Android: 98% ứng dụng theo dõi cuộc gọi và tin nhắn của người dùng đã bị xóa khỏi Google Play Store
Theo một tuyên bố mới từ Google, 98% ứng dụng Android theo dõi các cuộc gọi và tin nhắn của người dùng đã bị cấm trên Play Store vào năm 2019.
“Gã khổng lồ” phần mềm nói rằng 2% ứng dụng vẫn có sẵn trên cửa hàng không thể hoạt động bình thường mà không có quyền truy cập vào dữ liệu cuộc gọi và SMS.
Được biết, trong một chỉ thị được công bố vào tháng 10 năm 2018 cho các nhà phát triển Android, Google đã tuyên bố loại bỏ các ứng dụng Android thu thập tin nhắn SMS và lịch sử cuộc gọi mà không có lý do. Công ty cho khoảng thời gian 90 ngày để các nhà phát triển thích nghi với chính sách mới này. Và kết quả là 98% ứng dụng yêu cầu quyền truy cập vào các cuộc gọi và văn bản đã bị xóa khỏi cửa hàng Google Play.
Bên cạnh đó, Google cũng cho biết rằng 2% ứng dụng còn lại thực sự cần quyền truy cập vào các cuộc gọi và tin nhắn văn bản để thực hiện chức năng chính của họ. Điều đó có nghĩa là 98% ứng dụng bị xóa yêu cầu quyền truy cập trái phép vào các cuộc gọi và SMS để đánh cắp dữ liệu của người dùng.
Tuy nhiên, bất chấp các quy tắc mới của Google, vẫn có các ứng dụng Android độc hại thường xuyên được đưa lên Google Play Store để yêu cầu cầu quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân riêng tư của người dùng. Gần đây, một nghiên cứu của VPN Pro đã phát hiện sự hiện diện của 24 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm các trò chơi hoặc chương trình chống virus giả mạo để thu thập cuộc gọi và SMS từ người dùng. Theo Google, Play Store vẫn chưa chặn được 790,000 ứng dụng Android vi phạm trước khi xuất bản trên cửa hàng vào năm 2019.
Theo cellphones
Video đang HOT
Play Protect chặn 1,9 tỉ lượt cài malware từ những nguồn không phải của Google trong năm 2019
Con số này tăng từ mức 1,6 tỉ lượt trong năm 2017 và 2018. Việc tăng này cho thấy 2 điều trong thế giới Android.
Google Play Protect, một hệ thống bảo vệ malware được cài sẵn trên những thiết bị Android chính thức, đã ngăn chặn hơn 1,9 tỉ lượt cài ứng dụng độc hại có nguồn gốc từ những nguồn không chính thống (không phải của Google), chẳng hạn như các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba, trong năm 2019.
Con số này tăng từ mức 1,6 tỉ lượt trong năm 2017 và 2018. Việc tăng này cho thấy 2 điều trong thế giới Android.
Đầu tiên, Play Protect đã tốt hơn trong việc phát hiện và ngăn chặn phần mềm độc hại so với những năm trước.
Thứ hai, điều đó cũng đồng nghĩa rằng nhiều người Android bị lừa cài đặt các ứng dụng nhiễm malware từ bên ngoài Play Store hơn, hoặc hiện đang sử dụng các cửa hàng ứng dụng bên thứ 3 để tải khi bị chặn truy cập vào cửa hàng chính thức.
Play Protect đã cải thiện hơn trong 3 năm qua
Khả năng quét và phát hiện malware khi cài đặt ứng dụng không phải từ Google là một tính năng mới được bổ sung cho Android gần đây, cụ thể là hồi tháng 05/2017.
Trước đó, người dùng thường sẽ cài đặt nhầm những ứng dụng có kèm malware từ các kho ứng dụng bên thứ ba, trang web người lớn, đánh bạc trực tuyến hay nhiều trang khác.
Để chống lại xu hướng đang tăng trưởng này, đến tháng 05/2017, Google đã tung ra Play Protect như một tính năng mới, được tích hợp sẵn trong ứng dụng Play Store chính thức.
Ở dạng hiện tại, Play Protect hoạt động tương tự như một chương trình chống virus (antivirus) tích hợp cho các thiết bị Android vốn đã nhận được chứng nhận chạy những ứng dụng chính thức của Google.
Theo mặc định, Play Protect sẽ hoạt động như sau:
1. Quét tất cả các ứng dụng được cài đặt trên thiết bị theo định kỳ nhằm đảm bảo những bản cập nhật của chúng không cài đặt thêm phần mềm độc hại đằng sau người dùng.
2. Quét các lượt cài đặt ứng dụng mới có nguồn gốc từ Play Store.
3. Quét các lượt cài đặt ứng dụng mới có nguồn tốc từ bất kỳ nguồn bên thứ ba nào.
Năm 2017, Google tiết lộ, Play Protect đã quét 50 tỉ ứng dụng mỗi ngày và tỉ lệ này cũng được duy trì trong suốt năm 2018.
Tuy nhiên, đến tháng 11/2018, Google đã thêm một bản nâng cấp lớn cho dịch vụ Play Protect bằng cách tăng cường cơ sở dữ liệu các mẫu malware đã biết (PHA, các ứng dụng độc hại).
Để làm được điều này, họ chủ động quét toàn bộ internet để tìm các file APK (ứng dụng Android) và lập chỉ mục những ứng dụng độc hại, thay vì thụ động chờ người dùng vấp phải một file xấu giống như trước đây.
Google cho biết, tốc độ quét hàng ngày của Play Protect đã tăng gấp đôi. Trong bài đánh giá về chương trình bảo mật Android của mình được công bố tại Safer Internet Day, Google cho biết Play Protect hiện đang quét hơn 100 tỉ ứng dụng Android mỗi ngày.
Sự gia tăng về số lượt quét hàng ngày này tương đương với lượng người dùng ngày càng tăng của Android, nhưng cũng là sự cải thiện về lưu trữ trên thiết bị, cho phép các thiết bị cài đặt nhiều ứng dụng hơn trước.
Trong tương lai, khả năng phát hiện các ứng dụng độc hại của Play Protect sẽ vượt qua 1,9 tỉ. Điều này là do một cú hích lớn vào tháng 11 khi Google hợp tác cùng với ESET, Lookout và Zimperium nhằm tạo ra Liên minh Bảo vệ Ứng dụng (App Defense Alliance). Sự hợp tác này nhằm mục đích cải thiện khả năng phát hiện malware cho Play Store và Play Protect.
Google xác nhận, Play Protect hiện đang chạy trên hơn 2 tỉ thiết bị Android.
Theo VN Review
Tính năng Live Captions của Google sẽ sớm có mặt trên trình duyệt Chrome Trang Chromium Gerrit đã tiết lộ tính năng Live Caption vốn có sẵn trên Pixel 4 sẽ sớm có mặt trên trình duyệt web Chrome phiên bản máy tính. Trang web này vốn dành cho dịch vụ Speech On-Device API (SODA), là một dịch vụ được đội ngũ Speech của Google phát triển để thực hiện tính năng hiển thị phụ đề trực...