Ăn xin, rác thải bủa vây Đà Lạt
Tối mùng 5 Tết, khu vực chợ và công viên Đà Lạt (Lâm Đồng) đông nghịt du khách, kéo theo tình trạng người ăn xin và rác thải bủa vây nhiều nơi.
21h ngày 1/2 (mùng 5 Tết), khu vực chợ Đà Lạt ken đặc người dân và du khách vui chơi khiến lối bậc thang dẫn vào chợ luôn trong tình trạng quá tải. “Chưa bao giờ tôi thấy người đi Đà Lạt đông đến thế. Đông thì vui thật nhưng mất vẻ lãng mạn của thành phố mộng mơ này”, chị Hương Anh, du khách đến từ TP HCM, chia sẻ.
Nhiều du khách bức xúc khi đội quân “cái bang” bủa vây lối cầu thang lên xuống chợ Đà Lạt.
Theo các tiểu thương, những người ăn xin xuất hiện từ mùng 3 Tết. “Tối đến, họ mới hoạt động tại chợ để tránh mặt cơ quan chức năng, ban ngày thì họ kéo đến các khu du lịch”, một tiểu thương cho biết.
Những đứa trẻ ăn xin ngồi ngay lối cầu thang lên xuống chợ Đà Lạt để du khách rủ lòng thương.
Hai đứa trẻ với chiếc mũ đựng tiền xin được của khách.
Video đang HOT
Có hơn 20 người ăn xin tập trung tại cầu thang và dọc vỉa hè đường Lê Đại Hành và Nguyễn Thị Minh Khai dẫn vào chợ Đà Lạt.
Nhiều du khách vô tư ăn uống và xả rác.
Một thùng rác chất đầy rác đặt bên cạnh các quán ăn, cửa hàng buôn bán tại chợ Đà Lạt.
Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết tình trạng ăn xin và rác thải mới nổi cộm trong dịp Tết năm nay.
“Về thông tin người ăn xin, chúng tôi sẽ kiểm tra lại vì trước đó UBND TP đã có chính sách hỗ trợ riêng cho những trường hợp lang thang, ăn xin. Còn nạn xả rác nơi công cộng, thật sự là vấn đề đau đầu. Du khách đến Đà Lạt đông là niềm vui với người dân chúng tôi nhưng buồn vì một số người đã xả rác bừa bãi. Mấy ngày nay, các chị lao công làm việc cả đêm lẫn ngày nhưng thu gom rác không xuể”, bà Ngọc nói.
Cũng theo bà Ngọc tới đây, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh sẽ đề xuất xây dựng bộ quy tắc ứng xử đối với du khách đến Đà Lạt, trong đó chú trọng đến vấn đề giữ vệ sinh môi trường tại nơi công cộng và các khu du lịch.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Du khách tấp nập du xuân, trung tâm Đà Lạt kẹt cứng
Sáng mùng 5 Tết, hàng chục nghìn du khách đổ về các khu du lịch TP Đà Lạt (Lâm Đồng) du xuân, khiến nhiều tuyến đường trong trung tâm thành phố bị kẹt cứng trong nhiều giờ.
Từ 8h sáng 1/2 (mùng 5 Tết), hàng chục nghìn du khách từ TP HCM, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Đăk Lăk... cùng đổ về các khu du lịch TP Đà Lạt du xuân khiến khu vực vòng xoay Bưu Điện Đà Lạt, đường Lê Đại Hành và Trần Quốc Toản bị kẹt nhiều giờ, xe cộ phải nhích từng chút một.
"Thường ngày, các tuyến đường ven hồ ít khi kẹt. Chỉ có 2-3 hôm nay, khách từ các tỉnh lên nhiều nên đường tắc từ sáng đến tối", anh Trần Xuân Minh, xe ôm ven bờ Hồ Xuân Hương cho biết.
Dòng ôtô nối dài trên đường Lê Đại Hành.
Du khách cuốc bộ trên vỉa hè ven hồ Xuân Hương để tránh dòng xe kẹt cứng.
Ngay khi xảy ra ùn tắc, bốn cảnh sát giao thông đã có mặt để điều tiết giao thông trên các tuyến đường ven hồ Xuân Hương. "Ba ngày nay, chúng tôi phải điều tiết giao thông hầu như cả ngày, do lượng du khách và xe cộ đổ về thành phố ngày càng đông", một cảnh sát giao thông nói.
Du khách ngồi nghỉ ngơi ven đường Trần Quốc Toản để chờ xe bớt tắc nghẽn rồi tiếp tục khởi hành du xuân. "Tui không nghĩ đường Đà Lạt năm nay kẹt dữ vậy", bà Hai, du khách đến từ An Giang, chia sẻ.
Một gia đình ở Lâm Đồng phải xin đường để luồn lách qua dòng ôtô tại vòng xoay Bưu điện TP Đà Lạt.
Giao thông tại vòng xoay rối loạn.
Đường Lê Đại Hành thường ngày chỉ chạy hai làn xe, nhưng sáng nay, các phương tiện đã tràn ra làm 6 làn xe khiến tình trạng ùn tắc kéo dài đến hơn 10h mới cơ bản ổn định.
Hai chiếc xe máy luồn lách qua những chiếc xe hơi để vào chợ Đà Lạt mua sắm.
Vẻ mệt mỏi của một em nhỏ cùng gia đình đi du lịch trong dòng xe kẹt cứng.
Cũng trong sáng 1/2, khu vực chợ Đà Lạt đông nghịt du khách tới mua sắm.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Cuộc sống của người Đà Lạt hơn 100 năm trước Đà Lạt được bác sĩ Alexandre Yersin (người Pháp gốc Thụy Sĩ) tìm ra vào hơn 120 năm trước, khi ấy chỉ là nơi sinh sống của đa số cư dân Lạch (một nhánh của dân tộc Cơ Ho). Sơ đồ lộ trình 3 đợt thám hiểm cao nguyên Lang Biang của bác sĩ Yersin. Trong đợt thứ hai vào năm 1893, bác...