An yên đón Tết với 8 loại cây nên trồng ở sân vườn
Ngoài mang lại không khí trong lành, một số cây được trồng ở sân vườn của ngôi nhà với tính chất và chức năng đặc biệt của mình còn có tác dụng trấn trạch, hoá sát hiệu quả.
Một ngôi nhà có thiết kế sân vườn rộng rãi, thoáng mát là mơ ước của nhiều người. Với những ngôi nhà có bố cục sân vườn, phong thuỷ khu vườn quan trọng không kém các phòng chức năng khác trong nhà.
Cây cảnh ở sân vườn được xem là vật trang trí quan trọng. Những cây có sức sống mãnh liệt có thể mang lại môi trường trong lành, giảm bớt bức xạ và tĩnh điện do các vật dụng hiện đại trong nhà gây ra.
Để không gian sân vườn tràn đầy sức sống, tránh tà hung cũng như hoà hợp âm dương ngũ hành, gia chủ có thể thay đổi vị trí chậu hoa, cây cảnh cho phù hợp. Ngoài ra, có một số cây được xem là “thần hộ vệ của gia đình”, tác dụng hoá sát, trừ tà nên trồng ở sân vườn.
Hội tụ tinh hoa của ngũ hành, trải qua mùa đông giá rét, cây đào sẽ đâm chồi khai hoa vào độ xuân sang. Hoa đào nở rộ mang đến vẻ đẹp cuốn hút người nhìn. Trong phong thuỷ học, đào cảnh còn là biểu tượng của vượng tử, xua đuổi tà ma.
Đào cảnh tượng trưng cho vượng tử. (Ảnh minh hoạ)
Nơi phù hợp để đặt đào cảnh là trước cửa nhà. Nếu không đặt trong chậu, có thể trồng đào ở khu vực hành lang ngôi nhà. Để tránh điều không may, gia chủ không nên để cây đào trong tình trạng khô héo, thiếu sức sống.
Là loại cây có khả năng chịu hạn và chịu úng, liễu thường được trồng theo rặng. Trong phong thuỷ, liễu là loại cây âm tính, là tên trong một ngôi sao trong Nhị thập bát tú và có khả năng trừ tà rất tốt.
Liễu thích hợp trồng trước nhà. (Ảnh minh hoạ)
Người xưa có câu “trước nhà trồng dương, tài lộc khắc; sau nhà trồng liễu, tài lộc tan”. Do đó, cây liễu thích hợp trồng trước nhà.
Cây ngải
Thuộc dòng thảo mộc, cây ngải cũng có củ như gừng, riềng. Theo quan niệm xưa, cây ngải có “linh tính” nên không phải ai trồng cũng tốt tươi sinh sôi được mà phải có duyên.
Từ xưa, chữ “ngải’ được dùng để chỉ nhan sắc của người con gái trẻ hoặc tôn xưng người già. Lấy cây ngải gia công, chế biến có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Cây ngân hạnh
Ngân hạnh có tên gọi khác là bạch quả, thuộc họ thân gỗ, tán rộng và lá giống hình cánh quạt. Cây có sức sống ngoan cường, vỏ quả có mùi khó chịu nhưng phần hạt bên trong rất giàu dinh dưỡng.
Đây là loại cây ẩn chức năng lượng huyền bí, vì vậy nhiều phù ấn trấn trạch thường được khắc bằng gỗ ngân hạnh.
Cây bách
Cũng như ngân hạnh, cây bách là loại cây thân gỗ, sống lâu năm. Có dáng thẳng đứng bất khuất nên cây bách thường được trồng tạo cảnh khi thiết kế sân vườn rộng rãi hoặc khuôn viên đô thị.
Cây bách hợp với gia chủ có mệnh Mộc. (Ảnh minh hoạ)
Theo dân gian, cây bách là loại thuốc quý. Lá có vị đắng, tính lạnh và có tác dụng cầm máu, mát huyết.
Dưới góc độ phong thuỷ, cây bách có màu xanh lá, hợp với gia chủ mệnh Mộc. Chất gỗ thơm mát, khí thế hùng vĩ của loại cây này có thể trừ yêu ma.
Video đang HOT
Cây thù du
Là loại cây cát tường, thù du có nhiều tên gọi khác như ngô thù du, ngô vu hay xà lạp. Chùm quả thù du màu đỏ thẫm gồm nhiều quả nhỏ hình tròn. Toàn cây thù du có tinh dầu có mùi thơm hơi hắc.
