Ăn vặt kiểu Campuchia
Hẳn là thực khách Việt Nam không còn xa lạ với món bánh mì Baguettes có nguồn gốc từ Pháp này. Món ăn đan xen hài hòa hương vị Á Đông và Tây phương này phổ biến dọc trên các con phố ở Phnom Penh.
Num Pang là loại bánh mì kẹp nhân patê, bơ hoặc sốt mayonnaise, cho thêm vài lát đu đủ xanh ngâm giấm, cà rốt, chả lụa và một chút tương ớt cay cay cho món ăn hoàn hảo.
Hẳn là thực khách Việt Nam không còn xa lạ với món bánh mì Baguettes có nguồn gốc từ Pháp này. Món ăn đan xen hài hòa hương vị Á Đông và Tây phương này phổ biến dọc trên các con phố ở Phnom Penh. Num Pang là loại bánh mì kẹp nhân patê, bơ hoặc sốt mayonnaise, cho thêm vài lát đu đủ xanh ngâm giấm, cà rốt, chả lụa và một chút tương ớt cay cay cho món ăn hoàn hảo.
Được mệnh danh là “món ăn quốc gia” của người Campuchia, món mì vẫn được người dân đất nước chùa tháp thưởng thức vào mỗi sớm mai này là những sợi mì làm từ loại gạo ngon lên men chan với nước sốt cà ri cá đậm hương sả, lá chanh và nghệ vàng. Nếu có cơ hội đến Phnom Penh, teen đừng quên thưởng thức tô mì nóng hổi bên cạnh đĩa rau sống, giá đỗ, dưa chuột và tương ớt cay cay nhé.
Món tráng miệng xinh xắn, đáng yêu này có nét tương tự như bánh trôi của người Việt. Làm từ bột gạo xay mịn, nặn thành hình tròn và luộc chín, từng viên bánh tròn nhân đường, trắng, dẻo thơm sẽ được “tắm” trong bát caramel hương cọ ngọt lịm, bên trên có điểm những sợi dừa tươi trông rất ngon mắt. Nhưng đừng vì nôn nóng mà bạn thưởng thức chúng vội vàng nhé, dễ nghẹn.
Cứ 8h30 sáng, trong các quán ăn khắp các con phố ở thủ đô Phnom Penh lại huyên náo tiếng thực khách gọi món sáng Bai Sach Chrouk, một kiểu cơm thịt heo nướng đơn giản mà vẫn rất tuyệt vời. Bên cạnh bát cơm trắng, dẻo thơm, nóng hổi là đĩa thịt heo xắt mỏng ướp sữa dừa, tỏi được nướng thơm, vàng ruộm cùng vài lát dưa chuột và chút tương ớt là thực khách có thể bắt đầu một ngày mới không gì hoàn hảo hơn thế.
Video đang HOT
Là món ăn “ruột” của sinh viên những buổi điểm tâm sớm mai hay tụ tập bạn bè sau những giờ học tập căng thẳng, mì xào Mi Char đủ khả năng xoa dịu những thực khách khó tính nhất. Chỉ mất 5 phút, từng sợi mì trứng vàng mềm lăn đều trong chảo nóng với thịt bò, trứng chiên và rau thơm sẽ được bày ngon lành trên đĩa, sẵn sàng cho thực khách thưởng thức cùng một chút tương ớt cay cay cho thêm phần ngon miệng.
Món hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Trung Quốc này cũng là một trong những bữa sáng hoàn hảo của người dân Campuchia. Làm từ những sợi bún mập trắng chan hòa cùng nước dùng ngọt vị thịt lợn hoặc thịt bò, bên trên là những lát hành tây, giá đỗ, hẹ, tôm tươi hòa lẫn vị cay cay của tương ớt, hủ tiếu của người Campuchia là món không ai có thể bỏ qua khi du lịch khám phá ẩm thực vùng đất này.
Trên các gian hàng di động của người bán hàng rong trên khắp con phố ở Phnom Penh, những nồi sò hấp quyện ớt, sả và lá chanh tỏa hương quyến rũ, dễ dàng níu chân thực khách yêu thích cuộc sống về đêm. Hãy dừng chân để thưởng thức đĩa sò hấp cùng quại bia ướp lạnh để cảm nhận cái ngon đặc sản miền nhiệt đới nhé!
Đây có lẽ là món ăn “lạ tai”, ngon và bổ dưỡng nhất của người dân Campuchia. Bí ngô sau khi bỏ hạt, được nhồi một hỗn hợp đặc sệt gồm lòng đỏ trứng, đường và sữa dừa sẽ được hấp trong khoảng nửa giờ cho “thịt” bí và nhân chín đều, vàng ruộm rồi lấy ra và cắt thành từng miếng màu vàng quyện màu sữa trông rất đẹp mắt, khiến không ít những “tâm hồn ăn uống” phải thổn thức.
