Ăn uống thế nào trong ngày tiêm vaccine Covid-19?
Người được tiêm vaccine Covid-19 nên uống 2,5-3 lít nước, ăn đa dạng thực phẩm, không uống rượu bia, hạn chế đồ ăn nhanh; tránh để bụng đói trước khi chủng ngừa.
Trong sách “Covid-19 và Bệnh tim mạch”, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh và các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM lưu ý trước khi tiêm vaccine Covid-19 nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu năng lượng:
- Dinh dưỡng toàn diện trước khi tiêm vaccine Covid-19.
- Đảm bảo giấc ngủ, chế độ sinh hoạt đều đặn như ngủ đủ giấc, ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất.
- Đảm bảo đủ nước cho cơ thể bằng cách uống đủ 2,5 – 3 lít nước/ngày, nhất là các thời điểm sau khi thức dậy buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, buổi chiều đến giờ ăn tối.
- Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, cụ thể nên ăn cân đối các nhóm chất thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
- Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh… và chia nhỏ bữa ăn.
- Không để bụng đói trước khi tiêm. Nếu nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu là người sợ kim tiêm.
- Không uống rượu, bia trước và sau tiêm chủng. Rượu, bia có thể gây ức chế miễn dịch, mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.
- Không uống nhiều thức uống chứa caffeine (trà, cà phê, nước tăng lực,…) trước khi tiêm. Caffeine làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng.
- Không ăn nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe.
- Một số người sau khi tiêm vaccine xong sẽ có phản ứng nôn nên cần chuẩn bị sẵn sàng thực phẩm dễ tiêu hóa như súp rau củ, súp khoai tây, cháo đậu xanh… Tránh các loại thức ăn khó tiêu như phô mai, thịt, thức ăn có nhiều đường.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh
Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Video đang HOT
Sách “Covid-19 & Bệnh tim mạch” cung cấp những thông tin khoa học chính thống giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh Covid-19 và điều kiện chủng ngừa Covid-19 cho mọi đối tượng, nhất là những người mắc bệnh mạn tính như: tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận mạn, ung thư…
Sách được biên soạn bởi Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh cùng đội ngũ bác sĩ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, phát hành với số lượng giới hạn. Độc giả có thể đặt mua sách tại đây để được miễn phí giao sách tận nhà.
Người mắc bệnh quai bị nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Quai bị khiến cho miệng bị sưng đau, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bệnh nhân. Do đó, người mắc bệnh quai bị nên ăn gì để đỡ đau và nhanh khỏi bệnh là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Không chỉ có những thắc mắc liên quan tới nên kiêng gì khi bị bệnh mà người mắc bệnh quai bị nên ăn gì cũng là một trong rất nhiều các câu hỏi mà các bác sĩ nhận được.
Vậy khi bị quai bị nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh hơn?
1. Thức ăn mềm
Bệnh quai bị làm cho các tuyến nước bọt đau nhức và sưng to, người bệnh có thể khó nhai. Do vậy, người mắc bệnh quai bị nên ăn gì đã được chế biến thật mềm. Điều này sẽ giúp hàm hoạt động ít hơn, không phải nhai nhiều, giảm cảm giác đau đớn.
Một số loại thức ăn mềm mà bệnh nhân quai bị có thể tham khảo là:
- Các món hầm.
- Cháo.
- Khoai tây nghiền.
- Các loại hoa quả mềm.
- Sinh tố.
2. Người mắc bệnh quai bị nên ăn gì có chứa nhiều nước, đồ ăn lỏng
Quai bị sẽ khiến bệnh nhân bị sốt cao, mất nước. Các tuyến nước bọt bị sưng đau làm bệnh nhân khó nuốt và chán ăn uống. Điều này làm cho tình trạng mất nước ngày càng trầm trọng hơn. Bổ sung thức ăn lỏng, chứa nhiều nước không chỉ giúp người bệnh bù lại lượng nước đã mất. Mà còn giúp bổ sung dinh dưỡng cho thức ăn lỏng dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
Vậy làm cách nào để Nhận biết một người đang bị thiếu nước nghiêm trọng?
