Ấn tượng Khu du lịch Tràng An
Đến Khu du lịch sinh thái Tràng An ( Ninh Bình), du khách không chỉ được thăm quan cảnh đẹp non xanh nước biếc, mà còn ấn tượng bởi cách làm dịch vụ du lịch rất chuyên nghiệp của người dân địa phương.
Khi ngồi trên đò vào Tràng An, ấn tượng đầu tiên đối với du khách là việc đưa đón rất chuyên nghiệp của những người làm dịch vụ đưa đón du khách.
Du khách tham quan thắng cảnh Tràng An. Ảnh: X.Thiên |
Ở Khu du lịch sinh thái Tràng An có hơn 2.000 chiếc đò chở du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp non nước. Một người chèo đò cho biết, hầu hết người dân làm nghề chèo đò ở khu du lịch là nông dân đã lớn tuổi, vì thanh niên đều đi học hoặc làm ăn xa. Tràng An là vùng sản xuất nông nghiệp, người dân mỗi ngày phải đi lại bằng đò và họ đã quen việc này. Cùng với chèo đò thuần thục, khi tham gia vào các đội đưa đón du khách, người chèo đò được tập huấn kỹ kiến thức về cung cách phục vụ và các yếu tố an toàn trên sông nước.
Trong lúc thưởng ngoạn cảnh đẹp ở Tràng An, du khách được nghe những người chèo đò giới thiệu tỉ mỉ về Tràng An, về cố đô Hoa Lư, những nét đẹp văn hóa của quê hương Ninh Bình…
Thu nhập của những người làm nghề chèo đò khá hơn nhiều so với làm nông nghiệp.
Khi sắp kết thúc tuyến tham quan, người chèo đò đưa cho du khách giấy bút, nhờ đánh giá một số nội dung như: “Người phục vụ có niềm nở, nhiệt tình không?”, “Có gợi ý về tiền bồi dưỡng không?”… Đây là phiếu lấy ý kiến mà Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Tràng An yêu cầu người chèo đò phải đưa cho du khách nhận xét trong mỗi chuyến phục vụ.
N hững người chèo đò ở Khu du lịch sinh thái Tràng An phục vụ du khách một cách chuyên nghiệp. Ảnh: X.Thiên |
Ở Quảng Ngãi, đặc biệt là ở huyện Lý Sơn, giàu tiềm năng để phát triển du lịch, với nhiều thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo, nhiều dòng sông, con đập với cảnh đẹp tựa như ở Nam Bộ… Xu hướng du lịch cộng đồng đã được ngành du lịch và một số địa phương triển khai trong những năm gần đây. Ở huyện Lý Sơn, một số hộ gia đình, cá nhân tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng phục vụ du khách như homestay, xây dựng điểm check in tư nhân… bước đầu thu hút khách. Tuy nhiên, so với tiềm năng để khai thác du lịch thì chưa tương xứng. Sở VH-TT&DL và chính quyền các địa phương đã tuyên truyền, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn cho người dân làm du lịch cộng đồng. Thế nhưng du lịch cộng đồng ở tỉnh ta chưa thực sự hiệu quả, còn thiếu tính chuyên nghiệp, còn cạnh tranh không lành mạnh…
Video đang HOT
Ngành du lịch trong cả nước đã mở cửa trở lại sau một thời gian ngừng hoạt động do Covid-19. Chính phủ đã có chủ trương mở cửa để đón khách du lịch quốc tế. Đây là thời điểm để ngành du lịch khôi phục, đồng thời cũng là cơ hội để làm mới mình, trong đó tính đến việc tổ chức các tour du lịch cộng đồng. Phải làm du lịch một cách chuyên nghiệp, đổi mới mạnh mẽ cách nghĩ, cách làm thì du lịch cộng đồng nói riêng và ngành du lịch ở Quảng Ngãi nói chung mới phát triển mạnh mẽ và bền vững. Cách làm du lịch ở Khu du lịch sinh thái Tràng An là kinh nghiệm bổ ích cho Quảng Ngãi để phát triển du lịch trong thời gian tới.
Ninh Bình: Tín hiệu tích cực cho mục tiêu đón 7,5 triệu du khách năm 2024
Quý 1/2024, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình tăng trưởng ấn tượng khi đã đón 3,9 triệu lượt khách, trong đó có gần 340.000 lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch 3.660 tỷ đồng, tăng tương ứng 141% và 46%.
Du khách trong và ngoài nước tham quan khu du lịch Tràng An (Ninh Bình). (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Lượng du khách quốc tế đến Ninh Bình tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1 được coi động lực để ngành du lịch Ninh Bình tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra từ đầu năm là đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó có 900.000 khách quốc tế.
Theo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong 3 tháng đầu năm 2024, tỉnh đón 3,9 triệu lượt khách, trong đó có gần 340.000 lượt khách quốc tế, tăng ấn tượng nhất trong nhiều năm trở lại đây, đạt 52% chỉ tiêu đề ra của cả năm 2024.
