Andesco chuyển mình để chinh phục ‘nóc nhà’ miền Tây
Trong tâm thế quyết tâm thay đổi để bứt phá, Công ty (Cty) Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang (tên tiếng Anh viết tắt là Cty Andesco) đã có kỳ Đại hội Cổ đông thường niên 2023 thành công trọn vẹn bởi tinh thần đoàn kết và thống nhất biểu quyết các mục tiêu và kế hoạch hành động trong giai đoạn mới.
Đặc biệt, các cổ đông chiến lược cùng chung tiếng nói với HĐQT và Ban Tổng Giám đốc lên kế hoạch tăng vốn, khẩn trương đầu tư thêm nhiều hạ tầng dịch vụ cao cấp; hệ thống cáp treo, máng trượt, khu nghỉ dưỡng, khu nhà hàng Sunrise Palace tại TP Châu Đốc. Andesco đang có sự chuyển mình tạo cú hích trỗi dậy sau những “họa vô đơn chí”.
Thành viên HĐQT và Ban Tổng Giám đốc mới ra mắt Đại hội
Cần thiết và đúng đắn
Cty Andesco vừa trải qua đợt khủng hoảng vì nhiều năm bị đại dịch COVID-19 làm tê liệt ngành du lịch, khiến tình hình hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng kéo theo những biến động về nhân sự.
“Sắp xếp lại đội hình, thay đổi phương thức quản lý theo hướng tinh gọn và khoa học, áp dụng lương khoán sản phẩm để khuyến khích người lao động, lên kế hoạch tăng vốn để đầu tư một số dự án tiềm năng …” . Một chương trình hành động cần thiết để thổi bùng làn gió trước thềm năm mới 2024 và đón xuân Giáp Thìn, đã được ông Nguyễn Văn Xe – tân Tổng Cty Andesco chia sẻ trong phiên họp đầu tiên sau Đại hội.
Hệ thống cabin cáp treo Núi Cấm miệt mài đón khách
Video đang HOT
Sau tất cả, Cty Andesco đang nắm chắc những lợi thế về nguồn nhân lực biết quản trị công việc, biết nâng niu – trân trọng, chung tay bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và thấu hiểu thị hiếu của du khách.
Thực khách hào hứng cùng món ăn thương hiệu của nhà hàng Hoa Anh Đào
Sở hữu hệ sinh thái dịch vụ đẳng cấp; hệ thống cáp treo hiện đại, đội xe lữ hành chuyên dụng, khu vui chơi giải trí “Thanh Long Hawai trong lòng dãy Anpơ thu nhỏ”, khu ẩm thực nhà hàng Hoa Anh Đào đẫm vị bản sắc vùng Thất Sơn, vườn táo Organic và KDL Lâm viên Núi Cấm… là “cơ ngơi khá đồ sộ” của Cty Andesco sau nhiều năm thành lập. Mới đây, Cty còn đầu tư thêm hàng loạt “làng hoa” ngũ sắc, tô điểm cho không gian của Thiên Cấm Sơn rực rỡ ấn tượng.
Cùng cáp treo Núi Cấm bay trên thảm hoa rực sắc
Chinh phục “nóc nhà” miền Tây
Nhiều người truyền miệng “Nóc nhà miền Tây” là một thuộc tính vĩnh hằng của Thiên Cấm Sơn. Núi Cấm trong quá khứ – hiện tại – tương lai đã – đang và sẽ còn thay đổi để chinh phục du khách. Những phiên chợ mây vùng cao, phong cách giao thương của cư dân, dịch vụ vận chuyển du khách được chỉnh đốn theo hướng văn minh, khoa học và phù hợp với văn hóa bản địa.
Ngành du lịch An Giang ráo riết thực hiện những giải pháp thiết lập lại trật tự ở khu du lịch nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc.
Thênh thang cửa ngõ để bước vào hành trình chinh phục nóc nhà Miền Tây
Phương tiện di chuyển hiện đại sẽ đưa du khách vi vu lên vùng đất cao nhất Tây Nam Bộ để ngắm nhìn cảnh sắc bình yên quyến rũ rất riêng. Nơi đây sẽ “hớp hồn” hội mê xê dịch ngay từ cái nhìn đầu tiên với nhiều cung bậc cảm xúc thú vị.
Thương hiệu du lịch 'nóc nhà miền Tây'
Để nâng cao chất lượng du lịch (DL) trên núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng phục vụ DL cho hộ dân kinh doanh dịch vụ trên núi Cấm.
Qua đó, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu DL cho 'nóc nhà miền Tây', nhằm tạo ấn tượng đẹp với du khách gần xa.
Nâng cao chất lượng
Với khí hậu mát mẻ cùng phong cảnh hữu tình, núi Cấm là điểm đến hàng đầu của du khách khi đặt chân đến An Giang. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng phục vụ DL sẽ trở thành yếu tố then chốt để thu hút du khách đến đây nhiều hơn.