Một số loại thức ăn lỏng phù hợp với người mắc bệnh quai bị là:
- Cháo.
- Súp.
- Canh.
- Mỳ, bún, phở.
- Sinh tố, nước ép rau củ quả.
- Sữa.
Người mắc bệnh quai bị nên ăn gì có chứa nhiều nước để dễ nhai và tiêu hóa. (Ảnh Internet)
3. Rau củ quả
Rau củ quả luôn là thực phẩm ưu tiên cho tất cả mọi người. Nó chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mặt khác, rau củ chứa nhiều chất xơ giúp có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, rất phù hợp với người mắc bệnh quai bị vốn có hệ tiêu hóa đang suy yếu.
Mặc dù rau xanh rất tốt cho bệnh nhân quai bị. Nhưng việc nhai và nuốt rau xanh có thể là việc khó khăn cho người bệnh do nó chứa nhiều chất xơ. Vì vậy, người mắc bệnh quai bị nên ăn gì được chế biến từ rau xanh đã được cắt ngắn, chế biến mềm. Sinh tố hoặc nước ép rau củ là một gợi ý không tồi.
Trong các loại rau củ quả, bệnh nhân quai bị nên ưu tiên mướp đắng. Trong Đông y, mướp đắng có tác dụng giải nhiệt cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm sưng. Do vậy, người mắc bệnh quai bị nên ăn gì được chế biến từ mướp đắng sẽ giúp hạ sốt và khỏi bệnh nhanh hơn.
Ví dụ như món mướp đắng nhồi thịt băm, mướp đắng xào trứng, nước ép mướp đắng. Đặc biệt món mướp đắng ướp đá ăn kèm ruốc không chỉ ngon mà còn mát lạnh, giúp giảm cảm giác đau họng nhanh chóng.
Mướp đắng ướp lạnh ăn cùng ruốc rất tốt cho bệnh nhân mắc quai bị. (Ảnh Internet)
4. Thức ăn chế biến từ đậu đỗ
Các loại ngũ cốc nguyên hạt nói chung và đậu đỗ nói riêng có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao. Ăn ngũ cốc sẽ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh.
Các loại hạt thuộc họ đậu đỗ như đỗ xanh, đỗ tương, đậu gà, đậu bắp, đỗ đen, đậu đỏ,.... chứa rất nhiều các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B1. Chúng giúp cơ thể nâng cao miễn dịch, đánh bại virus, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh quai bị nên ăn gì được chế biến từ đậu đỗ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Theo kinh nghiệm dân gian, khi mắc bệnh quai bị, người bệnh nên ninh nhừ đỗ xanh và đỗ tương với tỉ lệ 1:1 ăn trong 3 - 5 ngày liên tiếp. Cơ thể người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.
5. Thức ăn giúp giảm đau
Điều khiến bệnh nhân quai bị khó chịu nhất chính là họng bị sưng lên và rất đau, khiến việc uống nước cũng gặp khó khăn. Ngoài việc giảm đau bằng cách uống thuốc, chườm ấm, chườm lạnh. Người mắc bệnh quai bị nên ăn gì mát lạnh, giúp giảm cảm giác đau nhanh chóng.
Ví dụ như:
- Kem.
- Thạch.
- Nước lọc, nước ép rau củ quả, sinh tố, sữa,... để mát.
Chú ý không nên ăn các loại thức ăn như kem, đá quá nhiều. Đồ ăn quá lạnh không tốt cho bệnh nhân quai bị đang có hệ miễn dịch suy yếu, đang bị sốt.
[Thuốc&Sức khoẻ] Chế độ ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh mà triệu chứng biểu hiện là khó thở kéo dài gây ra bởi sự tắc nghẽn đường thở nhỏ. Những bệnh nhân này có sự mất cân bằng giữa sự cung cấp năng lượng và nhu cầu cung cấp năng lượng của cơ thể. Ảnh minh họa So với người bình thường, năng lượng...