Anarchy Reigns – Thất bại tiếp theo của cha đẻ Bayonetta?
- Số phận hẩm hiu vẫn chưa hề bỏ qua cho Platinum Games…
Trong những ngày gần đây, Platinum Games – Studio được thành lập bởi những cựu binh tinh nhuệ năm nào của Capcom – đã công bố dự án tiếp theo thực hiện theo hợp đồng với hãng Sega – Anarchy Reigns (tên tại Nhật là Max Anarchy). Sau khi những “thần binh” từng thai nghén ra những siêu phẩm như Devil May Cry rời bỏ hãng game lớn của nước Nhật để thành lập đội ngũ riêng thì họ vẫn chưa cho ra đời được dự án nào được đánh giá cao. Hầu hết chúng đều thuộc dạng có ý tưởng hay nhưng gameplay chưa đạt tới độ tinh túy để rồi không bán chạy khi nhà phát hành áp dụng những chiến lược marketing quá hời hợt.
Chính vì thế, câu hỏi “liệu Anarchy Reigns có thất bại (thảm hại) giống các game trước của Platinum Games?” không phải là không có nguyên nhân. Nếu nhìn vào những gì dự án này đang “khoe” thì nó thật sự không phải là một trò chơi có tiềm năng. Một lần nữa, các game thủ lại được nghe về những lời lẽ tự PR cho bản thân trên blog của Platinum Games như: “Đây sẽ là tựa game MMO đầu tiên vứt bỏ súng ống khỏi đấu trường mạng để thay bằng những cuộc so tài của nắm đấm”. Mới nghe qua thì cũng giống như khẩu hiệu climax action – hành động đỉnh cao – của Bayonetta.
Nhìn vào Anarchy Reigns ở thời điểm hiện tại, mọi người có thể thấy được sự mệt mỏi của Platinum Games. Họ đưa ra một concept mới như mọi khi. Thế nhưng, lần này studio đó lại không tích cực quảng bá nó bằng những chi tiết ấn tượng như mọi khi nữa. So với Bayonetta hay Vanquish, Anarchy Reigns mới chỉ đưa ra một vài kiểu nhân vật “lạ lạ” nhưng chẳng đến mức khiến mọi người phải trầm trồ thán phục. Một 2 trong số đó còn được tận dụng lại từ những tựa game trước của Platinum Games như Bayonetta hay Mad World.
Thứ duy nhất gỡ gạc lại ở những thông tin về Anarchy Reigns ở thời điểm hiện tại là một đoạn teaser được dàn dựng với nền nhạc phong cách, giống như cách mà Platinum Games đã gây ấn tượng về Bayonetta. Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu vẫn chẳng đủ để khỏa lấp sự nghèo nàn về đồ họa cùng những đoạn phim ngắn về gameplay đầy thiếu lửa. Xét cho cùng, ngoài yếu tố không súng đạn thì Anarchy Reigns chưa có gì hơn người. Một số fan của Platinum Games sẽ phải tự hỏi rằng một đội ngũ quy tụ những nhân tài trẻ năm nào của Capcom mà giờ lại thảm thương đến như vậy hay sao?
Video đang HOT
Trong số những cựu binh năm xưa của Capcom, giờ mới chỉ có game designer Shinji Mikami là đã có nơi chốn ổn định. Trong năm vừa rồi, studio mới mở của ông đã được mua bởi tập đoàn khổng lồ ZeniMax, đối với một game designer bỏ công ty đỡ đầu là một nhà phát hành lớn như ông Shinji thì đó là bước đầu của một hành trình ổn định trong tương lai. Còn với Platinum Games, họ vẫn là một studio tự do, thực hiện những dự án hạng hai theo hợp đồng với Sega – cũng là một nhà phát hành đang gượng dậy sau khủng hoảng. Họ còn chẳng sở hữu một thương hiệu đình đám làm của riêng. Bayonetta hay Vanquish cũng đều là tài sản trí tuệ của Sega.
Tình trạng vất vưởng này của Platinum Games thật khó khiến mọi người có thể trông đợi rằng họ sẽ làm ra được một dự án “ra hồn” trong thời gian tới. Đặc biệt là khi thời thế đang chứng tỏ một tựa game hay cần phải được làm ra bởi một đội ngũ mạnh, được đầu tư rất nhiều kinh phí để phát triển cả về công nghệ và sản phẩm khi làm ra sẽ được “cưng nựng” bởi những chiến dịch marketing thấu đáo.
Theo Game8
Dungeon Siege 3 giống như Devil May Cry hay God of War
Nhóm phát triển đã xem rất nhiều video về God of War hay Devil May Cry để học hỏi trong quá trình thực hiện dự án này.
