Ăn vịt để “yêu” bền bỉ
Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng… Nhưng nếu kết hợp với một số vị thuốc thì lại là món ăn vừa khoái khẩu, lại rất tốt cho cánh mày râu, nhất là những người bị yếu kém chuyện phòng the.
Thịt vịt hầm hạt điều: hạt điều 200g, gà băm 100g, củ mã thầy 150g, vịt già 500g. Bột rau diếp, hành, gừng, muối, lòng trắng trứng, mì chính, bột ngô (ướt), dầu lạc, một lượng vừa đủ. Bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch dùng nước nóng chần, gia hành, gừng, muối, một lượng nhỏ. Đem hấp chín thì lấy ra, bỏ xương chặt thành 2 nửa. Giã nhỏ hạt điều và mã thầy, thịt gà băm, bột ngô, lòng trắng trứng gà, gừng, hành, muối, rượu, dầu lạc, đánh thành dạng hồ, bôi lên ngực vịt. Dùng dầu chao vịt cho mềm, vớt ra thái thành miếng dài, đặt lên đĩa, rắc vào một ít rau diếp. Ăn trong bữa ăn. Tác dụng: bổ thận cố tinh, dương suy, sỏi thận.
Thịt vịt cái già hầm khiếm thực: khiếm thực 200g, vịt cái già 1 con, hành, gừng, muối, mì chính, một lượng vừa đủ. Cắt tiết vịt bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch. Rửa sạch khiếm thực bỏ vào bên trong bụng vịt. Đặt vịt vào trong nồi đất, một lượng nước thích hợp. Dùng lửa to đun sôi, sau đó dùng lửa nhỏ. Hầm cho thịt vịt chín nhừ là được. Khi ăn gia mì chính. Tác dụng: cố thận sáp tinh, tư âm dưỡng vị, chữa thận hư, di tinh, tiết tinh sớm.
Thịt vịt hầm đông trùng hạ thảo: đông trùng hạ thảo 10g, vịt đực già 1 con, rượu, gừng, hành, hồ tiêu, muối, một lượng vừa đủ. Bóp chết vịt, bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch để ráo nước, chặt bỏ chân cho vào nước nóng chần, vớt ra để ráo nước, rửa đông trùng hạ thảo bằng nước ấm. Thái gừng tỏi, cầm đầu vịt, rạch theo cổ, nhét 3g đông trùng hạ thảo qua đầu vịt, dùng chỉ buộc chặt. Số đông trùng hạ thảo còn lại, cùng với gừng, hành nhét vào bụng vịt. Sau đó đặt vào bát chậu, cho ít nước, gia muối, hồ tiêu rượu, đậy kín đặt lên lồng hấp 2 tiếng đồng hồ là ăn trong bữa ăn. Tác dụng: bổ thận ích tinh tủy, trị ra mồ hôi, mồ hôi trộm, dương nuy, di tinh, đầu gối, lưng đau.
Thịt vịt hầm đinh hương: đinh hương 5g, thảo khấu 5g, nhục quế 5g, vịt 1 con, gừng, hành, muối, nước hàn, đường phèn, mì chính, dầu vừng, một lượng vừa đủ. Bóp chết vịt, bỏ lông, bỏ nội tạng rửa sạch. Cho đinh hương, nhục quế, đậu khấu vào nồi, nấu 2 lần, cả 2 lần lấy chừng 300g cho chín 6 phần thì vớt ra để nguội, đập nhỏ hành gừng. Cho nước vào nồi cho muối, đường phèn, mì chính khuấy đều. Lại cho vịt vào, đun nhỏ lửa, vừa khuấy động vừa rưới nước hàn, cho tới khi nước hàn ngấm vào thịt, có màu hồng sáng thì vớt ra, rồi lại chám dầu vừng thật đều vào thịt vịt là được. Ăn trong bữa ăn. Tác dụng: ôn bổ thận, ấm thận trợ dương. Dùng tốt người dương suy, xuất tinh sớm do thận dương hư.
Theo BS. Phó Thuần Hương
Sức Khỏe & Đời Sống
Rau hẹ chữa yếu sinh lý
Rau hẹ được dùng nhiều để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp. Nếu có 5 dấu hiệu sau bạn cần ăn hẹ vì bạn đã có những triệu chứng yếu sinh lý.