Trong số đó, khách quốc tế đến Ninh Bình đạt 37,7% kế hoạch 2024, tăng gần 141% so với cùng kỳ 2023, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm chưa chịu ảnh hưởng của COVID-19.
Doanh thu du lịch 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3.660 tỷ đồng, đạt 44,36% so với kế hoạch 2024, tăng gần 46% so với cùng kỳ 2023.
Để tiếp tục thu hút du khách, ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình tập trung vào nhiều nhiệm vụ, giải pháp như tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030, Kết luận 07-KL/TU về bảo tồn Di sản thế giới Tràng An gắn với phát triển du lịch, kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch giai đoạn 2023-2030.
Hoạt động rước thuyền rồng trên sông tại Tuần du lịch Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An (Ninh Bình). (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)
Tỉnh tập trung nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch như Tràng An, Bái Đính, Kênh Gà, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, Công viên Văn hóa Tràng An... làm cơ sở thu hút đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, mang thương hiệu riêng.
Tỉnh đầu tư xây dựng tuyến du lịch đường thủy kết nối thành phố Ninh Bình với Tràng An và Cố đô Hoa Lư; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới theo hướng gắn với công nghiệp văn hóa (phim trường, phục dựng kinh thành Hoa Lư...).
Địa phương khuyến khích các nhà đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, phố đi bộ, chợ đêm tại các địa bàn du lịch trọng điểm; các dự án đầu tư xây dựng khách sạn từ 4-5 sao (đặc biệt là khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp), hệ thống nhà hàng đạt chuẩn, nhà hàng cao cấp phục vụ khách du lịch.
Đồng thời, phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa, tâm linh, thể thao, nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, du lịch nông nghiệp, các sản phẩm du lịch về đêm.
Ninh Bình quan tâm bảo tồn và khai thác các giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch; ưu tiên triển khai nghiên cứu xây dựng hồ sơ đề cử trình UNESCO công nhận di tích Núi Non Nước là Di sản tư liệu của nhân loại; nghiên cứu xây dựng đề cử Di tích Quần thể nhà thờ đá Phát Diệm là Di sản Thế giới.
Tỉnh tăng cường phát triển thị trường, quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; gắn với các sự kiện văn hóa, lễ hội, hội chợ, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế; đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Du lịch; tập trung, ưu tiên đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thực hiện chuyển đổi số du lịch để kết nối, nhằm hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch và phục vụ quản lý.
Ninh Bình tiếp tục xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh để kết nối hạ tầng dịch vụ du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch; chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Ninh Bình là vùng đất địa linh, nhân kiệt có truyền thống, lịch sử văn hóa lâu đời.
Nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km, với vị trí địa lý thuận lợi Ninh Bình trở thành cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế- thương mại-du lịch và văn hóa giữa hai miền Nam Bắc.
Từng đàn cò trắng bay rợp trời ở Thung Nham, đặc biệt khi hoàng hôn buông xuống, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp nguyên sơ kỳ thú của vùng đất Ninh Bình. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Ninh Bình có địa hình đa dạng: có đồi núi, sông hồ, đồng bằng, vùng biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ.
Ninh Bình không chỉ được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn như Danh thắng Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương, khu Bảo tồn Thiên nhiên đất ngập nước Vân Long... mà còn có nhiều di tích lịch sử-văn hóa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam như khu di tích, lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư, dấu ấn của Hành cung Vũ Lâm, đền Thái Vi, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm.
Bên cạnh đó, Ninh Bình còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống độc đáo, ẩm thực phong phú.
Toàn tỉnh có 1.821 di tích, trong đó có 298 di tích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích Cấp Quốc gia Đặc biệt. Đây được coi là những tiềm năng, lợi thế lớn của Ninh Bình trong phát triển du lịch, có thể tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và tạo nên thương hiệu riêng cho du lịch Ninh Bình.
Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Di sản hỗn hợp thứ 39 của thế giới và di sản hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á) đã tạo thế và lực mới cho sự phát triển của du lịch Ninh Bình, góp phần tạo động lực quan trọng, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và trung tâm du lịch của cả nước.
Năm 2023, Ninh Bình đã được trang Booking công bố giải thưởng Traveller Review Awards 2023 xếp vào top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới.
Tạp chí Forbes - tạp chí hàng đầu của Mỹ và thế giới bình chọn Ninh Bình là một trong 23 địa điểm du lịch tuyệt vời nhất năm 2023 và chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel (Canada) đề xuất Ninh Bình là 1 trong 10 điểm đến nghỉ dưỡng dành cho gia đình tuyệt vời nhất thế giới năm 2023
Ấn tượng du lịch Hồ Hòa Bình - Vịnh Hạ Long trên núi Ngày 01/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Ngày 25/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 439/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh...