Ẩn ý Thổ Nhĩ Kỳ khi mời Nga – Mỹ ra khỏi Syria
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Nga và Mỹ không thể giải quyết Syria bằng quân sự thì nên ra khỏi Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có ý định mời lực lượng quân sự của Nga và Mỹ ra khỏi Syria sau khi Tuyên bố chung Nga- Mỹ về tình hình Syria được đưa ra dưới sự thống nhất của Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin bên lề Diễn đàn kinh tế APEC tại Việt Nam.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Sochi.
Theo TASS, Tổng thống Erdogan cho hay đã nắm các nội dung trong tuyên bố chung trên và nhận thấy không có giải pháp quân sự nào phù hợp cho chế độ ở Syria hiện nay.
Phát biểu trên kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ Haber Turk trước đi lên máy bay thăm Nga, Tổng thống Erdogan cho biết, ông cảm thấy khó hiểu về tuyên bố chung của Nga- Mỹ về Syria.
“Tôi cảm thấy khó khăn để hiểu một tuyên bố như vậy, nhưng nếu một giải pháp quân sự không phải là lối thoát, thì những người nói lên điều đó nên rút hết quân khỏi Syria” – Tổng thống Erdogan nói bóng gió.
Tài liệu của tuyên bố chung nêu rõ, các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã đi đến một thỏa thuận rằng cuộc xung đột ở Syria không thể giải quyết bằng một giải pháp quân sự.
Thay vào đó, hai nhà lãnh đạo khẳng định rằng phương pháp giải quyết tình hình Syria phải được tìm thấy phù hợp với Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an LHQ, trong khuôn khổ của Quy trình Geneva.
Nhà lãnh đạo Trump và người đồng cấp Putin cũng lưu ý về các nỗ lực gần đây của Tổng thống Syria Bashar Assad trong quá trình Geneva, cải cách hiến pháp và các cuộc bầu cử công khai. Theo nội dung của tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã xác nhận rằng những bước này sẽ đòi hỏi việc thực hiện đầy đủ nội dung thuộc Nghị quyết UNSCR 2254 của LHQ.
Video đang HOT
Quay trở lại việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mời quân đội Nga và Mỹ về nước sau khi đồng thuận chính sách quân sự áp dụng ở Syria là không hiệu quả.
Đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra ngay trước chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Erdogan đã đặt ra một dấu hỏi lớn.
Chuyến thăm Nga lần này được cho là sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đánh dấu mốc khôi phục lại gần như hoàn toàn quan hệ Nga- Thổ Nhĩ Kỳ bị tổn thương sau vụ Ankara bắn rơi tiêm kích Su-24 khiến 2 phi công Nga thiệt mạng.
Trong cuộc đối thoại song phương giữa hai Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ “có thể được coi là gần như hoàn toàn được nối lại”.
Người đứng đầu nhà nước Nga ghi nhận gần như khôi phục hoàn toàn các quan hệ kinh tế, được khẳng định bởi các chỉ số tăng trưởng thương mại ngày càng tăng. Trong 10 tháng đầu năm, tăng trưởng là 36%.
Tiến bộ này sẽ cho phép dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt và các rào cản thương mại.
Tổng thống Putin dự định tiếp tục liên lạc thường xuyên với Erdogan.
Về phía Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan cho biết quan hệ song phương đang tiến triển “từng phút một”.
Là một trong kênh triển khai quân sự tại Syria do Nga dẫn đầu, Thổ Nhĩ Kỳ mong mỏi Nga rút quân về nước?
Ngoài khôi phục quan hệ song phương Nga- Thổ Nhĩ Kỳ, ắt hẳn, ông Erdogan cũng muốn bàn bạc về hợp tác tại Syria.
Nói về khả năng mời Nga và Mỹ ra khỏi Syria, ông Erdogan có lẽ đang thăm dò phản ứng của hai lực lượng áp đảo trên mặt trận Trung Đông thế nào.
Cần nhắc lại, lực lượng quân đội Nga được triển khai tại Syria theo lời mời từ Tổng thống đương nhiệm Syria – ông Bashar al-Assad trong nhiệm vụ chống khủng bố.
Trong khi đó, lực lượng quân sự Mỹ thì không. Và ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy. Song Nga đã tính đếm tới các hợp tác của Ankara và cho rằng, công việc của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Syria như những quốc gia bảo lãnh của tiến trình Astana tiếp tục mang lại kết quả, nhưng cần phải tăng cường các nỗ lực nhằm ổn định tình hình trong dài hạn.