Dungeon Siege 3 "bén duyên" cùng Square Enix có thể khiến nhiều fan gạo cội của dòng game này tỏ ra không yên tâm vì một sản phẩm thuần chất châu Âu khó có thể kết hợp cùng một nhà phát hành mang dòng máu Á Đông. Thế nhưng những gì mà Dungeon Siege 3 thể hiện cho tới lúc này là khá ấn tượng.
"Cuộc tình duyên" giữa Dungeon Siege 3, vốn do Gas Powered Games phát triển ngày nào, và Square Enix diễn ra thật chóng vánh. Theo lời kể của Nathaniel Chapman, trưởng thiết kế Dungeon Siege 3, thuộc Obsidian thì: "David Hoffman, một nhân vật rất quan trọng của Square Enix đã đến nói chuyện với Obsidian, sau đó họ liên lạc với chúng tôi, đảm bảo rằng chúng tôi đều yêu quý lẫn nhau và sau đó là họ trộn tất cả mọi thứ với nhau".
Điều đó có nghĩa là Square Enix thực sự nghiêm túc với sản phẩm mới mẻ này chăng? Câu trả lời mà Chapman đưa ra là "đó hoàn toàn là đứa con của Square Enix". Kế hoạch của hãng game Nhật Bản này, với sự dẫn dắt của ngài Yoichi Wada là phải đưa sản phẩm của mình vượt ra khỏi ranh giới nước Nhật, tiến đến thị trường phương Tây, cụ thể là Mỹ và Châu Âu. Nhiệm vụ của Obsidian đó là phát triển ra một sản phẩm đủ sức làm được điều đó. Bên cạnh Dungeon Siege 3, The Supreme Commander 2 cũng nằm trong chiến dịch của Square Enix. Chris Taylor, tác giả của Dungeon Siege lúc đó đang làm việc cùng Square Enix và anh cũng muốn làm một sản phẩm game nhập vai Tây phương "cho ra nhẽ". Và thế là Dungeon Siege 3 ra đời với cha đỡ đầu mới là một hãng game Nhật Bản.
Đổi mới không chỉ nằm ở phương diện gameplay, với Dungeon Siege 3, hệ thống hội thoại phân nhánh theo kiểu Alpha Protocol và Mass Effect được sử dụng để tạo nên sự phong phú cho game, điều chưa từng xuất hiện trước đó trong dòng game này. Hướng đi của game, theo Chapman đó là phải sử dụng cả những tiền tố có sẵn trong Dungeon Siege và kết hợp với các tựa game đánh đấm máu lửa trên hệ console, và rồi sau đó đưa chúng kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.
Dungeon Siege 3 giống như sự kết hợp giữa Secret of Mana, Legend of Zelda và cả Devil May Cry với nhau. Thậm chí, nhóm phát triển đã lấy hàng tá những đoạn video của Devil May Cry ra để học hỏi xem làm sao họ có thể thành công với những pha đánh võ. Dĩ nhiên, God of War hay thậm chí là cả Ninja Gaiden, những tựa game thuần chất hành động đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới tựa game nhập vai Dungeon Siege 3. Mặc dù chưa bao giờ khẳng định game sẽ đi theo hướng hành động nhưng xem qua cách làm của Obsidian, khó có thể tin rằng game sẽ chỉ thuần chất nhập vai.
Tuy nhiên, với hệ console, việc phối hợp - yếu tố quan trọng của dòng game Dungeon Siege là cả một vấn đề. Nathaniel Chapman cho biết: "Dĩ nhiên đó gần như là thứ khó nhất mà máy console không thể làm được. Môi trường rộng lớn nhiều người chơi không hợp với hệ console vì bạn không có những máy chủ đủ mạnh - vốn chỉ dành cho hệ PC. Vì thế chúng tôi chỉ làm game phối hợp loại nhỏ, dạng 4 người với nhau".
Hệ thống camera của game đã được chuyển về cho giống với dòng game Diablo với góc nhìn từ trên xuống. Theo nhóm phát triển thì hiệu ứng gây ra của góc quay này gây cảm giác đang phiêu lưu nhiều hơn so với góc quay cũ.
Hệ máy: PC, PS3, Xbox 360
Ngày phát hành: Chưa có
Nhà phát triển: Obsidian Entertainment
Theo GenK
Devil May Cry dễ thành "lợn què" dưới tay Ninja Theory Alessandro Tain - chỉ đạo nghệ thuật trong dự án Enslaved: Odyssey to the West của Ninja Theory - mới đây đã công bố trên portfolio cá nhân của mình rằng ông sẽ tiếp tục giữ vai trò tương tự trong dự án Devil May Cry thứ 5 (DmC). Thông tin này đã được phát hiện bởi Silicon Era. Hiện tại, thứ mà...