Ẩn ý khi mời TQ thăm tàu sân bay hạt nhân Mỹ
Tướng quân đội hàng đầu Trung Quốc hôm qua tham quan tàu sân bay hạt nhân Ronald Regan trong chuyến thăm của ông tới Mỹ.
Thượng tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, hôm 13/5 thăm tàu sân bay hạt nhân Ronald Reagan ở thành phố San Diego, bang California. Cùng đi với ông Phòng là Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương.
Các tướng lĩnh quân đội Trung Quốc không còn xa lạ với các tàu chiến, tàu sân bay Mỹ. Đô đốc hải quân Ngô Thắng Lợi năm ngoái cũng đến thăm tàu sân bay Carl Vinson. Nhưng chuyến thăm của ông Phòng là ví dụ mới nhất cho thấy những nỗ lực thúc đẩy quan hệ quân sự giữa hai nước, khi Trung Quốc đang đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, đầu tư vào những vũ khí tinh vi.
Ngày 14/5, ông Phòng dự kiến thăm Đại học Quốc phòng ở Washington và gặp Tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ ở Lầu Năm Góc vào ngày 15/5.
Tướng Phòng Phong Huy.
Chuyến thăm của ông Phòng là dịp để hai bên thảo luận về căng thẳng trên Biển Đông.
“Họ sẽ nói về những lĩnh vực mà chúng tôi thống nhất cũng như những vấn đề chúng tôi có điểm khác biệt”, một quan chức Mỹ giấu tên nói.
Quan chức cho biết phía Mỹ không nhất trí với một số cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề ở Biển Đông.
Không chỉ vậy, giới quan sát còn cho rằng, trong bối cảnh Biển Đông đang căng thẳng, chuyến thăm của tướng Trung Quốc là dịp để Mỹ cho Trung Quốc xem sức mạnh hải quân.
Video đang HOT
Được biết, tàu sân bay USS Ronald Reagan là chiếc thứ 9 của lớp Nimitz, cũng là một trong những tàu sân bay tiên tiến nhất hiện có của Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay hạt nhân Ronald Reagan của hải quân Mỹ
Tàu USS Ronald Reagan bàn giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2003, các trang thiết bị quan trọng như đảo tàu đều đã được thiết kế hoàn toàn mới, tính năng tổng thế được tiếp tục cải thiện so với các tàu sân bay trước đó.
USS Ronald Reagan mang trên mình khoảng 60 máy bay chiến đấu các loại cùng thủy thủ đoàn, hệ thống vũ khí tinh vi và hiện đại nhất. Nó được xem là sân bay chiến đấu di động lớn nhất trên thế giới có kí hiệu là CVN 76 với thủy thủ đoàn lên đến hàng nghìn người để hỗ trợ cho các hoạt động bay.
Theo Báo Đất Việt
Tổng thống Mỹ Obama: Một năm uy tín "bầm dập" và 2014 đầy thách thức
Sau một năm đầy sóng gió, tỉ lệ cử tri ủng hộ các quyết sách của Tổng thống Mỹ Obama đã xuống mức thấp kỷ lục. Câu hỏi đặt ra là liệu ông Obama sẽ làm gì trong năm 2014 để trở lại với tư cách một lực lượng thúc đẩy tiến bộ.
Ông Barack Obama đã có một năm 2013 đầy sóng gió
Phát biểu trong buổi họp báo cuối cùng của năm 2013, Barack Obama trông như một người đã chấp nhận mình sẽ nhận phần rỗng không của chiếc kẹo mùa Giáng sinh này.
Sau một năm tồi tệ đến mức này, ông chủ Nhà Trắng có thể được cảm thông nếu dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi trên đảo Hawaii để xoa đầu Bob - Đệ nhất cẩu của Nhà Trắng - và thì thầm rằng "ít nhất còn mày hiểu tao, nhóc ạ".
12 tháng qua là những ngày bầm dập với ông Obama, bắt đầu với những hy vọng lớn cho một nhiệm kỳ hai, nhưng kết thúc với tỉ lệ ủng hộ xuống mức thấp kỷ lục tại 41%. Con số này thấp tương đương với tỉ lệ ủng hộ mà người tiền nhiệm của ông là George W. Bush có được sau năm đầu nhiệm kỳ hai.
Chỉ cần nhìn vào những câu hỏi được ném về phía ông Obama trước kỳ nghỉ Giáng sinh là đủ thấy tất cả, khi nó xoáy sâu một cách không thương tiếc vào thất bại lớn nhất trong năm của vị Tổng thống. Đó không phải việc triển khai chương trình bảo hiểm y tế Obamacare, hay một loạt tài liệu bí mật của Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) bị rò rỉ - mà là một thứ hàng hóa quý giá hơn nhiều: uy tín của ông Obama với công chúng.
"Phải chăng năm nay là năm tệ nhất từ ngày ông trở thành Tổng thống?", một ai đó hỏi với sự thẳng thừng tàn nhẫn và bầu không khí đi xuống từ đây. Ông Obama còn được thông báo rằng tổ chức Politifact đã tặng cho ông danh hiệu "Lời nói dối của năm", khi ông tuyên bố câu khẩu hiệu của chương trình Obamacare: "nếu các bạn thích chương trình bảo hiểm của mình, bạn có thể giữ nguyên chương trình đó".
