Ẩn ý của ông Tập Cận Bình khi gọi ông Biden là “bạn cũ”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như muốn gửi đi một thông điệp khi gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden là “bạn cũ” trong cuộc họp thượng đỉnh sáng nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hôm 15/11 (Ảnh: New York Times).
Tại cuộc họp thượng đỉnh được tổ chức trực tuyến hôm 15/11, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết ông rất vui khi được gặp lại “người bạn cũ” Joe Biden, đồng thời nói rằng Mỹ và Trung Quốc cần phải hợp tác chặt chẽ hơn.
Theo hãng tin Reuters, tại Trung Quốc, cụm từ “lao peng you” (người bạn cũ) thể hiện sự yêu mến, cũng như cho thấy mức độ quen thuộc và tin cậy.
Khi gọi ông Biden là “bạn cũ”, ông Tập có lẽ muốn gợi nhắc lại chuyến thăm Trung Quốc của ông Biden vào tháng 8/2011. Lúc đó, cả ông Tập và ông Biden đều chưa giữ vị trí lãnh đạo cao nhất của đất nước. Cả hai đã dành nhiều giờ trò chuyện và cùng đi thăm tỉnh Tứ Xuyên.
Video đang HOT
Ông Wang Huiyao, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết việc ông Tập Cận Bình sử dụng cách nói “người bạn cũ” trong cuộc họp quan trọng với ông Biden nhằm thể hiện thiện chí thực sự.
Daniel Russel, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về châu Á dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, cho rằng ông Tập Cận Bình chủ ý gọi như vậy.
“Ông Tập chào ông Biden là “người bạn cũ của tôi”, sau khi ông Biden từng phủ nhận việc họ là bạn vào mùa hè năm nay. Đáp lại, ông Biden, với một nụ cười rạng rỡ, dường như nhắc nhở ông Tập rằng tất cả các nước – bao gồm cả Trung Quốc – đều phải chơi theo luật”, ông Russel nói.
Trước đó, tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ hồi tháng 6, một phóng viên đã hỏi ông Biden rằng: “Ông đã nói nhiều lần rằng có lẽ ông đã dành nhiều thời gian với Chủ tịch Tập hơn bất kỳ lãnh đạo thế giới nào khác. Liệu sắp tới ông có nói chuyện với ông ấy với tư cách hai người bạn cũ để yêu cầu ông ấy cho phép các nhà điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, những người đang cố gắng tìm hiểu tận cùng nguồn gốc Covid-19, tiếp cận Trung Quốc một cách cởi mở hay không?”.
Đáp lại, chủ nhân Nhà Trắng nói: “Tôi muốn làm rõ điều này: Chúng tôi hiểu rõ về nhau, nhưng chúng tôi không phải là bạn cũ. Đó thuần túy là quan hệ công việc”.
Giáo sư Shi Yinhong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Trung Quốc, cho biết ông Tập Cận Bình vẫn sử dụng cách nói “người bạn cũ”, bất chấp mối quan hệ khó khăn giữa hai nước.
“Khi người Trung Quốc chúng tôi gọi ai đó là bạn cũ, nghĩa là chúng tôi đã biết họ từ lâu. Nhưng một “người bạn cũ” không nhất thiết có nghĩa anh ta vẫn là một người bạn thực sự”, giáo sư Shi nói.
Trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao hiện nay, ông Biden có thể không muốn quá nhiều đồng minh và đối thủ chính trị của Mỹ coi ông là “một người bạn”.
Trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Trung, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki đã được hỏi về cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo. Bà Psaki cho biết: “Tôi có thể xác nhận ông Biden vẫn không coi ông Tập là “bạn cũ”, và điều đó vẫn nhất quán”.
Ông Biden đã gặp ông Tập nhiều lần khi ông còn là Phó Tổng thống dưới thời Barack Obama. Ông Biden cũng nhiều lần nói rằng ông đã “đi 17.000 dặm” cùng ông Tập và phát triển mối quan hệ với nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Thượng đỉnh Mỹ - Trung: Nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung trong nhiều vấn đề
Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra theo hình thức trực tuyến vào sáng 16/11 (giờ Việt Nam) đã kết thúc sau hơn 3 giờ thảo luận về những vấn đề căn bản và chiến lược.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là cuộc hội đàm chính thức đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1 năm nay. Sự kiện được dư luận thế giới theo dõi sát và kỳ vọng về một kết quả tích cực, giúp hai cường quốc giảm leo xuống thang căng thẳng.
Theo truyền thông Trung Quốc, phái đoàn Trung Quốc tham gia hội đàm trực tuyến gồm Chủ tịch Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Lưu Hạc, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Tạ Phong và thành viên Bộ chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Đinh Tiết Tường. Phái đoàn Mỹ gồm Tổng thống Joe Biden, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan.
Tại cuộc hội đàm, cả Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đều kêu gọi phát triển quan hệ Mỹ - Trung lành mạnh và ổn định. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi lập trường xung quanh vấn đề cạnh tranh mạnh mẽ giữa hai nước về công nghệ và chính sách công nghiệp trong khi vẫn nỗ lực bảo đảm tránh nguy cơ xảy ra xung đột quân sự. Hai bên cũng trao đổi thẳng thắn về những mâu thuẫn, trong đó có vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về những lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác, bao gồm không phổ biến vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Trung Quốc khẳng định hai nước cần tôn trọng nhau, cùng tồn tại trong hòa bình, theo đuổi hợp tác cùng có lợi và giải quyết tốt các vấn đề nội địa trong lúc gánh vác trách nhiệm quốc tế. Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden nêu rõ hai nước cần đảm bảo rằng quan hệ song phương không đi vào con đường xung đột. Ông Joe Biden khẳng định: "Trách nhiệm của chúng ta - với tư cách là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Mỹ - là phải đảm bảo rằng sự cạnh tranh giữa hai nước không dẫn tới xung đột, cho dù là trong dự định hay ngoài ý muốn. Nói đơn giản hơn, hai nước sẽ cạnh tranh thẳng thắn".
Theo Tổng thống Mỹ, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới "cần thiết lập một số nhận thức chung", trong đó "đề cập rõ ràng và trung thực về những điểm bất đồng và hợp tác cùng nhau trong các vấn đề cùng có lợi, đặc biệt là trong các vấn đề quan trọng biến đổi khí hậu".
Nhà Trắng thông báo thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung Ngày 12/11, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào tối 15/11 (theo giờ Mỹ). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái). Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen...