Ăn vàng, uống vàng: Độc hay bổ?
Giờ đây mốt ăn vàng, uống vàng đang trở thành một trào lưu. Nhưng thứ kim loại quý hiếm này có thực sự giúp bồi bổ cơ thể, làm người ta khỏe hơn hay có tác dụng ngược lại.
Đua nhau ăn, uống vàng
Vàng được xem là biểu tượng của sự vương giả, quyền quý. Với những đặc tính hiếm có của mình vàng đã chinh phục sở thích của rất nhiều người. Không chỉ dùng để trang sức, giờ đây mốt ăn vàng, uống vàng còn trở thành một trào lưu. Nhiều người đua nhau ăn hay uống thứ kim loại quý hiếm này mà chẳng hiểu tác dụng thực sự của nó đến đâu đối với sức khoẻ.
Các thực phẩm chứa vàng được dịp tung ra thị trường với đủ chủng loại nhằm đáp ứng trào lưu này như bánh dát vàng, rượu vàng, gel tắm chứa bột vàng, sữa rửa mặt tinh chất vàng, mặt nạ vàng và đến cả thuốc hoàn tán cũng rắc thêm mọt lớp vàng mỏng ở bên ngoài.
Dân sành điệu không chỉ ăn vàng mà còn rủ nhau đi uống rượu vàng. Trên thị trường hiện nay có đến hơn chục thương hiệu rượu (chủ yếu hàng nhập khẩu) được quảng cáo có pha bột vàng hoặc vụn vàng. Để sở hữu được những loại bánh dát vàng hay một chai rượu chứa vàng, không ít người đã phải bỏ ra vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng mà không hề đắn đo gì. Vì đơn giản họ chỉ nghĩ rằng ăn vàng, uống vàng thì sẽ cung cấp một vi lượng Au tốt cho đường tiêu hoá.
Đặc biệt, với các quý ông việc sử dụng thức ăn, đồ uống có chứa vàng còn được xem như một cách để chứng tỏ đẳng cấp. Vàng còn được đưa vào đồ ăn, thức uống như một thứ gia vị với niềm tin rằng đã là kim loại quý hiếm thì sẽ có lợi cho sức khoẻ của con người.
Video đang HOT
Nhiều người nghĩ uống rượu vàng sẽ có lợi cho sức khỏe nhưng không hẳn vậy. (Ảnh minh họa)
Giá trị thực của vàng với sức khỏe
TS. Vũ Đắc Lợi, Phó viện trưởng Viện Hoá học cho biết, rất nhiều tài liệu khoa học trên thế giới đã khẳng định vàng kim loại không có tác dụng đối với cơ thể. Lý do vì vàng trơ về mặt hoá học, không tan trong axit, đơn axit như axit clohydric. Trong khi đó trong dạ dày của chúng ta có PH từ 2 – 2,5, hàm lượng axit clo trong dạ dày bằng 1 phần 1.200 lần so với axit clohyđric đậm đặc. Nhưng vàng lại không tan trong axit clohyđric đậm đặc, do vậy vàng không thể tan trong dạ dày. Điều này khẳng định nếu chúng ta ăn vàng, uống vàng kim loại cơ thể hoàn toàn không thể hấp thu được và sẽ đào thải ra theo đường tiêu hoá.
Cập nhật thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đến nay Việt Nam chưa có trường hợp nào ngộ độc vì vàng kim loại. Còn theo quy định của Codex (Uỷ ban đánh giá tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế), vàng là phụ gia thực phẩm mang màu, có ký hiệu là E175. Vàng là một nguyên tố trơ về mặt hoá học nên trong quá trình sử dụng vàng không thể hấp thu vào cơ thể, vàng chỉ thể hiện tính mang màu để tạo ra sản phẩm có màu.
Cũng theo quan điểm của TS. Vũ Đắc Lợi, vàng kim loại không có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều thú chơi như uống rượu vàng, ăn bánh vàng, nhưng khó ai có thể đảm bảo chất lượng của những loại vàng trong những sản phẩm này có phải là vàng tinh khiết hay không. Nếu chúng ta sử dụng những loại vàng không tinh khiết rất dễ xảy ra nguy cơ ngộ độc. Vì khi vàng không tinh khiết rất dễ dính các nguyên tố kim loại nặng như: nicken, thiếc, chì… Những nguyên tố này khi chúng ta sử dụng gây ra hiện tượng ngộ độc kim loại rất nguy hiểm.
Vì vậy TS. Vũ Đắc Lợi có lời khuyên đối với người tiêu dùng: Hãy nhớ vàng kim loại không có tác dụng đối với cơ thể. Nếu mua sản phẩm cần tránh những loại không phải là vàng tinh khiết mà chỉ là màu vàng. Đừng nghĩ vàng là một nguyên tố quý hiếm thì có khả khả năng chữa bệnh. Vàng không phải là vi chất hay siêu vi chất cần thiết đối với cơ thể con người.
