Ăn uống vội vàng, chẳng sớm thì muộn bạn cũng mắc bệnh này
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là các đối tượng hay lo âu, xúc động hoặc có thói quen ăn vội.
Co thắt tâm vị xảy ra khi thực quản mất khả năng bóp thức ăn xuống và van cơ giữa thực quản và dạ dày không giãn ra hoàn toàn.
Ảnh minh họa
Bệnh dễ nhận biết
Nuốt khó: thấy khó khăn khi nuốt hoặc cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong thực quản. Nuốt khó cả thức ăn đặc và lỏng;
Nôn oẹ: Ọe thức ăn chưa tiêu hóa là triệu chứng thường gặp và nó xảy ra nhiều giờ sau bữa ăn. Ọe ban đêm có thể biểu hiện như ho lúc ngủ và phát hiện thức ăn trên gối hoặc áo ngủ khi thức dậy. Ọe lúc ngủ gây lo âu đặc biệt vì có thể dẫn đến viêm phổi hít do hít sặc thức ăn; đau hoặc khó chịu ở ngực: thường xảy ra ở người trẻ.
Đau như co cứng lan ra sau lưng và dưới hàm, có thể kéo dài nửa giờ đến cả ngày. Hầu hết đau xảy ra nửa đêm và giảm rõ rệt nhờ uống nước lạnh hoặc các loại khác (sữa, trà, rượu, bia); các triệu chứng khác: ợ nóng, sụt cân.
Nhưng chưa xac đinh đươc nguyên nhân gây bênh
Các nhà chuyên môn vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây co thắt tâm vị, tuy nhiên có nhiều yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của bệnh, đó là: bệnh thường gặp ở người tuổi từ 18-40, nữ nhiều hơn nam. Bệnh cũng gặp ở những người thần kinh không cân bằng, dễ xúc cảm, đặc biệt là những người cường hệ phó giao cảm.
Video đang HOT
Người có thói quen ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh; mắc bệnh nhiễm khuẩn như: sốt phát ban, lao, giang mai…; nghiện rượu, thuốc lá, phơi nhiễm chất hoá học; rối loạn nội tiết, viêm dính quanh thực quản, loét tâm vị, giảm trương lực hoặc giảm nhu động cơ thực quản… Ở một số trường hợp bệnh gặp ở những người có chế độ ăn nhiều gluxid, ít protid và thiếu vitamin nhóm B.
Hình ảnh co thắt tâm vị.
Những biến chứng có thể gặp
Khi bệnh diễn tiến có thể gây ra viêm loét thực quản do ứ đọng lâu ngày; suy dinh dưỡng do nghẹn không ăn uống được; viêm phổi hít do ọe; tiến triển thành ung thư với tỷ lệ khoảng 9%.
Điều trị co thắt tâm vị
Mục tiêu chính của điều trị là làm giảm áp lực cơ vòng dưới thực quản để cải thiện việc thoát lưu thức ăn xuống dạ dày của thực quản.
Chích Botulinum (Botox): áp dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao với phẫu thuật hoặc không chịu phẫu thuật. Tỉ lệ tái phát của phương pháp hơn 50% trong 6 tháng. Nếu sau 2 lần chích vẫn thất bại, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng nifedipin hoặc isordil.
Nong thực quản: cơ chế của phương pháp này là làm đứt đột ngột những sợi cơ vòng dưới thực quản để làm giảm áp lực cơ vòng dưới thực quản, từ đó giảm tắc nghẽn và cải thiện sự thoát lưu thực quản ở những bệnh nhân co thắt tâm vị. Kết quả sớm của nong bóng Rigiflex trên 80%.
Phẫu thuật cắt cơ vòng dưới thực quản: tiến trình này nhằm cắt đứt cơ vòng dưới thực quản để làm giảm áp lực cơ vòng dưới. Ngày nay chủ yếu được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi đường bụng và nội soi qua đường miệng (POEM). Hầu hết bệnh nhân sau cắt cơ vòng dưới qua phẫu thuật nội soi có triệu chứng trào ngược.
Quá trình chống trào ngược có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp như Dor, Toupet, Nissan… nhằm phục hồi lại lại hàng rào chống trào ngược và làm giảm triệu chứng sau mổ. Tỉ lệ thành công của phương pháp có thể trên 90%.
Cắt thực quản: được thực hiện cho những bệnh nhân có thực quản giãn to như đại tràng, xoắn vặn, thất bại với cả hai phương pháp nong và phẫu thuật.
Thuốc: những bệnh nhân mà điều kiện bệnh lý đi kèm nặng nề không thể thực hiện được can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật có thể điều trị tạm bằng các thuốc ức chế canxi.
