cập nhật những hệ thống và biến thể hiện có.
Hình minh họa. Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Chỉ riêng trong quý IV/2012, các hệ thống an ninh mạng đã phát hiện 96 hệ thống và biến thể đe dọa mới đối với hệ điều hành Android, tăng gấp đôi so với quý trước đó. 19% số trường hợp điện thoại bị nhiễm malware sử dụng hệ điều hành Symbian của Nokia và chưa đến 1% số điện thoại bị nhiễm malware hoạt động trên những hệ điều hành như iOS của Apple, BlackBerry và Windows Phone.
Cũng theo báo cáo trên, những dạng malware phổ biến là tin nhắn SMS có thể lôi kéo các nạn nhân tham gia dịch vụ đăng ký gửi tin nhắn, virút được thiết kế để ăn trộm mật khẩu của các tài khoản ngân hàng trực tuyến và chuyển tiền từ tài khoản của các nạn nhân.
Theo Tin tức
Smartphone sẽ thay thế dần điện thoại cơ bản
Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, số lượng smartphone xuất xưởng sẽ chính thức qua mặt dòng điện thoại cơ bản (feature phone) trên thị trường di động năm nay.
Những nguyên nhân góp phần làm nên sự bùng nổ của smartphone là giá dòng sản phẩm này ngày càng thấp hơn, cũng như sự phát triển của công nghệ không dây 4G.
Smartphone dự kiến sẽ chiếm hơn nửa số lượng điện thoại xuất xưởng toàn cầu năm nay. Ảnh: Mashable.
Các hãng cung cấp dự kiến sẽ xuất xưởng 918,6 triệu chiếc smartphone trong năm 2013, chiếm 50,1% tổng số điện thoại di động xuất xưởng toàn cầu, theo thống kê của IDC, đến cuối năm 2017 thì đạt 1,5 tỷ chiếc.
Mỹ đang là thị trường dẫn đầu về nhu cầu smartphone còn các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của dòng sản phẩm này. Khi nền kinh tế của những quốc gia đông dân phát triển, người dùng tại đây sẽ quan tâm hơn đến smartphone. Trung Quốc, nước đã qua mặt Mỹ khi vượt lên dẫn đầu về số lượng smartphone tiêu thụ trên toàn thế giới hồi năm ngoái, sẽ là khu vực đi đầu trong sự thay đổi này.
Ngay cả khi thị trường Trung Quốc đã trưởng thành, vẫn có một thị trường tiềm năng khổng lồ khác chưa được khai thác là Ấn Độ. Phân nửa số điện thoại di động xuất xưởng tại Ấn Độ cho đến năm 2017 sẽ là smartphone và đây sẽ là thị trường tiêu thụ smartphone lớn thứ ba thế giới.
Brazil cũng tiềm năng, nhưng đa số người dân nước này đang chuộng điện thoại cơ bản hơn. Làn sóng điện thoại thông minh sẽ sớm lan đến Brazil, bởi theo Giám đốc nghiên cứu thiết bị tiêu dùng IDC nước này, chính phủ Brazil đã xây dựng một nền tảng smartphone mạnh mẽ, sẵn sàng chào đón và phục vụ các nhà sản xuất di động.
Theo dữ liệu nghiên cứu của IDC, các hệ điều hành di động phổ biến hiện nay là Android, iOS, BlackBerry, Symbian, Windows Phone và Linux.
Theo VNE
Java lại dính lỗi bảo mật để cài đặt trojan vào máy người dùng Theo các chuyên gia bảo mật đến từ FireEye, các hacker đang khai thác một lỗ hổng Java cũ nhưng chưa được vá lỗi nhằm lây nhiễm malware lên máy tính người dùng. Cụ thể, lỗ hổng Java này đang được hacker khai thác để cài đặt một loại trojan điều khiển từ xa có tên McRat. Các phiên bản Java mà hacker...