Ngô thù du có công dụng làm thuốc chữa bệnh. (Ảnh minh hoạ)
Thù du có nhiều loại nhưng ngô thù du là loại cây thường được biết đến với công dụng làm thuốc chữa bệnh.
Vô hoạn tử
Vô hoạn tử có rất nhiều tên gọi khác nhau, cây mọc nhiều ở vùng núi Trung Quốc và Nhật Bản. Hạt quả, vỏ cây và rễ cây vô hoạn tử được thu hoạch để làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt, thải độc.
Trái vô hoạn tử lúc mọc màu xanh, khi chín màu vàng. (Ảnh minh hoạ)
Ngoài tác dụng dược lý, vô hoạn tử ngày nay còn được dùng để làm cây cảnh. Đến kỳ ra hoa kết trái tựa quả tỳ bà, lúc chín màu vàng, bên trong có hạt như viên ngọc trai. Dùng hạt vô hoạn tử xâu thành tràng hạt có thể giữ bình an.
Bầu hồ lô
Bầu hồ lô thuộc dạng thân thảo, có nhiều trái. Ngoài trồng làm giàn dây leo đẹp, trong phong thuỷ bầu hồ lô là loại cây trừ tà, biểu trưng cho sự hoà hợp âm – dương và mang hàm ý lắm con nhiều phúc.
Bầu hồ lô mang lại điềm lành, thường được trồng thành giàn trước nhà. (Ảnh minh hoạ)
Trái bầu khô còn được dùng chế tác thành đồ thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là các vật phẩm phong thuỷ giúp tăng cường sức khoẻ và tài lộc.
Mang lại điềm lành nên bầu hồ lô thường được trồng thành giàn che bóng mát cho lối vào nhà hoặc sau nhà.
Ngôi nhà quanh năm rực rỡ sắc hương hoa hồng và đủ loại cây ăn quả ở Hà Nội
Giữa bộn bề cuộc sống, mỗi ngày chị Phượng đều cảm thấy bình yên khi trở về nhà, ngôi nhà ấm cúng với các loại hồng được trồng xung quanh vườn cùng đủ loại cây ăn trái.
Chị Nguyễn Phượng sinh năm 1990. Gia đình chị có công ty riêng nhưng từ khi sinh bé thứ 2, hai vợ chồng quyết định giảm tải công việc để dành thời gian cho các con nhiều hơn. Ngôi nhà của chị trước đây được trồng chủ yếu là cây ăn quả, các loại cây cảnh dễ chăm sóc.
Tuy nhiên, từ khi bắt đầu đợt dịch, giãn cách xã hội nên cả hai vợ chồng đều dành thời gian tìm hiểu về các loại cây trồng, cách chăm sóc, tỉ mỉ đọc kinh nghiệm của những người đi trước và quyết định "dấn thân" vào tình yêu đối với hoa hồng.
Với chị Phượng, ngôi nhà hoa hồng dường như đã là ước mơ từ lâu nhưng đến thời điểm ấy, cả hai vợ chồng mới có cơ hội và thời gian để trải nghiệm.
Ngôi nhà của vợ chồng chị Phượng phủ kín các loại cây ăn quả và hoa.
Mặt tiền của ngôi nhà được chị trồng một số loại cây lâu năm.
Bên trong sân nhà được trồng khá nhiều hồng.
Một góc rực rỡ với hoa mẫu đơn.
Ngôi nhà của chị Phượng có diện tích khoảng 160m2/sàn. Diện tích còn lại được chị thiết kế sân và vườn để trồng cây ăn quả, các loại hoa hồng, hoa theo mùa.
Trong khu vực sân vườn, vợ chồng chị thiết kế bể cá dài khoảng 10 mét. Chị rất thích khoảng diện tích nhỏ xinh này. Mỗi sáng dậy, việc làm đầu tiên của chị là cho cá ăn, ngắm chúng bơi lội để cảm thấy vui vẻ, thảnh thơi khi bắt đầu ngày mới.
Bên trong mảnh đất rộng gần 500m2 không chỉ có sân có nhà mà còn có mảnh vườn rộng để thiết kế bể cá, cây ăn quả, trồng hoa.
Thu hoạch hồng.
Bưởi được trồng khá nhiều.