Nếu nhắc tới việc rút quân khỏi Syria do biện pháp quân sự không hiệu quả, chẳng phải chính Ankara cũng nên ngẫm lại?
Theo Huy Vũ
Báo Đất việt
Chiến trường Syria rối ren hơn vì sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ?
Chiến trường Syria được dự báo sẽ "chia năm sẻ bảy" sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan xác nhận sẽ can thiệp quân sự vào vùng biên giới Idlib.
Tuy nhiên, phía Thổ Nhĩ Kỳ vẫn một mực khẳng định, mục đích chính của đợt triển khai quân lần này không phải là tìm kiếm xung đột với chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad hay các lực lượng địa phương trong khu vực, mà chỉ nhằm đảm bảo an ninh tại khu vực nơi mà những cuộc xung đột bạo lực nhất đang diễn ra.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan quyết can thiệp vào chính trường Syria. (Ảnh minh họa: Reuters)
Bất kể được cho là ngầm ủng hộ lực lượng đối lập Quân đội Syria tự do (FSA), thì một trong những nhiệm vụ then chốt của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khi hiện diện ở Idlib vẫn được khẳng định là sẽ làm cho cuộc đình chiến giữa quân chính phủ và các lực lượng đối lập địa phương trở nên "bền vững". Với mục đích này, lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hình thành các điểm quan sát và giám sát ngừng bắn.
Bình luận về chiến dịch quân sự sắp tới tại Idlib của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng tập trung vào hỗ trợ lực lượng Quân đội Syria tự do chống lại các phần tử khủng bố Mặt trận Al-Nusra, ông Erdogan cho rằng tình hình tại biên giới với Syria là một mối đe dọa với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Tổng thống Erdogan, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không làm điều này, bom sẽ rơi xuống các thành phố của họ, đồng thời tiết lộ đây là việc làm nhằm đảm bảo an toàn cho vùng giảm căng thẳng được thống nhất thiết lập giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran theo cuộc đàm phán ở Astana hồi tháng 9.
Khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho phép một hành lang khủng bố được thiết lập dọc biên giới, ông Erdogan đồng thời thông báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác với nhóm Quân đội Syria tự do trong phạm vi tỉnh Idlib và phối hợp với Nga ở ngoài phạm vi tỉnh này.
Hiện nay phần lớn tỉnh Idlib đang nằm trong sự kiểm soát của Mặt trận Al-Nusra nhưng đây cũng là nơi có một khu vực giảm căng thẳng nhằm đảm bảo không xảy ra xung đột giữa phiến quân đối lập và quân đội Syria.
Mặc dù phía Thổ Nhĩ Kỳ luôn khẳng định mục tiêu chính của các chiến dịch can thiệp quân sự tại Syria vẫn là nhằm vào các phần tử khủng bố, tuy nhiên lâu nay, chính quyền Syria liên tục chỉ trích các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Syria. Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh rằng, cuộc chiến chống khủng bố trên lãnh thổ Syria chỉ có thể được tiến hành với sự phối hợp với chính quyền Damacus.
Rõ ràng, vào thời điểm hiện nay, bất kỳ tính toán sai lầm của một trong các bên đều có thể khiến Syria - đất nước vốn bị tàn phá nặng nề bởi xung đột sẽ lại càng lún sâu hơn vào vòng xoáy bất ổn.
Sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria thời điểm này được giới chuyên gia cảnh báo sẽ càng khiến tình hình chiến sự tại quốc gia Trung Đông này sẽ càng trở nên phức tạp hơn, và tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường. Và cũng không thể loại trừ khả năng Syria sẽ trở thành mồi lửa làm bùng nổ "thùng thuốc súng" Trung Đông lâu nay vốn đã tiềm ẩn rất nhiều mâu thuẫn giữa các lực lượng và phe phái phức tạp.
Theo Phương Anh
VOV
Sếp tình báo Nga: Khủng bố IS đang thiết lập mạng lưới mới Quan chức này cho biết khủng bố IS không chỉ gây họa ở "thế giới thực" mà trên mạng internet, chúng cũng gieo rắc nhiều thông tin độc hại. Khủng bố IS được cho là đang tìm cách xây dựng mạng lưới mới. Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga Aleksandr Bortnikov nói rằng tàn dư của khủng bố IS sẽ...