Ăn uống làm ấm cơ thể mùa mưa
Thời tiết mưa dầm, cơ thể đôi khi bị nhiễm lạnh, dạ dày, tỳ vị cũng có thể bị hàn (lạnh) theo. Các lương y hướng dẫn cách dùng món ăn thức uống làm ấm dạ dày.
- Dùng 5 gr cam thảo bắc và 15 gr gừng tươi để nấu nước. Cách làm: rửa sạch gừng tươi, cắt miếng mỏng. Cho cam thảo, gừng vào ấm cùng với hai chén nước (500 ml), nấu còn lại độ một chén. Chia làm hai lần để dùng trong ngày, dùng lúc nước còn ấm, có thể thêm vào một ít đường trắng. Lưu ý, với người đang bị sốt cao thì không dùng nước này.
- Dùng nguyên liệu lá tía tô khô 10 gr (nếu dùng lá tươi thì số lượng gần gấp đôi), gừng tươi 10 gr cùng 5 muỗng nhỏ đường cát trắng. Gừng tươi rửa sạch, cắt miếng, cùng lá tía tô cho vào nồi với 4 chén nước, nấu còn lại 1,5 chén, lọc bỏ bã, lấy nước, cho đường vào để uống trong ngày.
Ảnh minh họa
- Dùng một ít gạo tẻ, 10 gr kinh giới, 5 gr bạc hà và 10 gr đậu xị – là đậu dùng làm tương tàu. Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho cả 3 loại vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn hơn 1 chén, lọc bỏ xác, lấy nước để riêng. Gạo tẻ đem nấu cháo đến khi chín tới thì cho nước thuốc trên vào, trộn đều, hạ lửa nhỏ, nấu thêm một chút nữa. Chia làm hai lần dùng trong ngày lúc cháo âm ấm. Ngoài việc giúp làm ấm dạ dày còn có công dụng trị cảm mạo, nghẹt mũi do mắc mưa.
- Dùng 10 gr gừng tươi gọt sạch vỏ, thái miếng, gạo tẻ 100 gr vo sạch. Cho cả hai vào nồi nấu cháo (nấu lỏng), ăn khi cháo còn ấm.
Video đang HOT
Từ xa xưa, dân gian hay dùng món ăn chế biến từ bao tử heo đem hầm với tiêu sọ để trị chứng tỳ vị hư hàn – đau dạ dày do cơ thể bị lạnh. Biểu hiện ở người bị chứng này là: sau bữa ăn bụng khó tiêu, chướng, đầy hơi, tức ở vùng chấn thủy, đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày. Gặp tình huống này có thể dùng một cái bao tử heo độ chừng 200 gr, rượu gạo ngon nguyên chất khoảng 100 ml, 30 hạt tiêu sọ. Cách làm: bao tử heo rửa sạch, lộn mặt trong ra rửa, dùng dây buộc cuống bên dưới bao tử lại, cho tiêu sọ vào trong bao tử heo, cột miệng bao tử lại, cho vào thố, cho rượu vào trong thố, đậy nắp đem chưng cách thủy đến chín. Lấy bao tử ra cắt nhỏ, chấm nước mắm hay muối tiêu để dùng. Có thể dùng luôn nước hầm. Nếu bị tình trạng đau lâu thì mỗi tuần dùng một thố, dùng liên tục vài tuần.
Khánh Vy
Theo TNO
Dị ứng ngoài da có thể gây tử vong
Phó giáo sư Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 20% dân số mắc các bệnh dị ứng.
Theo các chuyên gia về dị ứng và miễn dịch lâm sàng, ngày nay dị ứng được coi là bệnh của cuộc sống hiện đại. Sự biến đổi của khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, mật độ dân cư đông đúc... làm những tác nhân gây dị ứng gia tăng.
Tại Việt Nam, bệnh dị ứng thường bắt đầu trước tuổi 20 (80% trường hợp), tuổi khởi phát trung bình từ 8-11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các đối tượng trong khoảng 12-15 tuổi, tần suất xuất hiện bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn.