Ông ví von cụ thể như 1 chiếc xe ô tô có giá trị hàng chục tỷ đồng nhưng không đi được dưới hồ, trong khi đó một chiếc thuyền chỉ có giá 500 nghìn đồng lại vẫn hoàn toàn có thể đi được dưới hồ. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt rõ giá trị vật chất và giá trị sử dụng.
Một lần nữa chúng ta cần nhớ, mặc dù vàng là một thứ kim loại quý hiếm nhưng việc ăn vàng, uống vàng không hề mang lại lợi ích gì cho sức khỏe.
Theo VnMedia
Ăn vàng, uống vàng không khỏe, đẹp mà có thể thêm bệnh!
Hiện nay trên thị trường Hà Nội, hầu hết các cửa hàng có bán rượu pha vàng đều là rượu ngoại, có nguồn gốc từ Ý, Đức. Nhìn bên ngoài, các chai rượu có pha vàng khá bắt mắt với những mảnh vàng lá 24 cara mỏng li ti lấp lánh.
Gần đây, "mốt" đắp mặt nạ bằng vàng, làm bánh rắc vàng, bánh nhân vàng rồi uống rượu pha vàng đang trở nên phổ biến trong giới "thượng lưu". Nhiều bà, nhiều chị kinh tế không khá giả lắm cũng cố gắng chi tiền uống rượu vàng, mong giữ mãi tuổi xuân, tăng cường sức khỏe. Còn các quý ông thì hào hứng với việc uống rượu pha vàng sẽ "phong độ" hơn. Bên cạnh đó, một lý do nữa là uống rượu pha vàng thể hiện sự "chịu chơi", khác lạ nên nhiều người cũng lựa chọn.
Hiện nay trên thị trường Hà Nội, hầu hết các cửa hàng có bán rượu pha vàng đều là rượu ngoại, có nguồn gốc từ Ý, Đức. Nhìn bên ngoài, các chai rượu có pha vàng khá bắt mắt với những mảnh vàng lá 24 cara mỏng li ti lấp lánh. Chị Lan, một nhân viên cửa hàng rượu H.T trên phố Giảng Võ cho biết, hiện có khá nhiều loại rượu pha vàng và đều nhập ngoại, giá từ vài trăm nghìn đồng (như sâm panh, giá khoảng 500- 600 nghìn đồng/chai), đến các loại như Eskaloly giá 1, 8 triệu đồng/chai, Blue Nun 1, 3 triệu đồng/chai... đắt hơn nữa là vài triệu đồng nhưng loại này ít người mua hơn.
Bán nhiều nhất tại cửa hàng H.T là loại sâm panh pha vàng, có lẽ vì nồng độ nhẹ, phù hợp với phụ nữ nên được các bà, các chị ưa chuộng hơn. Tại nhiều website, rượu pha vàng được quảng cáo là "những vàng vảy 24K mang lại vẻ đẹp sang trọng, quý tộc và nhất là bổ sung vi lượng nguyên tố Au cho người thưởng thức. Với nồng độ cồn 40% đóng chai 0,7L, rượu đã được khử đi độc tố tối đa mà vẫn giữ lại những hương vị riêng biệt của rượu. Đây là thứ đồ uống tốt với người thưởng thức, là món quà biếu sang trọng không thể bỏ qua".
Tuy nhiên, ngay cả với người uống thì tác dụng của rượu pha vàng có đúng như quảng cáo và kỳ vọng của họ hay không vẫn là "bí ẩn". Chị Hằng - chủ một spa có tiếng cho biết, gần đây chị cũng uống rượu pha vàng, đắp mặt nạ bằng vàng nhưng công dụng làm đẹp của vàng đến đâu thì "vẫn chưa rõ, thấy bạn bè nói tốt lắm thì mình theo thôi, nhưng chắc phải có thời gian dài mới thay đổi rõ rệt được". Ngoài rượu pha vàng, có người còn mua bụi vàng 24 cara cho vào thức ăn để "bổ sung khoáng chất, làm săn chắc da", hay dịp Trung thu vừa qua, có cơ sở tung ra bánh trung thu nhân rắc vàng để thể hiện "đẳng cấp" mới cho người mua và sử dụng...
Trong khi nhiều người tin tưởng vàng như một dược phẩm, nhiều bác sĩ lại cho rằng, đây là "sự ngộ nhận đến mức không thể chấp nhận được", và lo ngại cho sức khỏe người uống vàng, ăn vàng, bởi vàng là một kim loại nặng. Vàng khi vào cơ thể khó hấp thụ, không thể tan trong dạ dày nên ăn vàng, uống vàng vào cơ thể lại đào thải ra. Chưa kể, ăn vàng, uống vàng còn có thể gây ngộ độc và sẽ nguy hiểm nếu vàng không tinh khiết mà bị lẫn các nguyên tố kim loại nặng khác như đồng, thiếc, niken, thậm chí cả chì và cađimi.
Ảnh minh họa
Nói chung, vàng không phải là vi chất, khoáng chất bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và cơ thể con người không có nhu cầu bổ sung vàng. Việc ăn vàng, uống vàng lâu dài có thể gây suy gan, suy thận. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng khẳng định: "Chưa hề có một tài liệu khoa học nào, kể cả quốc tế và Việt Nam đề cập đến nguyên tố vàng có tác dụng dinh dưỡng. Do đó, chưa có cơ sở khoa học để khẳng định uống rượu pha vàng tốt cho sức khỏe". Còn trên thế giới, một số nước xem vàng là chất phụ gia, được cho vào thức ăn đơn thuần với mục đích trang trí, kích thích thị hiếu người tiêu dùng.
Ghi nhận tại Trung tâm chống độc của BV Bạch Mai cho thấy cơ sở này chưa hề tiếp nhận trường hợp nào bị ngộ độc do uống rượu pha vàng. Nhiều bác sĩ cũng cho biết chưa từng gặp trường hợp nào uống rượu pha vàng bị ngộ độc. Tuy nhiên, khi mới ăn, uống vàng thì chưa có tác dụng ngay nhưng tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe, nhất là uống rượu vàng bởi ngay cả rượu "thông thường" nếu lạm dụng cũng không tốt cho cơ thể. Cách đây vài năm, Hà Nội từng có một cơ sở kinh doanh ăn uống rắc vàng vào thức ăn và bị Cục ATVSTP kiểm tra, kết luận vàng không thuộc các vi chất, siêu vi chất cần thiết cho cơ thể nên không được cho vào thức ăn.
Hiện nay, nhiều thẩm mỹ viện hạng sang ở Hà Nội có dịch vụ đắp mặt nạ bằng vàng lá 24 cara, với lời giới thiệu là "tinh chất của vàng thẩm thấu vào da mặt đến 99%, giúp da hồng hào, tiêu diệt tế bào chết, các vết thâm, nám, những đường máu nổi trên da, đồng thời làm cho các tế bào, các Collagen, Elastin trong da được phục hồi nhanh chóng, đem lại làn da trẻ hóa".... Giá mỗi lần đắp ít nhất cũng từ 1,8 triệu đồng tới vài triệu đồng. Còn loại mặt nạ bằng vàng tự đắp ở nhà có giá từ vài trăm nghìn đồng đến 4 - 5 triệu đồng, chưa kể các loại sữa rửa mặt pha vàng. Nói chung, để theo được kiểu "làm đẹp bằng vàng" phải là người có điều kiện kinh tế, bởi mỗi liệu trình đắp mặt nạ làm đẹp này phải thực hiện tối thiểu là 7 lần, còn nếu làn da không đẹp thì kéo dài vài tháng, với chi phí khoảng vài chục triệu đồng... Vàng có tác dụng làm đẹp hay không chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh, ngoài những lời "rỉ tai" nhau và quảng cáo của các cơ sở kinh doanh. Thực ra, về làm đẹp, một số bác sĩ cho biết, vàng là các ion khi đắp lên da sau một thời gian nhất định sẽ thẩm thấu qua da, tạo ra các dòng điện tích kích thích các ion khác để tạo ra dòng điện thế trong da, làm da thay đổi sắc tố. Tuy nhiên, việc dùng kim loại nặng lên da trong thời gian dài lại gây nên nhưng tác dụng "ngược" và trên thực tế, nhiều người đã phải nhập viện da liễu vì mặt nạ vàng.
Trong khi việc ăn vàng, uống vàng, làm đẹp từ vàng được cảnh báo là không tác dụng, không cần thiết, thì "niềm tin" của người tiêu dùng vẫn đang giúp cho các cơ sở làm đẹp, cơ sở kinh doanh rượu ăn nên làm ra!
Theo plxh
Mốt ăn vàng, uống vàng: Ăn bao nhiêu, thải ra bấy nhiêu "Chơi" rượu vàng được coi như sang trọng, đang trở thành mốt của một bộ phận xã hội. Một Cty bánh ngọt còn tung ra bánh rắc vàng trong dịp 8/3 vừa qua. Vậy rượu vàng, bánh vàng có thật sang và bổ như lời đồn thổi? Những chiếc bánh, chai rượu dát vàng giá nửa triệu đến cả triệu đồng nhưng không...