Lời khuyên cua bác sĩ
Bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn phù hợp như ăn thức ăn lỏng, đủ calo, ăn nhiều lần trong ngày, ưỡn cổ ra phía sau khi nuốt, thở ra mạnh để thức ăn dễ đi xuống, uống nước ấm nóng… Hạn chế ăn nhiều vào tối trước đi ngủ, đề phòng trào ngược khi nằm ngủ.
Không nên ăn uống nóng quá hoặc lạnh quá và không nên ăn, uống vội vàng. Không uống rượu, không hút thuốc, hạn chế các loại thực phẩm có nhiều gia vị, hành tỏi…
Cần vệ sinh họng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng hình thức đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Luôn vận động cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng sức đề kháng.
Cảnh giác với mầm mống ung thư nguy hiểm dễ bị chẩn đoán nhầm
Trào ngược dạ dày - thực quản là bệnh phổ biến, có thể có triệu chứng ợ chua, nóng... hoặc không. Những người bị trào ngược làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Tôi bị trào ngược thực quản, viêm hang vị dạ dày không có HP. Tôi đang uống thuốc nhưng dạo này có cảm giác thức ăn trào ngược lên, nghẹn và tức. Tôi cũng bị đau họng và đã đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán viêm họng, theo dõi thêm viêm xoang nhưng hết thuốc mà họng tôi vẫn đau, đặc biệt ở vùng dưới cuống họng. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì?
(Bích Ngọc, Hà Nội)
ThS.BSCK II Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Trào ngược dạ dày - thực quản là một rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch axit trong dạ dày hoặc thức ăn trào ngược từ dạ dày lên trên thực quản. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi. Khi dịch axit trào lên như vậy sẽ gây những tổn thương ở thực quản, họng, miệng dẫn đến một số biểu hiện hay gặp như: nuốt đau, nuốt khó, viêm họng mạn tính, khàn tiếng, viêm thanh quản, sâu răng, hôi miệng, đau tức ngực, tăng tiết nước bọt...
Những dấu hiệu này khiến các bệnh nhân thường đến gặp các bác sĩ chuyên khoa khác như: tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt,... từ đó dẫn đến việc điều trị không triệt để, vì căn nguyên của nó là trào ngược dịch dạ dày lên thực quản.
Bệnh này thường gặp ở các bệnh nhân có tăng tiết dạ dày như hội chứng Zollinger-Ellison; bệnh nhân xơ cứng bì, tăng canxi trong máu; thừa cân, béo phì; phụ nữ khi mang thai; mặc đồ bó, đồ chật; hút thuốc lá; stress; ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chua; lạm dụng đồ uống có cồn như bia, rượu...
Chẩn đoán trào ngược dạ dày - thực quản thường dựa trên nội soi. Về điều trị, chủ yếu tập trung vào thay đổi thói quen, lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, ví dụ: không ăn quá no, không ăn uống trước khi đi ngủ tối thiểu 3 tiếng, không uống đồ uống có cồn, không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích, không ăn thực phẩm có khả năng tăng tiết axit như cam, quýt, cà chua; tránh các chất gây kích thích dạ dày như: hạt tiêu, đồ ăn cay nóng, chocolate, bạc hà, dầu mỡ; không thức quá khuya, tăng cường tập thể dục, thể thao; khi đi ngủ cần để đầu cao và tốt nhất nằm nghiêng bên trái; duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Ngoài ra, khi đi khám các bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp làm giảm lượng axit dạ dày, trung hòa axit, tăng trương lực của cơ tiêu hóa.
Với tình trạng của bạn, chúng tôi khuyên nên đi khám sớm để kiểm tra tình trạng trào ngược đến mức độ nào. Chúng tôi nhận thấy các tổn thương mà bạn mô tả về họng, về thanh quản là do axit trào ngược trong thời gian khá dài.
Trào ngược dạ dày - thực quản làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến.
Barrett Thực quản là bệnh lý thường xuất hiện ở những người mắc chứng trào ngược dạ dày - thực quản lâu năm. Nếu hiện tượng trào ngược axit dạ dày vào đoạn dưới thực quản diễn ra liên tục trong thời gian dài, nó có thể làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong của thực quản. Điều này khiến các tế bào vảy thường lót bên trong niêm mạc thực quản được thay thế bằng các tế bào biểu mô tuyến. Các tế bào tuyến này trông giống như các tế bào lót ở niêm mạc dạ dày và ruột non, chúng có khả năng chống lại axit dạ dày cao hơn. Tình trạng này được gọi là bệnh Barrett thực quản.
Hầu hết những người bị Barrett thực quản đều có triệu chứng ợ chua nóng, nhưng nhiều người cũng không có triệu chứng gì. Người bị Barrett thực quản có nguy cơ cao hơn nhiều phát triển ung thư biểu mô tuyến thực quản so với những người không có tình trạng này.
Cách chăm sóc trẻ bị phát ban Sốt phát ban là bệnh hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Hầu hết những nguyên nhân gây sốt phát ban cho...