Anders Behring Breivik chính thức bị buộc tội khủng bố
Các công tố viên Na Uy ngày 7.3 đã chính thức buộc tội khủng bố đối với Anders Behring Breivik, hơn 7 tháng sau khi người này thú nhận thực hiện vụ tấn công làm chết 77 người trong vụ đánh bom và xả súng gây chấn động quốc gia Bắc Âu, theo AP.
Như đã đoán trước, cac công tố viên đã buộc tội kẻ có quan điểm cực hữu 33 tuổi này theo một đoạn trong luật chống khủng bố của Na Uy vốn đề cập đến những hành động bạo lực nhằm làm gián đoạn hoạt động của chính phủ và gây lo ngại trong dân chúng.
Breivik đã thú nhận gây ra vụ khủng bố kép ngày 22.7.2011 nhưng phủ nhận phạm tội hình sự.
Y mô tả các nạn nhân là “những kẻ phản bội” vì đã đón nhận những chính sách nhập cư mà y cho là sẽ dẫn đến việc biến Na Uy thành thuộc địa của Hồi giáo.
Anders Behring Breivik – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Tám người thiệt mạng khi một quả bom phát nổ ở trung tâm thủ đô Oslo và 69 người khác chết trong vụ xả súng không lâu sau đó trên đảo Utoya ở ngoại ô Oslo, nơi cánh thanh niên của Công đảng cầm quyền đang tổ chức trại hè thường niên.
Đọc từ bản cáo trạng, công tố viên Inga Bejer Engh nói 34 trong số các nạn nhân ở Utoya ở trong độ tuổi từ 14-17, 22 người ở độ tuổi 18-20, 6 người ở độ tuổi 21-25 và 7 người trên 25 tuổi.
Bà cho biết 67 người chết do bị thương nặng do súng bắn và 2 người chết vì bị thương do té ngã và đuối nước. Ngoài ra, 33 người bị thương do súng bắn nhưng may mắn sống sót.
Những lời buộc tội khủng bố có mức án cao nhất là 21 năm tù nhưng các công tố viên tỏ ý rằng họ xem Breivik mắc bệnh tâm thần và sẽ tìm kiếm cam kết chăm sóc tâm thần bắt buộc thay vì án tù.
Theo Thanh niên
Sát thủ Na Uy kiêu ngạo đòi huân chương
Anders Behring Breivik hôm qua yêu cầu được trả tự do ngay lập tức, thậm chí đòi được trao huân chương, nhưng bị tòa án từ chối. Y sẽ ở tù cho đến 16/4.
Kẻ cực hữu Anders Behring Breivik tại tòa án hôm qua. Ảnh: AFP
"Tôi không chấp nhận việc bị cầm tù. Tôi yêu cầu được phóng thích ngay lập tức", AFP trích lời kẻ cực hữu 32 tuổi nói với tòa án Oslo. Những nụ cười nhạt xuất hiện dưới hàng ghế của những người sống sót và thân nhân của các nạn nhân, khi Breivik tiếp tục đòi được thả tức thì.
Mặc bộ complet tối màu và thắt chiết cà vạt màu xanh nhạt, "sát thủ" bước vào phòng xử án trong buổi xét xử quyết định việc y có tiếp tục bị giam giữ chờ việc chính thức ra tòa hay không. Breivik đặt tay lên ngực khi vẫn phải đeo còng, rồi sau đó đưa tay thẳng về phía các hàng ghế, một hành động mà luật sư Geir Lippestad của y giải thích là "kiểu chào cánh hữu".
Con trai của một cựu quan chức ngoại giao Na Uy lớn tiếng cho rằng vụ khủng bố kép ngày 22/7 là "một cuộc tấn công phòng ngừa chống lại những những kẻ phản quốc", đồng thời cam kết việc "bảo vệ dân chúng Na Uy thiểu số". "Chúng ta, phong trào phản kháng Na Uy, sẽ không khoanh tay khi chúng ta chỉ chiếm một phần thiểu số trên đất nước của chính mình", Brevik nói, đồng thời cho biết thêm rằng y hành động "để bảo vệ nhân dân của mình, văn hóa của mình, tôn giáo của mình".
Tuy nhiên, đáp lại những luận điệu của sát thủ cực hữu, tòa án Oslo vẫn ra phán quyết rằng Breivik sẽ tiếp tục bị giam giữ cho tới khi phiên tòa chính thức được mở vào ngày 16/4, đồng thời từ chối lời đề nghị được trả tự do ngay lập tức.
Ngày 22/7/2011, Breivik gây nên vụ khủng bố kép làm rung chuyển Na Uy và chấn động thế giới. Y đặt một quả bom bên ngoài các tòa nhà chính phủ ở thủ đô Oslo, khiến 8 người thiệt mạng. Sau đó, khi cảnh sát bị hút về Oslo, Breivik ung dung tới đảo Utoyea, cách thủ đô khoảng 40 km, và gây nên vụ xả súng đẫm máu làm chết 69 người.
Breivik thừa nhận những gì đã làm nhưng cho rằng đó là "việc tàn bạo nhưng cần thiết". Y tuyên bố chống lại một quốc gia đa văn hóa và "sự xâm chiếm của đạo Hồi" tại châu Âu. Một cuộc kiểm tra tâm lý hồi năm ngoái cho rằng Breivik phạm tội khi đã bị mất trí. Kết quả của cuộc kiểm tra thứ hai sẽ được công bố vào ngày 10/4. Nếu kết quả vẫn được giữ nguyên như lần đầu, Breivik sẽ được đưa tới điều trị tại một trung tâm chăm sóc tâm lý khép kín, thay vì phải ngồi tù.
Theo VNExpress
Sát thủ Na Uy được phép gặp báo chí Những người ủng hộ sát thủ Anders Behring Breivik cũng như giới truyền thông sẽ được phép đến thăm và tiếp cận y. Anders Behring Breivik. Ảnh: Guardian Quyết định không tiếp tục các hạn chế giao tiếp bên ngoài đối với Breivik sẽ cho phép y thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên với giới truyền thông kể từ sau vụ thảm...