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Lê Trung Hiếu phân tích: "Với lợi thế về thổ nhưỡng, cùng những huyền thoại tâm linh đặc sắc, núi Cấm được du khách yêu thích và luôn có nhu cầu đến đây tham quan, chiêm bái. Do đó, mục tiêu của chúng tôi là nâng cao chất lượng phục vụ của các hộ dân trên núi, góp phần xây dựng hình ảnh văn minh, lịch sự trong mắt du khách. Khi du khách trở lại ngày càng đông, thì đời sống kinh tế của hộ dân trên núi sẽ càng khởi sắc".
Ông Lê Trung Hiếu cho rằng, khi người dân núi Cấm có thái độ phục vụ chuyên nghiệp, niềm nở, vui vẻ, sẽ tạo được sự hài lòng cho du khách và nhận lại thành quả lớn cho mình. Vì vậy, mỗi hộ kinh doanh dịch vụ DL phải chú trọng đến từng chi tiết nhỏ trong quá trình phục vụ. Đó có thể là cách bày trí món ăn, giới thiệu đặc sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh môi trường...
Tất cả những yếu tố đó góp phần làm hài lòng du khách khi đến với vùng non nước hữu tình này. Tham gia lớp tập huấn, các hộ dân trên núi Cấm được cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng cần thiết để làm DL theo hướng chuyên nghiệp, như: Kỹ năng chăm sóc khách hàng, quy trình đón tiếp và phục vụ khách tại điểm, kỹ năng xử lý tình huống thường gặp trong DL... để nâng cao chất lượng phục vụ, ngày càng chỉn chu, tự tin hơn trong giao tiếp với du khách.
Du khách cần nhiều trải nghiệm hơn khi đến với Thiên Cấm Sơn hùng vĩ
"Để DL tại núi Cấm tiếp tục phát triển, mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này cần phải nỗ lực nâng cao kiến thức, trang bị kỹ năng cần thiết, nhằm tạo ra sản phẩm DL đặc sắc, hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách, để khách đến đây lần thứ nhất sẽ trở lại lần thứ hai và những lần tiếp theo. Chúng tôi luôn kêu gọi các hộ dân làm dịch vụ phải xem sự hài lòng của du khách là nguồn sống, sự sung túc của gia đình mình. Có như vậy, chúng ta mới phục vụ du khách ngày càng tốt hơn" - ông Lê Trung Hiếu chia sẻ.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng phục vụ, nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm DL đóng vai trò quan trọng để thu hút du khách đến với Thiên Cấm Sơn. Khi loại hình DL vườn và homestay đã phát triển tốt, được du khách đón nhận nhiệt tình, thì các hộ dân trên núi Cấm cần có thêm sản phẩm khác cho du khách trải nghiệm.
"Chỉ nói đến ẩm thực, chúng ta cũng cần phải đa dạng hóa. Du khách đến khu trung tâm hành hương trên núi Cấm, ngoài việc tham quan cảnh vật, viếng chùa, tận hưởng không khí mát mẻ, thì chỉ có thưởng thức bánh xèo rồi xuống núi. Quá nhiều quán bánh xèo ở đây, nhưng lại thiếu món ăn khác.
Việc này sẽ làm hạn chế lựa chọn của du khách, cũng như tăng sự cạnh tranh giữa các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống trên núi. Thực tế, các hộ dân trên núi có thể bán món ăn khác là đặc sản vùng Bảy Núi, như: Gà đốt, bánh canh, cháo bò... để du khách thoải mái lựa chọn. Ngoài ra, mỗi người cũng cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của mình bằng nhiều hình thức, nhất là mạng xã hội để du khách biết đến nhiều hơn" - ông Lê Trung Hiếu phân tích.
Để phục vụ du khách tốt hơn, ngành chuyên môn và người dân cần có hướng phát triển kinh tế đêm trên núi Cấm. Muốn thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi hộ dân phải trang bị thêm hệ thống chiếu sáng, các hạng mục đảm bảo an toàn cho du khách khi tham quan ban đêm. Việc tận hưởng không khí của núi Cấm về đêm kết hợp với dịch vụ ăn uống, giải trí khác sẽ giúp du khách có những trải nghiệm thú vị, khó quên trên "nóc nhà miền Tây".
"Chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức đêm nhạc tại khu vực hồ Thủy Liêm để du khách có thêm điểm giải trí khi lưu trú qua đêm trên núi Cấm. Người dân trên núi cũng theo đó mà kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống để tăng nguồn thu. Như vậy, sẽ giúp cho hoạt động DL trên núi Cấm đa dạng và hấp dẫn hơn. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng tôi rất cần sự đồng lòng của các hộ dân trên núi cùng xây dựng ngọn Thiên Cấm Sơn hùng vĩ trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách khi đến với vùng đất An Giang non nước hữu tình" - ông Lê Trung Hiếu kỳ vọng.
Cáp treo Một trong những cách để phát triển du lịch bền vững Bên cạnh những di sản thiên nhiên và văn hóa được UNESCO công nhận, hình ảnh du lịch Việt Nam với bạn bè quốc tế trong thời đại mới còn gắn liền với những công trình đáng kinh ngạc như cáp treo, được truyền thông thế giới khen ngợi là cách để phát triển du lịch bền vững. "Mưa lời khen" từ cộng...