Ẩn ý chính trị trong trang phục của bà Kamala Harris
Tân phó tổng thống Mỹ thường xuất hiện với vẻ ngoài đơn giản, chuộng đồ tông trung tính.
Trong phần lớn sự nghiệp của mình, bà Kamala Harris gắn bó với trang phục có tính ứng dụng cao, không cầu kỳ. Tuy nhiên, các lựa chọn về thời trang đã nói lên cách tiếp cận chính trị của bà, theo Huff Post. Vẻ ngoài đặc trưng của bà Harris xoay quanh việc kết hợp quần dài màu tối, trung tính với những món đồ nhẹ nhàng hơn như hoa tai hay dây chuyền ngọc trai. Ảnh: Eric Baradat.
Joseph Rosenfeld – nhà tư vấn hình ảnh từng làm việc với các chính trị gia – gọi sự kết hợp thời trang của bà là “chiến lược tuyệt vời”. Người này nói với Huff Post: “Bà ấy mặc như vậy để truyền tải thông điệp ‘Tôi thân thiện, dễ gần, luôn ủng hộ và lắng nghe’. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa ‘Tôi cứng rắn. Tôi không có thời gian để lãng phí và chúng tôi cần phải hoàn thành công việc”. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, Hazel Clark – giáo sư nghiên cứu về Thời trang tại trường Thiết kế Parsons – cho biết một trong những vấn đề đối với phụ nữ trước công chúng là họ bị “soi” kỹ hơn nam giới. Hơn nữa, số tiền họ chi tiêu cho tủ quần áo của mình cũng bị để ý. Do đó, bà Harris có thể đang cố gắng tránh những điều gây bất lợi cho mình. “Dù an toàn, phong cách của bà vẫn toát lên nét cá tính. Bà ấy sẽ không ăn mặc hở hang đâu”, vị giáo sư nói thêm. Ảnh: Frederic J. Brown.
Video đang HOT
Những lựa chọn an toàn khiến bà Harris trông khác biệt hơn người đồng đảng. Nhà thiết kế trang phục Charlese Antoinette lưu ý: “Bạn sẽ thấy bà Elizabeth Warren (bên trái) mặc màu sắc tươi sáng và nổi bật hơn Kamala. Bà Warren có chút cấp tiến, tự do hơn trong các chính sách, hùng biện và suy nghĩ của mình. Trong khi đó, bà Harris lại bảo thủ hơn rất nhiều. Đó là nhận xét của tôi khi nhìn vào cách chọn đồ của cả hai”. Ảnh: Win McNamee.
Tình yêu của bà Harris dành cho giày Chuck Taylors đã thể hiện tinh thần làm việc chuyên nghiệp. Bà kiên quyết trong việc tìm kiếm các chính sách thiết thực để hỗ trợ bậc phụ huynh đang đi làm, đặc biệt là những bà mẹ. Bộ quần áo kết hợp với giày thể thao phản ánh sự liên quan trong chính trị của Harris với hàng triệu phụ nữ lao động. Ảnh: Hearst Newspapers.
Trong suốt đợt bầu cử, bà Kamala Harris hiếm khi xa rời chiếc khẩu trang màu đen. Hành động này mang ý nghĩa làm gương khi chính bà là người đề xuất mọi người đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.
Chân dung người phụ nữ da màu gốc Á đầu tiên sẽ trở thành Phó Tổng thống nước Mỹ
Với chiến thắng của ông Joe Biden, bà Kamala Harris đã làm nên lịch sử khi là người phụ nữ da màu đầu tiên trở thành Phó Tổng thống Mỹ, phá vỡ những rào cản đã từng tồn tại trong chính trường Mỹ suốt hơn hai thế kỷ qua.
Kamala Harris đã trở thành nữ phó Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Ảnh: CNN
Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sinh ngày 20/10/1964 tại Oakland, bang California, Mỹ. Trong tiếng Phạn, "Kamala"có nghĩa là "hoa sen" và bà luôn tự hào với nguồn gốc Ấn Độ đó của mình. Bà là người gốc Nam Á đầu tiên được bầu chức vụ phó Tổng thống, sẽ đại diện cho hàng triệu phụ nữ Mỹ, trở thành người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử.
Harris sinh ra từ một gia đình có cả bố và mẹ hoạt động trong phong trào dân quyền. Mẹ bà, Shyamala Gopalan, là người Ấn Độ và cha của bà, Donald Harris, một người gốc Jamaica, đã gặp nhau tại Đại học California và kết hôn. Họ ly hôn năm 1972 khi Harris và chị gái bà còn nhỏ. Sau đó, Harris được nuôi dưỡng bởi người mẹ là nhà nghiên cứu về ung thư và hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. Mẹ của Harris cũng được coi là người có ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc đời của bà. Bà Shyamala đã nuôi dạy các con gái rằng thế giới sẽ luôn coi họ là phụ nữ da màu, và đó cũng là cách bà tạo dựng hình ảnh của mình hiện nay.
Harris tốt nghiệp cử nhân Khoa học Chính trị và Kinh tế tại Đại học Howard, một trường đại học đầu tiên được thành lập dành cho phụ nữ da màu ở Washington vào năm 1986. Năm 1989, bà tốt nghiệp trường Luật Hastings của Đại học California. Bà Harris cũng thi đỗ và gia nhập văn phòng công tố quận Alameda với tư cách trợ lý luật sư quận vào năm 1990. Từ đó, bà bắt đầu dấn thân vào con đường chính trị.