Trong vườn còn được trồng khá nhiều cây ăn quả như mít Thái, bưởi Diễn, hồng... Nhờ học hỏi kinh nghiệm chăm cây nên mít thường được thu hoạch quanh năm. Bưởi Diễn cũng là loại cây chị yêu thích vì vừa được ngửi hương bưởi từ khi cây ra hoa tới lúc ra quả.
Những quả bưởi cũng tỏa hương dịu dàng, chín vàng đẹp mắt tô điểm cho không gian sân vườn nhà chị. Với những cây hồng, quả thường chín ngọt lịm. Mỗi lần thu hoạch, chị đều chia cho hàng xóm và người thân cùng thưởng thức.
Trong vườn nhiều nhất là các loại hồng cổ.
Chị Phượng mới trồng hồng từ đầu tháng 2. Đến nay hoa đã ra nhiều lượt và cây lớn rất nhanh.
Hồng đào trĩu bông.
Hồng cổ Sapa.
Những gốc hồng tô điểm cho khu vườn nhà chị Phượng thêm rực rỡ, ngát hương.
Trong khu vườn ấy, chị yêu thích nhất là những gốc hồng. Chị Phượng trồng khoảng 30 gốc gồm hồng đào, hồng cổ Sapa, hồng cổ Huế, quế kép... Chị Phượng sau khi tìm hiểu các loại hồng, đã ưu tiên lựa chọn hồng cổ vì giống cổ thường sống khỏe, sai bông, hoa rất thơm và lại dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Đều đặn 7 - 10 ngày chị tưới phân một lần cho cây.
Vì định trồng ở khu vực hàng rào nên chị đã đào hết phần đất chứa sỏi cát vữa trong quá trình xây dựng để bỏ đất thịt trộn phân trùn quế vào. Hàng rào được chị trồng từ đợt dịch cuối tháng 2, nay đã tốt tươi và cho nhiều lứa hoa vô cùng đẹp mắt.
Trong mảnh vườn, chị trồng khoảng 30 gốc hồng.
Nhờ học hỏi kinh nghiệm và cách chăm sóc hồng từ người đi trước, những gốc hồng luôn sai bông, khỏe mạnh.
Chị Phượng chia sẻ: "Ngày xưa mình luôn ao ước có một ngôi nhà hoa hồng thì sau chưa tới 1 năm là chạm tay tới mơ ước rồi. Nên mọi người ai thích có vườn hồng thì cứ chọn hồng cổ, vừa dễ chăm, sai bông lại lớn rất nhanh".
Khu vực trồng hồng mỗi lần hoa nở, chỉ cần đi ngang qua cũng ngát hương thơm dịu dàng. Ai đến nhà chị cũng dừng lại ở sân để được ngắm nhìn những cành hồng rung rinh khoe sắc trong gió. Có những hôm khách chẳng cần vào nhà, chỉ thích đứng bên ngoài chụp ảnh với hoa khiến chị Phượng cảm thấy rất vui khi thành quả của mình cũng được mọi người động viên, hưởng ứng.
Các bạn nhỏ mầm non gần nhà chị cũng thường được cô giáo dẫn qua sân vườn ngắm cá, chụp ảnh. Trồng hồng đối với chị còn là cách để kết nối mọi người với nhau.
Ban công là nơi để chị trồng hoa giấy.
Dạ yến thảo.
Những chùm dạ yến thảo rực rỡ, hoa lan khoe sắc giúp ngôi nhà luôn tràn ngập sắc màu thiên nhiên.
Trồng hồng là cách để cả gia đình được thư giãn, lan tỏa tình yêu thiên nhiên, giúp ngôi nhà đẹp hơn. Cũng nhờ trồng hồng, nhiều gia đình hàng xóm sang học hỏi để trồng thêm hoa cho nhà mình. Nhờ điều đó, khu phố của chị cũng đẹp hơn với sắc màu thiên nhiên.
Nguồn ảnh NVCC
Điểm mặt 7 loại cây đại kỵ phong thủy không nên trồng trong nhà kẻo 'hao tài' Các chuyên gia phong thủy cho rằng, việc trông cây bên cạnh đem lại không khí trong lành, tươi mát cho căn hộ mà còn giúp thu về tài lộc, may mắn cho gia chủ. Theo phong thủy, việc trồng các loại cây cảnh phù hợp cũng có thể ảnh hưởng tới vận khí căn hộ, đem lại tài lộc, may mắn và...