Lại ám chỉ tới những lời nói dối, một phóng viên khác hỏi ông Obama liệu ông có thực sự tin rằng những lời đảm bảo ông nói với người Mỹ rằng, các chương trình do thám của NSA đã bị "dẹp bỏ", và không còn điều gì phải lo lắng.
Thậm chí cả một thành phố nhiều chia rẽ như Washington cũng đồng tình rằng uy tín của ông Obama đã chạm đáy. Câu hỏi đặt ra là liệu ông chủ Nhà Trắng có khác với người tiền nhiệm George W Bush - người mà tỉ lệ ủng hộ không bao giờ phục hồi - để trở lại hay không.
So với ông Bush, Obama hiện có một số lợi thế, khi kinh tế Mỹ đang hồi phục chứ không lao dốc như năm đầu nhiệm kỳ hai của ông Bush.
Và cho dù ông Obama có mắc kẹt trong cuộc chiến với những đối thủ đảng Cộng hòa tại Quốc hội, ông không bị ám ảnh bởi một cuộc chiến tranh thực sự và sai lầm đến vô vọng như Bush phải đối mặt tại Iraq.
Trái lại, 2014 sẽ là năm mà các binh sỹ Mỹ cuối cùng cũng rời Afghanistan, điều đó có nghĩa là ông Obama có điều gì đó để ăn mừng đã được lên lịch sẵn.
Còn đối với Obamare, cho dù không thể được gọi là thành công, ít nhất các website đăng ký và các công ty giao dịch đang dần tăng tốc, và các "nạn nhân" của cuộc chiến đó - những người phải móc hầu bao nhiều hơn để mua bảo hiểm y tế - có số lượng khá nhỏ.
Và cũng không loại trừ khả năng ông Obama có thể cứu vãn được uy tín thông qua chính sách đối ngoại - điều từng xảy ra với Ronald Reagan ở cuối nhiệm kỳ hai - khi ông được hỗ trợ bởi John Kerry, một vị Ngoại trưởng mà sự nhiệt huyết và sẵn sàng trở thành người dẫn dắt (không giống như sếp của mình), đã nhận được nhiều sự ngợi khen từ các quốc gia trong năm nay.
Reagan từng cho thấy vì sao chuyện đó là có thể. Đầu năm 1987, tỉ lệ ủng hộ ông tụt xuống 42% do bê bối liên quan đến buổi chào đón đội vô địch giải bóng bầu dục SuperBowl tới Nhà Trắng. Trong khi đội trưởng của đội bóng cảm ơn các cổ động viên, Reagan bị máy quay "chộp" được đang mấp máy môi "vâng, tôi cũng từng có người hâm mộ đấy".
Nhưng cũng trong năm đó, tỉ lệ ủng hộ của ông đã tăng trở lại và vượt 50%, khi ông được ghi nhận cho mối quan hệ bất ngờ nồng ấm hơn với Liên Xô (cũ), và đã có cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với Mikhail Gorbachev.
Câu hỏi thực sự lúc này đó là liệu Obama cùng một loạt các cố vấn tại Nhà Trắng - những người liên tục quay lưng lại với Quốc hội, bao gồm từ cả những người Dân chủ - có thể trở lại là một lực lượng vì sự tiến bộ hay không.
Hiện một cuộc đấu đá ngay trong tháng Giêng liên quan đến các lệnh cấm vận chống lại Iran đã hiển hiện, sau khi Nhà Trắng lỡ tuyên bố rằng sẽ phủ quyết một dự luật được đồng bảo trợ bởi 15 thượng nghị sỹ đảng Dân chủ, mà dự kiến có thể thu hút thêm 15 chữ ký bảo trợ nữa.
Nhưng thay vì tìm kiếm sự đồng thuận với các thượng nghị sỹ Dân chủ, những người đang đối mặt với cuộc đua bầu cử giữa nghiệm kỳ - mà một vài trong số họ có các mạnh thường quân và cử tri muốn có quan điểm cứng rắn với Iran - ông Obama lại nhân buổi họp báo cuối năm để chỉ trích họ.
"Tôi nghĩ rằng kiểu chính trị tỏ ra cứng rắn với Iran thường chỉ phát huy tác dụng khi bạn chạy đua tranh cử, hoặc nếu bạn đã nhậm chức", ông Obama tuyên bố, với giọng điệu của một người đã không còn bận tâm để chuyện tranh cử. Đây chính là một kiểu vụng về không cần thiết, vốn đã trở thành "thương hiệu" trong cách Nhà Trắng giải quyết những bất đồng với Quốc hội.
Ông Obama hoàn toàn đúng khi nói rằng mình còn nhiều thách thức phải đối mặt trong năm 2014, nhưng những sự hậu thuẫn sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có sự thay đổi thái độ từ người đứng đầu.
"Một vài ngày nghỉ ngơi và tắm nắng" là liều thuốc vị Tổng thống tự kê cho mình để làm lành những vết thương của 2013, nhưng xem ra có vẻ nó vẫn chưa đủ.
Theo Dantri
Chuyện thật về "Điện thoại đỏ" giữa Liên Xô và Mỹ Cách đây 50 năm, Liên Xô và Mỹ đã có sự "đồng tâm hiệp lực" hiếm hoi khi xây dựng một đường dây nóng để liên lạc giữa hai cường quốc mà giới truyền thông khi đó đặt tên là "Điện thoại đỏ". Có thông tin nói rằng với "Điện thoại đỏ", Tổng thống Mỹ có thể gọi thẳng đến Điện Kremlin bất...