"Phó tướng" Harris và Tổng thống đắc cử Joe Biden. Ảnh: CNN
Harris được coi là một ngôi sao đang lên trong chính trị của đảng Dân chủ suốt hai thập kỷ qua. Bà đã liên tục phá vỡ nhiều rào cản trong chính trường Mỹ. Năm 2003, Harris giành chiến thắng đầu tiên trong cuộc đua cho vị trí công tố viên quận San Francisco, bang California. Năm 2010, bà trở thành phụ nữ da màu đầu tiên được bầu làm tổng chưởng lý California, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên và cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này.
Năm 2016, bà Kamala Harris trở thành người phụ nữ da màu thứ hai được bầu làm thượng nghị sĩ Mỹ. Sau đó bà gây chú ý vào năm sau, khi bà trở thành người Mỹ gốc Ấn đầu tiên và phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên phục vụ trong cương vị thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, đại diện cho bang California.
Tại Thượng viện, bà đảm nhiệm các vị trí trong nhiều tiểu ban quan trọng, trong đó có Ủy ban An ninh nội địa và các vấn đề chính phủ, Ủy ban Đặc biệt về Tình báo, Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Phân bổ Ngân sách.
Năm 2020, bà Kamala Harris đã được ông Joe Biden lựa chọn là người đồng hành tranh cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Việc đề cử bà Kamala Harris tham gia cuộc đua vào vị trí Phó Tổng thống Mỹ được xem là tính toán khôn ngoan của ông Biden. Bà Kamala Harris cũng là nhân tố hút thêm phiếu từ các cử tri trẻ tuổi, cũng như từ những người da màu. Ở tuổi 56, bà Harris đang được nhiều người coi là ứng viên tổng thống sáng giá nhất của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2024.
Là một người da màu đã cho phép bà Harris, với tư cách cá nhân, lên tiếng về sự tàn bạo của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trên nước Mỹ. Là người phụ nữ có vị trí cao nhất từng được bầu trong chính phủ Mỹ, chiến thắng của bà đã giúp cho những phụ nữ - vốn đã mất hi vọng bởi thất bại của bà Hillary Clinton bốn năm về trước, nhen nhóm lại ý chí và quyết tâm
Sáng 7/11, ông Emhoff đã ăn mừng chiến thắng lịch sử của người vợ Harris bằng một cái ôm chặt và ấm áp, chỉ vài phút sau khi các hãng truyền thông công bố người chiến thắng. Ảnh: People
Trên chặng đường đi đến thành công hiện tại của bà Harris, không thể không nhắc đến người đàn ông luôn bên cạnh bà. Harris đã kết hôn với Doug Emhoff, một người đàn ông Do Thái sinh ra ở Brooklyn, New York vào tháng 8/2014. Giờ đây, ông cũng sẽ có tên trong danh sách kỉ lục khi trở thành phu quân phó Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Bà Harris từng gặp phải rào cản khi những người phụ nữ da màu tiên phong đi trước thường bị đánh giá thấp. Trong đó có nhà giáo dục Mary McLeod Bethune, nhà hoạt động dân quyền Fannie Lou Hamer và Hạ nghị sĩ Shirley Chisholm, ứng cử viên da màu đầu tiên tìm kiếm một đảng lớn đề cử tổng thống năm 1972.
"Chúng tôi không thường truyền đạt lại những câu chuyện của họ", bà Harris nói vào tháng 8 khi nhận đề cử chức phó tổng thống của đảng mình. "Nhưng là người Mỹ, tất cả chúng ta đều chịu ơn những người đi trước".
Buổi lễ phát biểu chiến thắng của ông Joe Biden và bà Harris tối 7/11 tại thành phố Wilmington, bang Delaware. Ảnh: CNN
Trong bài phát biểu mừng chiến thắng của mình tại Wilmington, bang Delaware, bà Harris đã không quên truyền cảm hứng tới nữ giới trên cả nước với niềm tin rằng bà là người phụ nữ đầu tiên nhưng chắc chắn không phải cuối cùng đảm nhận vị trí này vì Mỹ là quốc gia của "cơ hội". Bà cũng dành lời tri ân tới người mẹ quá cố và kêu gọi "nhổ tận rễ" chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và đề cao tinh thần đoàn kết.
Trong thời điểm hiện tại, bất chấp sự phấn khích xung quanh mình, bà Harris và ông Biden sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, bao gồm cả căng thẳng chủng tộc ngày càng sâu sắc ở Mỹ ,sau một đại dịch gây thiệt hại không cân xứng cho người da màu và loạtvụ cảnh sát giết người Mỹ da màu.
Công việc trong quá khứ của Harris với tư cách là một công tố viên cũng đã gây ra sự hoài nghi trong những người tiến bộ và những cử tri trẻ, những người đang mong bà ủng hộ sự thay đổi thể chế sâu rộng đối với những cải cách trong chính sách và hơn thế nữa.
Ông Joe Biden được lòng sao hạng A Hollywood như thế nào? Trong quá trình tranh cử, số đông người nổi tiếng ủng hộ ông Joe Biden. Đây được đánh giá là yếu tố thuận lợi cho ông trên cuộc đua vào Nhà Trắng. Rạng sáng 8/11 (giờ Việt Nam), CNN đưa tin ứng viên Joe Biden chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Theo ước tính của AP, cựu phó tổng...