Ấn tượng vẻ đẹp sông nước của thành phố Hồ Chí Minh
Sông nước là một đặc thù riêng, vẻ đẹp riêng của thành phố Hồ Chí Minh
Diện mạo Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh được tạo dựng lên bởi rất nhiều yếu tố, cả vật thể và phi vật thể; nhưng không thể không nhắc tới sông ngòi, kênh rạch. Sài Gòn là thành phố của sông nước. Sông nước mang lại đặc thù địa hình và nét đẹp rất riêng của thành phố.
Dòng sông Sài Gòn uốn khúc trong lòng thành phố và một hệ thống kênh rạch gắn liền với dòng sông đã làm nên một Sài Gòn cùng với một nền văn hoá sông nước. Bên cạnh sông Sài Gòn là chủ lưu, còn có rất nhiều kênh rạch lớn có thể kể tên như: Rạch Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, rạch Lò Gốm, kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ…
Trong lịch sử, sông ngòi, kênh rạch Sài Gòn đã tạo nên một gương mặt, hình hài, vóc dáng Sài Gòn. Kênh rạch từng được coi là “mặt tiền” của Sài Gòn xưa, là “kinh mạch” mở ra một đô thị. Khi xây dựng Sài Gòn theo quy hoạch đô thị phương Tây vào giữa thế kỷ 19, người Pháp cũng đã nương theo yếu tố tự nhiên đó để kiến tạo nên thành phố mới với đặc thù sông nước.
Những dòng sông, kênh rạch Sài Gòn đã từng là tuyến đường thủy quan trọng từ biển Đông và các tỉnh miền tây Nam Bộ vào thành phố. Ảnh: Thuyền chở hàng trên Kênh Tẻ.
Sông nước đem lại vẻ đẹp rất riêng cho Sài Gòn.
Trong đêm, thành phố lung linh bởi những mặt nước.
Video đang HOT
Nói tới sông nước Sài Gòn, không thể không nhắc đến bến. Nhiều cái bến đã thành tên đất như Bến Nghé, Bến Thành… Nhiều bến vẫn tồn tại cả trăm năm như Bến Bạch Đằng, Bến Nhà Rồng, Bến Chương Dương, Bến Bình Đông… Ảnh: Một góc bến Bạch Đằng, bên sông Sài Gòn ở quận 1. Đây là bến tàu thuyền có từ lâu đời và vẫn đang phát huy giá trị giao thông, du lịch.
Bến Nhà Rồng lịch sử bên sông Sài Gòn với những còn tàu du lịch lớn đang neo đậu. Nơi đây hơn 100 năm trước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
Bến Chương Dương và rạch Bến Nghé bên đại lộ Võ Văn Kiệt ở quận 1. Nơi đây vẫn còn lưu những dấu ký ức xưa bằng những ngôi nhà cổ bên đường quay ra mặt nước.
Dù bây giờ nơi đây không còn thuyền neo đậu nữa nhưng cái tên Bến Chương Dương đã trở thành một phần lịch sử Sài Gòn.
Bến Bình Đông và kênh Tàu Hủ cũng nằm bên đại lộ Võ Văn Kiệt ở quận 8. Bến Bình Đông vẫn hoạt động. Nơi đây thường đón những tàu thuyền từ miền Tây lên Sài Gòn buôn bán – nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán.
Bến Bình Đông trong đêm. Nơi đây còn một dãy phố cổ của người Hoa xưa.
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một trong những con kênh dài nhất Sài Gòn (dài 8,7km), chảy qua các quận: Tân Bình, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Hai con đường chạy dọc bờ kè của con kênh được đặt tên là Hoàng Sa (bên phía hữu ngạn) và Trường Sa (bên tả ngạn). Trong quá khứ, đây là dòng kênh bị ô nhiễm nặng và bị lấn chiếm bởi hàng ngàn hộ dân trong “xóm nước đen” dọc bờ kênh. Dự án cải tạo dòng kênh được thực hiện từ năm 2003 tới nay đã trả lại cho thành phố dòng nước trong sạch và cảnh quan tuyệt đẹp. Hiện có một tuyến du lịch bằng thuyền trên dòng kênh này.
Đặc thù sông ngòi, kênh rạch của Sài Gòn cũng tạo nên một nét riêng khác, đó là những cây cầu. Ảnh: Cầu Phú Mỹ, cây cầu mới bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 2 và quận 7, hoàn thành xây dựng năm 2009. Đây là cây cầu dây văng hiện đại nhất thành phố.
Đường hầm sông Sài Gòn, hay vẫn được người dân quen gọi là Hầm Thủ Thiêm, nối quận 1 và bán đảo Thủ Thiêm (quận 2); dài 1490m, hoàn thành xây dựng năm 2011. Đây là đường hầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam và là đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á.
Hình ảnh thành phố bên sông mang vẻ đẹp hiện đại, đầy sức sống, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những du khách và cả người dân thành phố.
CTV Hà Thành
Theo vov.vn
TP.HCM chỉ có 28 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông?
Sở GTVT TP.HCM cho biết hiện tại trên địa bàn thành phố chỉ có 28 điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông, trong đó một nửa số điểm này có chuyển biến tích cực.
