Android bây giờ không cần bản cập nhật lớn hàng năm nữa
Các bản cập nhật lớn của hệ điều hành Android giờ đây chẳng khác gì những bản cập nhật tính năng nhẹ thay vì những thay đổi lớn tính theo từng năm như trước.
Phiên bản Android 13 vừa ra mắt thật ra chẳng khác gì mấy so với Android 12
Hay nói cách khác Android 13 chẳng qua là phiên bản Android 12.1 với các cải tiến nhẹ về tính năng, giao diện
1. Android giờ đây không còn thay đổi theo từng năm nữa
Nếu như trước đây người dùng mong ngóng từng năm để trông chờ phiên bản Android mới với nhiều thay đổi. Từng phiên bản Android trước đây đều mang những thay đổi lớn đáng kể.
Tuy nhiên những năm gần đây, chúng ta dễ dàng nhận ra hệ điều hành Android không còn thay đổi mạnh mẽ theo từng năm nữa. Ngoại trừ phiên bản Android 12 với ngôn ngữ Material You mới lạ, thì về cơ bản Android 11, 12 hay thậm chí là phiên bản Android 13 mới vừa ra mắt không quá khác biệt.
Video đang HOT
Thay vì thay đổi mạnh mẽ giao diện, tính năng. Google chọn cách bổ sung, cải tiến các tính năng có sẵn, bổ sung thêm các thành phần giao diện chỉn chu hơn.
2. Do Google hết sáng tạo hay còn lý do nào khác?
Người dùng có thể nói rằng Google đã hết sáng tạo nên công ty không còn mang đến những cải tiến lớn cho hệ điều hành Android những năm gần đây.
Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng. Với mục tiêu hướng đến sự ổn định, việc thay đổi giao diện liên tục hàng năm sẽ gây khó dễ cho các lập trình viên trong việc tối ưu ứng dụng. Việc duy trì hệ điều hành vốn đã ổn định, cải tiến một vài tính năng còn thiếu sót là lựa chọn tối ưu hơn.
Thị trường doanh nghiệp cũng là mục tiêu mà các nhà sản xuất hướng tới. Google cũng không ngoại lệ. Việc thay đổi giao diện liên tục sẽ khiến nhóm người dùng doanh nghiệp khó chịu khi trong môi trường doanh nghiệp: Sự quen thuộc, nhanh chóng và ổn định mới là ưu tiên hàng đầu.
3. Các tính năng của Android hoàn toàn có thể cập nhật riêng lẻ
Không giống như iPhone, người dùng Android – đặc biệt là điện thoại Pixel không cần phải đợi bản cập nhật hàng năm như iOS. Các tính năng mới của Pixel Phone hoàn toàn có thể được cập nhật thông qua chức năng Feature Drops hàng tháng.
Người dùng điện thoại Android không phải dòng Pixel của Google như Samsung, OPPO cũng không cần lo lắng vì các hãng sản xuất lớn thường có giao diện Android riêng được xây dựng dựa trên bản Android gốc, thậm chí OneUI của Samsung còn có nhiều chức năng mới chưa có trên phiên bản Android hiện tại.
Mặc dù ngày càng ổn định hơn, nhưng Android vẫn phải đối mặt với tình trạng phân mảnh khá lớn khi so với đối thủ iOS. Hy vọng rằng Google sẽ có các dự án cập nhật tiện lợi hơn thông qua Play Services.
Android 10 vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất
Android là hệ điều hành phổ biến nhất toàn cầu nhưng trong đó Android 10 vẫn được người dùng đang sử dụng nhiều nhất.
Dữ liệu thống kê mới đây cho biết sau khi phát hành Android 11 (R) vào ngày 8 tháng 9 năm 2020, thị phần hiện tại của nó là 24,2%, đứng thứ hai. Điều này khiến Android 10 (Q) 2019 trở thành hệ thống Android phổ biến nhất với 26,5% thị phần. Còn Android 12 mới chỉ ra mắt cách đây vài tuần nên chưa có số liệu thống kê cụ thể. Thị phần từng phiên bản như sau:
Android 11 R chiếm 24,2%
Android 10 Q chiếm 26,5%
Android-9 Pie chiếm 18,2%
Android 8 Oreo chiếm 13,7%
Android 7 / 7.1 Nougat chiếm 6,3%
Android-6 Marshmallow chiếm 5,1%
Android 5 Lollipop chiếm 3,9%
Android 4.4 KitKat chiếm 1,4%
Android-4 Jelly Bean chiếm 0,6%.
Như vậy có thể thấy mặc dù đã ra mắt được 2 năm rồi nhưng Android 10 vẫn được ưa chuộng rất nhiều, người dùng Android thường không được cập nhật quá lâu dài nên nhiều thiết bị với Android 10 đã là phiên bản cuối cùng được cập nhật.
Tốc độ của trình duyệt Google Chrome sắp nhanh "chóng mặt" nhờ tính năng mới Bản cập nhật Google Chrome mang đến tính năng mới giúp trải nghiệm duyệt web trên Android trở nên mượt mà hơn. Theo TechRadar, thời gian tải trên Google Chrome sẽ sớm nhanh hơn nhiều khi Google phát hành một tính năng mới có tên "Freeze Dried Tabs", có khả năng lưu trữ các tab dưới dạng các snapshot (bản chụp nhanh). Trong...