Mê mẩn hương vị của loạt các phiên bản hủ tiếu miền Nam
Nếu như ẩm thực miền Bắc nổi tiếng với các món phở thì ở miền Nam lại có món hủ tiếu bình dân với vô vàn những phiên bản hấp dẫn khó cưỡng
Hủ tiếu gõ
Món hủ tiếu miền Nam đầu tiên phải kể đến là hủ tiếu gõ Sài Gòn. Đây không chỉ là một món đặc sản bình dân mà nó còn là một nét văn hóa không thể trộn lẫn với bất kỳ đâu của thành phố hoa lệ này.
Món hủ tiếu miền Nam đầu tiên phải kể đến là hủ tiếu gõ Sài Gòn. Ảnh: foodcollectionsmy
Chẳng ai biết được món hủ tiếu miền Nam này có khi nào và do ai sáng tạo nên. Chỉ biết rằng người dân Sài thành từ lâu đã quen thuộc với hình ảnh những chiếc xe hủ tiếu đơn sơ với nồi nước lèo nóng hổi, đôi ba cái bàn ghế nhựa cùng tiếng gõ lóc cóc vang lên khắp các tuyến đường hay con hẻm trong thành phố.
Chẳng ai biết được món hủ tiếu miền Nam này có khi nào và do ai sáng tạo nên. Ảnh: maryderoux
Cũng chính vì tiếng lóc cóc ấy mà người ta mới đặt cho món hủ tiếu miền Nam này cái tên dân dã như vậy thay vì đặt tên theo địa danh hoặc theo nguyên liệu chế biến như những phiên bản khác. Hủ tiếu gõ bình dân là bởi nguyên liệu chế biến món ăn này vô cùng đơn giản.
Một tô hủ tiếu thường gồm có bánh hủ tiếu, thịt nạc heo thái mỏng, da heo xoắn, thêm vài vọng giá hẹ và tóp mỡ béo giòn,... Ảnh: maryderoux
Một tô hủ tiếu thường gồm có bánh hủ tiếu, thịt nạc heo thái mỏng, da heo xoắn, thêm vài vọng giá hẹ và tóp mỡ béo giòn,... rồi chan thêm một ít nước lèo ninh từ xương nữa, tuy nhiên mỗi thứ chỉ có một chút chứ không đầy đặn như các món phở ngoài bắc. Ấy vậy mà nó luông được xem là món ăn "quốc dân" của giới lao động, văn phòng và biết bao thế hệ học sinh, sinh viên ở đất Sài Gòn.
Hủ tiếu Nam Vang
Một món hủ tiếu miền Nam nữa rất được lòng các tín đồ ẩm thực Việt Nam chính là hủ tiếu Nam Vang. Món ăn này tuy là do người Tiều chế biến nhưng được bán lần đầu tiên là ở thủ đô của Campuchia.
Một món hủ tiếu miền Nam nữa rất được lòng các tín đồ ẩm thực Việt Nam chính là hủ tiếu Nam Vang. Ảnh: foodpassion716
Hủ tiếu Nam Vang chính gốc thường chỉ có thịt heo nạc cắt lát, thịt bằm cùng chút rau ăn kèm là giá và xà lách, còn phần nước lèo thì ninh bằng xương nên vị ngọt thanh tự nhiên. Khi món ăn này được du nhập đến một đất nước mới, thì lại được thay đổi ít nhiều nguyên liệu để phù hợp với khẩu vị người dân địa phương, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Món ăn được bán lần đầu tiên là ở thủ đô của Campuchia. Ảnh: lanwiththi
Tại các tỉnh miền Nam mà nhất là ở TP.HCM, món này thường sẽ có thêm rất nhiều loại topping khác như tim, phèo non, gan heo, trứng cút, tôm,... rau ăn kèm thì còn có thêm rau cần hoặc tần ô. Tất cả khiến cho tô hủ tiếu trông đầy đặn và hấp dẫn hơn hẳn.
Khi du nhập đên Việt Nam, nó được gia giảm ít nhiều để hợp khẩu vị hơn. Ảnh: llickthespoon
Hủ tiếu Mỹ Tho
Mỗi khi có dịp du lịch Tiền Giang, người ta lại kháo nhau phải ghé lại Mỹ Tho để ăn cho bằng được tô hủ tiếu đặc sản của miền đất này. Điều tạo nên nét đặc trưng cho món hủ tiếu miền Nam này là ở cọng hủ tiếu nhỏ và dai chứ không bở như nhiều nơi khác.
Mỗi khi có dịp du lịch Tiền Giang, người ta lại kháo nhau phải ghé lại Mỹ Tho để ăn cho bằng được tô hủ tiếu ở đây. Ảnh: foodcollectionsmy
Nhưng quan trọng nhất vẫn là phần nước lèo trong vắt được ninh từ xương ống, một ít tôm và mực khô cùng các loại rau củ và gia vị để tạo độ ngọt và hương thơm. Thêm vào đó là đủ các loại topping khác như tóp mỡ, gan heo, sườn non, thịt xá xíu, trứng cút,... ăn kèm là hành lá, rau cải thảo và ít ngò tây.