Theo phó giáo sư Khang, dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập, đặc biệt qua đường hô hấp. Những chất thúc đẩy dị ứng gồm phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông thú, côn trùng, một vài loại thực phẩm.
Dị ứng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và cuộc sống. Ở mức độ nhẹ dị ứng gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi.
Ở mức độ trung bình, dị ứng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sung huyết mũi, nhức đầu, giảm khứu giác, khó thở khiến giấc ngủ bất thường, giảm sinh hoạt hàng ngày, giảm khả năng học tập làm việc.
Ở một số người dị ứng nặng với các chất gây dị ứng trong môi trường và thức ăn hoặc một số loại thuốc y dược có thể gây sốc phản vệ (trụy tim mạch) đe dọa đến tính mạng.
Dị ứng: Bệnh ngoài da nhưng nguy hiểm đến tính mạng.
Mề đay: Bệnh ngoài ra nhưng rất nguy hiểm
Một trong những loại bệnh dị ứng da phổ biến là nổi mề đay. Mề đay là một phản ứng của mạch máu trên da với cơ chế có liên quan đến chất histamine, xảy ra do sưng lớp bì nông với triệu chứng chính là ngứa da, nổi mẩn trên da. Theo các nghiên cứu, có khoảng 20% dân số bị mề đay ở một thời điểm nào đó trong đời.
Các chuyên gia y tế đều cho rằng ở mức độ nhẹ dị ứng gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi. Ở thể trung bình, dị ứng có thể gây các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sung huyết mũi, nhức đầu, giảm khứu giác, gây khó thở... khiến sinh hoạt hàng ngày bất thường, giấc ngủ không được sâu, ảnh hưởng đến việc lao động và học tập của người bệnh.
Mề đay cấp tính thường nổi trên da sau vài tiếng hoặc 1, 2 ngày nhưng mề đay mãn tính có thể nổi trên da hơn 6 tuần. Các trường hợp nổi mề đay mãn tính không xác định được nguyên nhân được gọi là mề đay mãn tính vô căn. Theo thống kê có đến 50% bệnh nhân bị mề đay mãn tính là vô căn.
Mề đay rất nguy hiểm đến tính mạng nếu người nổi mề đay cấp tính ở trong tình trạng nặng, rất dễ bị phù thanh quản, khó thở, choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân nâng cao ý thức phòng tránh bệnh, chủ động kiểm soát môi trường, tránh xa các tác nhân gây dị ứng đồng thời cần có cách xử lý kịp thời khi mắc viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng về da.
Với những người bị mề đay mãn tính, người bệnh có cảm giác khó chịu khi ngứa ngáy, gây rối loạn giấc ngủ, sinh hoạt khó khăn. Bệnh mề đay đôi khi đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nức đầu, sốc phản vệ cần phải xử lý cấp cứu. Đối với những trường hợp dễ bị dị ứng, cần chủ động đề phòng bệnh bằng cách:
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, đây là yếu tố khởi phát bệnh hen suyễn ở một số đối tượng.
- Vệ sinh răng miệng hang ngày, hạn chế tối đa việc hút thuốc, tiếp xúc với bụi... Tự bảo vệ mình khỏi côn trùng, bụi ẩm, nấm mốc, phấn họa...
- Hạn chế tối đa việc nuôi chó, mèo trong nhà hoặc cho chúng ngủ trên giường...
- Luôn mang theo thuốc dự phòng khi đã từng bị dị ứng nặng như sốc phản vệ.
Theo Vnmedia
Viêm xoang cần nhỏ mũi đúng cách Trước khi nhỏ mũi, người bệnh cần xì mũi hay hút sạch chất mủ, dịch nhầy ứ đọng trong mũi. Như vậy khi dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc sẽ tác động được niêm mạc mũi - xoang. Người bệnh viêm xoang thường xuyên bị nhức đầu, nhức mũi, nghẹt mũi, cũng có trường hợp bị sốt cao, đau vùng mặt. Dùng thuốc nhỏ...