Video đang HOT
Hẹ là một loại rau ăn quen thuộc với nhiều cách chế biến đơn giản như ăn sống, xào, nấu canh...Bên cạnh đó hẹ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hẹ còn dùng để chữa yếu sinh lý cho đàn ông.
Các thành phần có trong lá hẹ là các loại đường (fructose, glucose, lactose, sucrose) và các loại hợp chất khác như sulfide, odorin, aliin, methylaliin, linalool, proteine, carbohydrate, chất xơ, carotene, vitamine C... có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ.
Thực tế, trong các bữa ăn hàng ngày, rau hẹ không chỉ được dùng nhiều để chế biến các món ăn mà người ta còn dùng hẹ để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp.
Trong Đông y, rau hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Vì thế, lá hẹ được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.
Ảnh minh họa
- Lá hẹ tươi rửa sạch, giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.
- Lá hẹ xào cùng tôm nõn tươi, ăn với cơm.
- Lá hẹ nấu với gan dê không chỉ bổ dương mà còn có tác dụng làm sáng mắt.
- Lá hẹ xào lươn: Lươn lọc bỏ xương cắt khúc xào cùng gia vị, gừng, tỏi, khi cạn cho lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút, ăn nóng.
Lợi ích của hẹ đối với sức khỏe
Theo Tây y, trong 1kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, cùng nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, chất xơ... có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Lá hẹ có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh:
Tiêu hoá kém: Hẹ có tính ấm, đặc biệt tốt cho dạ dày, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn nhanh. Không chỉ ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, ăn nhiều hẹ còn giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và chữa các triệu chứng khó chịu của bệnh đại tràng.
Giảm mỡ máu: Hẹ có tác dụng lưu thông máu, giải độc, còn giúp cơ thể giảm mỡ máy cũng như phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, thiếu máu, xơ cứng động mạch.
Chán ăn: Ăn nhiều rau hẹ, lá hẹ đều tốt cho sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em, người già đặc biệt là phụ nữ đang mang thai bởi có tác dụng kích thích khẩu vị, chống chán ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
Kháng viêm: Trong lá hẹ có chứa allicin, một loại dầu lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhất là khi bạn gặp các vết thương ngoài da, ăn nhiều lá hẹ rất mau lành.
Hen suyễn: Hẹ rất giàu vitamin A, ăn nhiều rau hẹ không chỉ tốt cho làn da, thị lực và phổi, mà còn giảm nguy cơ bị cảm lạnh, giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn...
Chữa đau lưng, đau thận.
Dấu hiệu bạn yếu sinh lý
Biểu hiện yếu sinh lý ở nam giới thì mỗi người có sự khác nhau, tùy thuộc vào cơ thể, thể chất, cũng như độ tuổi. Nói chung thì người yếu sinh lý đều không thể đạt đươc sự cương cứng đầy đủ để thỏa mãn trong tình dục. Dưới đây là một số biểu hiện yếu sinh lý ở đàn ông:
- Rối loạn cương dương: Biểu hiện là dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng đi khi giao hợp.
- Liệt dương: còn có hiện tượng dương vật bị mềm sớm, trước khi xuất tinh; thiếu cảm hứng tình dục; không xuất tinh; xuất tinh sớm; thiếu hay mất cực khoái.
- Rối loạn xuất tinh: Ham muốn, cương cứng, giao hợp, khoái cảm, xuất tinh là chuỗi các phản ứng bản năng của nam giới. Rối loạn xuất tinh có thể gây ra xuất tinh sớm, không xuất tinh hoặc xuất tinh ngược dòng.
- Giảm chức năng tình dục: Cảm giác ham muốn giảm hoặc mất dần, có thể do các yếu tố bất thường như: yếu tố tinh thần, chấn thương về tâm lý, stress.. cũng là yếu tố tác động đến sinh lý tình dục.
- Đau khi quan hệ tình dục: Là hiện tượng thường gặp của suy giảm chức năng tình dục, nam giới có cảm giác đau nhức khi cương cứng, do bị kích thích nên quy đầu dương vật, bao quy đầu, đau khi xuất tinh, tiểu buốt tiểu rát sau khi xuất tinh...
Theo VnMedia
Chữa liệt dương hiệu quả không ngờ từ loại dây leo mọc hoang Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy. Dây tơ hồng vàng có tên khoa học là Cuscuta sinesis Lamk. (thuộc họ bìm bìm). Là một loại dây ký sinh trên các cây khác, thân sợi có màu vàng hay nâu nhạt,...