Quan trọng nhất vẫn là phần nước lèo trong vắt được ninh từ xương ống và một số nguyên liệu khác. Ảnh: saigoncuatui
Ngoài hủ tiếu nước thì ngày nay người ta còn sáng tạo thêm hủ tiếu khô với các nguyên liệu tương tự, chỉ khác là phần nước lèo sẽ được để riêng chứ không chan trực tiếp vào tô. Nếu thích bạn cũng có thể cho thêm ít chanh, ớt và nước tương để hương vị thêm đậm đà và trọn vẹn hơn.
Hủ tiếu Sa Đéc
Nhắc đến những món hủ tiếu miền Nam mà bỏ qua hủ tiếu Sa Đéc thì quả là một thiếu sót vô cùng. Món đặc sản Đồng Tháp này thường bị nhầm lẫn với hủ tiếu Nam Vang vì nguyên liệu chế biến khá giống nhau.
Nhắc đến những món hủ tiếu miền Nam mà bỏ qua hủ tiếu Sa Đéc thì quả là một thiếu sót vô cùng. Ảnh: damanfood
Tuy nhiên, hủ tiếu Sa Đéc vẫn có những điểm đặc trưng riêng mà tiêu biểu nhất là ở sợi hủ tiếu được làm từ bột gạo của làng bột Sa Đéc. Thế nên sợi hủ tiếu này luôn có độ mềm và dai, sợi to cùng mùi vị độc đáo hơn các loại khác. Đặc biệt là nếu để ý kĩ bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt hậu của nó sau khi ăn xong.
Món đặc sản Đồng Tháp này thường bị nhầm lẫn với hủ tiếu Nam Vang vì nguyên liệu chế biến khá giống nhau. Ảnh: citastyfood
Một tô hủ tiếu Sa Đéc nóng hổi với nước lèo thơm, ngọt tự nhiên kết hợp với các nguyên liệu đi kèm như thịt bằm, thịt xá xíu, gan heo, trứng cút, đôi khi còn có cả hải sản và các loại rau cần tây, xà lách và giá hẹ,... vô cùng hài hòa khiến cho bất kỳ ai chỉ cần ăn một lần là ấn tượng mãi khó thể nào quên.
Tuy nhiên, hủ tiếu Sa Đéc vẫn có những điểm đặc trưng riêng. Ảnh: chanlovefoods
Hủ tiếu bò kho
Với các tín đồ ẩm thực miền Nam thì có lẽ không ai là không biết đến món bò kho. Món ăn này không chỉ xuất hiện trong các bữa cơm thường nhật của các gia đình Việt mà nó còn được xem là một món ăn sáng hấp dẫn khi kết hợp cùng bánh mì, nhưng đặc biệt nhất vẫn là khi kết hợp cùng với hủ tiếu.
Hủ tiếu bò kho là món ăn cực hấp dẫn. Ảnh: changhomecook
Cách làm hủ tiếu bò kho không quá khó nên bạn có thể tự chế biến ở nhà, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cách lựa chọn nguyên liệu sao cho tươi ngon nhất cùng với đó là cách chế biến và nêm nếm cho hài hòa. Muốn tô hủ tiếu miền Nam này đạt chuẩn thì thịt bò và cà rốt phải mềm nhưng tuyệt nhiên không được nát.
Cách làm hủ tiếu bò kho không quá khó nên bạn có thể tự chế biến ở nhà. Ảnh: lesmenus
Còn nước bò kho thì phải đậm đà, sền sệt, tỏa hương thơm phức và có màu nâu cánh gián đẹp mắt. Ngoài ra, khi ăn, bạn cũng nên cho thêm một ít chanh, ớt và các loại rau thơm như ngò, rau húng thì món ăn này với trọn vị được.
Hủ tiếu miền Nam này đạt chuẩn thì thịt bò và cà rốt phải mềm nhưng tuyệt nhiên không được nát. Ảnh: vansgoodeats
Mặc dù những phiên bản hủ tiếu miền Nam này chỉ là những món ăn bình dân, thế nhưng hương vị của chúng chẳng hề thua kém bất cứ món ăn nào khác. Thế nên, nếu có dịp bạn hãy dành chút thời gian để trải nghiệm hết những món ăn này nhé!
Cách nấu hủ tiếu đơn giản tại nhà chuẩn vị miền Nam Nếu miền Bắc nổi tiếng với phở thì miền Nam không thể thiếu món hủ tiếu. Các tỉnh trong Nam đều rất ưa chuộng món ăn này. Tuy nhiên, để nấu được một tô hủ tiếu thơm ngon thì không hề dễ dàng. Chính vì vậy, hôm nay Nấu Ăn Mỗi Ngày sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu hủ tiếu ngon đúng...