Biển người "chôn chân" tại giao lộ Phạm Văn Đồng - Phan Văn Trị hôm 31/8. Đây là một trong 6 điểm vừa được Sở GTVT xóa khỏi danh sách 34 điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông vì có chuyển biến tốt.
Trong buổi gặp phóng viên phụ trách mảng giao thông, vận tải TP.HCM mới đây, Sở GTVT TP.HCM cho biết trên toàn địa bàn TP chỉ có 28 điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông.
Đại diện Sở GTVT TP cho biết qua theo dõi đến tháng 12/2018, tình hình giao thông tại 34 điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông đã được cải thiện. Qua phối hợp và thống nhất ý kiến với các đơn vị liên quan, Sở GTVT đã xóa 6 điểm có chuyển biến tốt ra khỏi danh sách 34 điểm.
"Tính đến tháng 12/2018, trên địa bàn TP chỉ còn lại 28 điểm nguy cơ ùn tắc. Trong đó, 14 điểm chuyển biến tốt, 7 điểm có chuyển biến nhưng còn phức tạp, 7 điểm không chuyển biến", đại diện Sở GTVT thông tin.
Vụ tai nạn giao thông ngay dốc cầu Phú Mỹ phía quận 2 khiến ô tô bốn chỗ biến dạng.
Những điểm phức tạp trong năm 2017 đã được kéo giảm như: Nút giao Mỹ Thủy (quận 2), ngã sáu Công trường Dân Chủ (quận 3 và quận 10), giao lộ Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh), ngã tư Tây Hòa (quận 9 và quận Thủ Đức).
Trong khi đó, nhiều người dân cho biết Sở GTVT TP nói 28 điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc là cách dùng tư không khách quan vì trên thực tế có nhiều tuyến đường không phải có nguy cơ ùn tắc mà thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe.
"Theo tôi, lãnh đạo Sở GTVT nên chạy xe máy vào buổi sáng và buổi chiều tan tầm trên đường Cộng Hòa để có báo cáo và đánh giá chính xác về tình hình giao thông. Con đường này ngày nào cũng kẹt. Kẹt xe như "ăn cơm". Trời nắng thì đỡ, nếu trời mưa thì phải "chôn chân" cả giờ trên đoạn đường vài km. Tuyến đường này chỉ không kẹt xe vào các ngày lễ, Tết", anh Nguyễn Linh người dân quận Bình Tân chia sẻ.
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết trong năm 2019 Sở GTVT TP sẽ tập trung triển khai 7 nhóm giải pháp nhằm kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Nam CSGT chia sẻ với tài xế ô tô bốn chỗ thoát chết trong vụ tai nạn ở dốc cầu Phú Mỹ hôm 20/12.
Sở GTVT sẽ tập trung bố trí vốn đầu tư cho các dự án thực hiện chương trình đột phá, dự án trọng điểm giải quyết tình trạng ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, khu vực trung tâm Thành phố, chống sạt lở bờ sông, kênh rạch... Thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân, đảm bảo chỉ tiêu giải ngân kế hoạch vốn giao. Tăng cường kiểm soát nâng cao chất lượng xây dựng các công trình, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm, dự án tại các khu vực cửa ngõ... phấn đấu khép kín vành đai 2, ông Cường cho biết thêm.
Đồng thời Sở GTVT tiếp tục đẩy mạnh công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đưa ứng dụng công nghệ vào công tác kiểm tra, xử phạt các vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè...
Lãnh đạo Sở GTVT nói gì về tai nạn xảy ra ở dốc cầu Phú Mỹ.
Nói về tai nạn thường xuyên xảy ra ở dốc cầu Phú Mỹ (đoạn phía quận 2), ông Bùi Xuân Cường cho biết đã thực hiện một loạt giải pháp ở khu vực này như lắp biển báo, camera. Ngoài ra, lực lượng thanh tra giao thông và CSGT phối hợp tuần tra, kiểm soát các phương tiện lưu thông qua cầu, đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các phương tiện. "Tai nạn ở dốc cầu này giờ đã giảm đi nhiều rồi. Trước đây, dốc cầu này thường xuyên xảy ra tai nạn", ông Cường nói.
Vụ tai nạn xảy ra mới đây nhất là tối 20/12 khiến ô tô bốn chỗ vỡ nát, biến dạng và bị kẹp chặt giữa xe ben và xe container khi đổ dốc cầu Phú Mỹ. May mắn không có thương vong về người.
Theo Danviet
Căn hộ 84m tạo ấn tượng nhờ bục nâng sàn tiết kiệm không gian ở Hà Nội Căn hộ thuộc khu chung cư cao cấp ở phường Đại Mỗ, quận Từ Liêm, Hà Nội tạo ấn tượng mạnh cho mọi người khi ngắm nhìn nhờ vẻ đẹp hiện đại, cá tính với điểm nhấn màu xanh nước biển cùng thiết kế bục nâng sàn tiết kiệm không gian. Khi nhận căn hộ từ chủ đầu tư, gia chủ đã tìm...