Ấn tượng khoảnh khắc hàng ngàn con sáo đá bay vút qua bầu trời
Với tình yêu mãnh liệt với loài sáo đá, nhiếp ảnh gia Đan Mạch Sren Solkr quyết định đi du lịch khắp châu Âu để ghi lại những hình ảnh ấn tượng của chúng.
Nhiếp ảnh gia Sren Solkr lần đầu tiên chứng kiến chim sáo đá cất tiếng hót khi còn nhỏ và đã ấn tượng mạnh với loại chim này trong suốt nhiều năm sau đó. “Đàn sáo bay lượn trên bầu trời giống như một bức thư pháp”, Solkr nói với CNN. Ông Solkr bắt đầu chụp ảnh những chú chim gần ngôi nhà thời thơ ấu của mình ở miền nam Đan Mạch, trước khi thực hiện chuyến đi khắp châu Âu nhằm ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp của chúng trên tuyến đường di cư.
Trong cuốn sách ảnh mới nhất có tên “Starling” (nghĩa là “chim sáo”), ông Solkr đã cho thấy những góc nhìn đáng kinh ngạc về những chú chim sáo, dọc theo tuyến đường di cư của chúng từ các đầm lầy của Đan Mạch đến các mái nhà của Rome (Italia).
Hàng nghìn, đôi khi hàng triệu chú chim sáo xếp thành đàn, bay vút qua bầu trời. Các nhà khoa học không biết chính xác lý do tại sao các loài chim lại bay thành từng nhóm lớn nhưng có giả thuyết cho rằng chúng như vậy để trông lớn hơn nhằm chống lại những kẻ săn mồi hoặc cố gắng thu hút những con chim khác đến bay cùng và cùng nhau chống lại cái rét trên đường di cư.
Video đang HOT
Ở Rome thời cổ đại, tiếng chim sáo đá được coi là thông điệp từ các vị thần. Các nhà tiên tri sẽ đọc những dấu hiệu may mắn hoặc điềm xấu từ tiếng chim sáo và những dấu hiệu này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các quyết định của giới cầm quyền khi đó. Tuy nhiên, ngày nay, rất hiếm thấy chim sáo xuất hiện ở những thành phố lớn. Theo ông Solkr, chính quyền Rome nỗ lực để đuổi chim sáo ra khỏi những khu đông dân cư vì chúng gây ra nhiều rắc rối cho cuộc sống của người dân.
Cảnh đàn sáo bay qua Đài tưởng niệm quốc gia Victor Emmanuel II ở Rome, Italia.
Cuốn sách ảnh “Starling” cho thấy sự đối lập giữa môi trường hoang dã và cuộc sống con người. Ông Solkr cho biết: “Đó là một trải nghiệm siêu thực khi thấy hàng ngàn chú chim vụt qua bầu trời trong những thành phố lớn. Nó trông như một cuộc đấu tranh khốc liệt giữa ý muốn của loài người và thiên nhiên hoang dã”.
Ông Solkr đã mất nhiều tháng để ghi lại những hình ảnh ấn tượng này.
Sáo đá bay thành đàn trên bầu trời hoàng hôn.
Hình ảnh đàn sáo đá trên thung lũng hoang sơ.
Sáo đá là một trong những loài chim phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên số lượng loài này đã suy giảm trong nhiều thập kỷ. Trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2018, số lượng loài đã bị giảm khoảng 53%. Ở Anh, chúng đã được đưa vào Sách đỏ do có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Vũ trụ đang trở nên hỗn loạn, phức tạp hơn
Nghiên cứu mới của Đại học Pennsylvania (Mỹ) và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (bang California) cho thấy vũ trụ của chúng ta trở nên 'hỗn loạn và phức tạp hơn' sau khoảng 13,8 tỉ năm tồn tại.
Con người và vũ trụ. ẢNH: CCO PUBLIC DOMAIN
Bộ đôi nhà khoa học gia Joshua Kim và Mathew Madhavacheril của Đại học Pennsylvania và các đồng nghiệp ở Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley cho biết họ đã rút ra kết luận trên về vũ trụ khi rà soát hai dạng cơ sở dữ liệu đến từ các cuộc khảo sát bầu trời.
Dữ liệu, được công bố trên chuyên san Journal of Cosmology and Astroparticle Physics và arXiv, đến từ kính viễn vọng vũ trụ Atacama (ACT) và Thiết bị Quang phổ Năng lượng tối (DESI).
Chuyên gia Madhavacheril cho biết việc kết hợp dữ liệu đến từ ACT và DESI cho phép đội ngũ nghiên cứu sắp xếp thời gian vũ trụ bằng cách giống như xếp chồng những bức ảnh chụp vũ trụ thời cổ đại lên trên các bức ảnh gần đây, từ đó mang lại góc nhìn đa chiều về vũ trụ.
"Với tầm quan sát 23% phạm vi bầu trời, ACT vẽ nên một hình ảnh của vũ trụ thuở sơ khai nhờ vào ánh sáng xa xôi, yếu ớt di chuyển từ sự kiện Big Bang", theo tác giả thứ nhất của báo cáo Joshua Kim. Hình ảnh được ghi nhận vào thời điểm vũ trụ khoảng 380.000 năm tuổ.i.
Trong khi đó, dữ liệu của DESI cung cấp ghi chép gần đây hơn về vũ trụ. Được lắp đặt tại Đài thiên văn Quốc gia Đỉnh Kitt ở bang Arizona và do Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley vận hành, DESI lập bản đồ 3 chiều của vũ trụ thông qua việc nghiên cứu sự phân phối của hàng triệu thiên hà, đặc biệt là những thiên hà đỏ rực (LRG).
LRG là những thiên hà đóng vai trò như những cột mốc, cho phép các nhà khoa học lần theo dấu vết để xác nhận cách thức vật chất trải rộng trên khắp hàng tỉ năm.
"Nhóm LRG của DESI mang đến hình ảnh gần đây hơn của vũ trụ, cho thấy cách thức các thiên hà phân bổ ở những khoảng cách khác nhau", theo chuyên gia Kim.
Với việc kết hợp thông tin từ ACT và DESI theo một quy trình như chụp CT vũ trụ, đội ngũ chuyên gia tạo ra chuỗi phân bổ thời gian về lịch sử cổ xưa và gần đây của vũ trụ chúng ta.
Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1 Hiện tượng các hành tinh liên kết với nhau và cùng xuất hiện trên bầu trời đêm được dự đoán sẽ xảy ra trong khoảng ngày 21/1, đem lại cảnh tượng thiên văn thú vị. Hiện tượng các hành tinh liên kết với nhau (planetary alignment) là khi một số hành tinh tập trung gần nhau ở một phía của Mặt trời cùng...