Ăn vải thế nào mới tốt cho sức khỏe, lại sở hữu da đẹp như Dương Quý Phi?
Một số lưu ý khi ăn vải cần nhớ giúp bạn vừa ăn ngon miệng, bồi bổ sức khỏe lại không lo mụn nhọt tấn công, thậm chí biến loại quả ngọt ngào này thành vũ khí dưỡng nhan giống như Dương Quý Phi vậy.
Vải là một loại quả ngọt đậm phổ biến vào mùa hè. Những trái vải ngọt lịm tim khiến người ta thích thú, ăn thật nhiều. Thế nhưng, hầu như mọi người vẫn đang ăn sai cách dẫn đến tình trạng nóng trong, mụn nhọt, rôm sảy hoành hành, biến một loại quả hấp dẫn của mùa hè thành món ăn đáng sợ, nhất là với cánh chị em phụ nữ.
Thực tế, mỹ nhân Dương Quý Phi lại ăn vải để dưỡng nhan, để sở hữu làn da căng hồng mịn màng. Vậy làm sao để giống người đẹp nổi tiếng này của Trung Quốc, ăn vải để dưỡng nhan, để khỏe mạnh lại không lo mụn nhọt, nóng trong? Chuyên gia đã chỉ ra một số lưu ý khi ăn vải có thể bạn chưa tuân thủ đúng gây ảnh hưởng sức khỏe và làn da:
Làm sao để ăn vải để dưỡng nhan, để khỏe mạnh lại không lo mụn nhọt, nóng trong?
Không nên ăn vải quá nhiều mỗi lần ăn
Theo lương y Bùi Hồng Minh, ăn vải tươi có công dụng làm đẹp da, làm mượt tóc, chống lão hóa. Tác dụng này được Đông y ghi nhận từ lâu đời. Tuy nhiên, không phải cứ ăn vải càng nhiều sẽ càng tốt, dưỡng nhan càng hiệu quả.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, quả vải có khả năng sinh nhiệt do hàm lượng đường cực lớn, ăn quá nhiều sẽ phát sinh mụn nhọt, lúc này không những bạn chẳng dưỡng nhan được mà còn khiến nhan sắc đi xuống.
Chưa hết, nếu ăn một lúc khoảng 500g trở lên thì đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu – chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulin tăng lên để làm hạ nồng độ đường máu xuống, gây ra phản ứng đường máu thấp dẫn đến các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt…
Do đó, theo vị lương y này, mỗi lần ăn vải, bạn chỉ nên ăn 10 quả với người lớn, 3-4 quả với trẻ em.
Khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải
Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng), khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu hạt vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa, giảm được cảm giác nóng trong người khi ăn. Lớp vỏ này vị hơi chát, tuy nhiên ăn đến phần cùi vải lại thấy ngon, ngọt hơn.
Video đang HOT
Ngâm nước muối trước khi ăn vải
Theo GS Đỗ Tất Lợi, một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp hạ… do một loại nấm độc Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín quá, dập nát, ủng thối. Hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển. Do đó, trước khi ăn vải nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.
Trước khi ăn vải nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.
Nên ăn vải kèm hạt sen, đậu xanh
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cổ tinh. Còn đậu xanh cũng có công dụng giải nhiệt siêu tuyệt vời. Đông y công nhận, đậu xanh vị ngọt tính mát, vào tâm, vị, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.
Do đó, khi nấu chè hạt sen, đậu xanh, bổ sung thêm những trái vải ngọt lịm, bạn sẽ có món chè vừa thơm ngon vừa không lo bị nóng. Đây là sự kết hợp thông minh cho những người vừa muốn ăn chè vải vừa không lo bị nóng. Thậm chí, đây còn là món chè dưỡng nhan mà chị em phụ nữ không nên bỏ qua, vừa không sợ nóng lại giúp da dẻ căng hồng hơn.
Khi nấu chè hạt sen, đậu xanh, bổ sung thêm những trái vải ngọt lịm, bạn sẽ có món chè vừa thơm ngon vừa không lo bị nóng.
Người bệnh tiểu đường, thủy đậu nên kiêng ăn vải, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Theo lương y Bùi Hồng Minh, quả vải tươi chứa hàm lượng đường cao, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn vì gan không chuyển hóa hết fructose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, rôm sảy, lẹo mắt, cũng cần kiêng ăn vải vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề hơn.
Bà bầu muốn ăn vải cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Loại quả này rất ngọt, có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ cực nguy hiểm nên không được tùy tiện.
Thứ bột dân dã thường có trong nhiều món ăn mùa nắng nóng được Đông y coi là thuốc giải nhiệt, làm đẹp da siêu hay
Không cần tốn nhiều tiền đầu tư đồ uống này, thức ăn kia, bổ sung loại bột này vào các món ăn, đồ uống sẽ giúp bạn giải nhiệt, thanh nhiệt, sở hữu làn da sạch mụn không tì vết đồng thời chữa nhiều bệnh thường gặp mùa hè.
Bột sắn dây - Món quà từ thiên nhiên ban tặng không chỉ chữa bệnh còn là vũ khí dưỡng nhan cho hội chị em
Mùa hè nắng nóng, mặt nổi mụn, giải pháp đơn giản của nhiều người lúc này là pha ngay một cốc nước bột sắn dây. Ngồi nhâm nhi ly nước ấy, cái oi nồng mùa hè bỗng dịu hẳn xuống. Chẳng bao lâu, những nốt mụn cũng bay đi từ lúc nào.
Kinh nghiệm bao năm ấy giúp bột sắn dây mang thương hiệu giải nhiệt siêu hay, siêu đơn giản ngay cả vào mùa nắng nóng. Nhiều chị em tận dụng bột sắn dây để đắp mặt, dưỡng da nhằm dưỡng trắng cũng như chữa mụn nhọt. Không ít người gật gù kết quả hiện hữu trên làn da sau khi dùng bột sắn dây. Nhưng bột sắn dây không chỉ có những công dụng như thế.
Bột sắn dây mang thương hiệu giải nhiệt siêu hay, siêu đơn giản ngay cả vào mùa nắng nóng.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), củ sắn dây là vị thuốc quen thuộc trong Đông y, có tên gọi là cát căn. Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế, bàng quang.
"Sắn dây có tác dụng sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, giải độc, ra mồ hôi, đặc biệt hữu ích với những người có cơ thể nóng bức, nôn mửa, đi lỵ ra máu, ngộ độc rượu" , lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Ngoài ra, sắn dây cũng chữa được các chứng sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, huyết áp cao, đái tháo đường, trĩ xuất huyết...
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100g bột sắn có chứa 0,7 g protein, 84,3g glucid, 18mg canxi, 1,5mg sắt. Bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit. Do đó, loại củ này cực hữu ích trong việc cải thiện lưu lượng tuần hoàn não, động mạch vành tim, điều hòa rối loạn mỡ máu, giúp giảm đường huyết, giải độc, bảo vệ gan, chống lão hóa...
Do đó, bên cạnh thói quen uống bột sắn, hay quấy thành bột chín để ăn..., bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại bột này để chữa một số bệnh thường gặp.
Bên cạnh thói quen uống bột sắn, hay quấy thành bột chín để ăn..., bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại bột này để chữa một số bệnh thường gặp.
Giải nhiệt, chữa bệnh từ bột sắn dây - Hàng loạt mẹo làm thuốc siêu hay, đơn giản được tiết lộ
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bạn có thể sử dụng sắn dây dưới hai dạng: dạng bột hoặc dạng củ khô nguyên bản để chữa bệnh. Bột sắn dây dùng để điều trị các chứng khó tiêu, đau đầu, cảm lạnh, đặc biệt là giải nhiệt, chống say nắng say nóng vào mùa nắng nóng. Cụ thể:
- Chống say nắng, đỡ mệt, hết khát: Lấy bột sắn dây pha nước, thêm đường khuấy đều và uống. Hoặc: bột sắn dây hòa với nước rau má xay, thêm đường và uống. Hoặc: bột sắn dây hòa với nước và đường, đun sôi, quấy thành dạng bột để ăn.
- Bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường type 2, tiêu chảy mãn tính: Bột sắn dây 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ đem ngâm nước một đêm, sau đó đem nấu cháo cùng bột sắn, thêm đường và muối trước khi ăn.
- Chữa cảm sốt, phong nhiệt, nhức đầu, mụn nhọt: Lấy 10-16g bột sắn đem pha với nước sạch để uống.
- Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Đem gạo tẻ ngâm vào nước một đêm, sau đó chắt bỏ nước, đem trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn sẽ giúp giảm nóng trong người, trừ khát.
- Trẻ em bị rôm sảy do nhiệt mùa hè: Bột sắn dây đem quấy nước sôi cho chín, sau đó đem uống như nước giải khát hàng ngày.
- Trị cảm mạo, sốt, không mồ hôi: Bột sắn dây 8g, ma hoàng 5g, đại táo 5g, quế chi 4g, thược dược 4g, cam thảo 4g, sinh khương 5g. Tất cả cho vào 600ml nước sắc lấy còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chỉ cho thêm chút đường, không nên uống bột sắn dây với quá nhiều đường, có thể phản tác dụng dưỡng da, giải nhiệt.
- Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, nôn ọe: Bột sắn dây 12g hòa đường uống sẽ giảm triệu chứng trông thấy.
- Thanh nhiệt cơ thể: Lấy bột sắn pha với nước lọc, chanh, có thể thêm chút đường để dễ uống. Đồ uống này sẽ giúp cơ thể bạn mát mẻ từ bên trong.
Lưu ý: Không nên uống quá 1 ly/ngày. Nên dùng chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Chỉ cho thêm chút đường, không nên uống bột sắn dây với quá nhiều đường, có thể phản tác dụng dưỡng da, giải nhiệt. Bột sắn dây có tính hàn rất mạnh. Chính vì vậy, nếu cho trẻ em sử dụng tinh bột sắn dây ở dạng chưa nấu chín, trẻ dễ bị lạnh bụng và có thể bị tiêu chảy. Chính vì vậy bạn nên nấu chín khi cho trẻ ăn. Phụ nữ mang thai uống nước sắn dây rất tốt vì cơ thể thường nóng hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thấy người mình đang bị lạnh, cơ thể yếu ớt, mỏi mệt, có biểu hiện huyết áp bị hạ thấp thì không nên uống.
Không chỉ múi mà bộ phận này trên quả bưởi là vị thuốc cực tốt nhưng luôn bị vứt bỏ Không chỉ có múi bưởi mà các bộ phận khác như vỏ bưởi, cùi bưởi đều là những vị thuốc tốt, tuy nhiên đa số mọi người đều vứt bỏ. Múi bưởi nhiều tác dụng với sức khỏe Bưởi là loại quả vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Hầu hết ở các vùng miền trên khắp cả nước, mỗi...