Ấn tượng 7 ngày: Ông Kim Jong Un đứng hút thuốc ở trại lợn
Điểm lại các sự kiện vòng quanh thế giới trong tuần qua ảnh.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thăm một trạm chăn nuôi của quân đội ở Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên ngày 21/8. Ảnh: CNN
Một cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông ném chai lọ ngày 18/8 ở Ferguson, Missouri. Vùng ngoại ô St. Louis chìm trong hỗn loạn sau khi Darren Wilson, một sĩ quan cảnh sát da trắng, bắn chết Michael Brown, một thiếu niên da đen không vũ trang, vào ngày 9/8. Một số người biểu tình và cán bộ thực thi pháp luật đã đụng độ trên đường phố, dẫn đến thương vong và nhiều người bị bắt giữ.
Sau khi tiếp chuyện Tổng thống Mỹ Barack Obama qua điện thoại, ông bà John và Diane Foley nói chuyện với phóng viên ngoài nhà riêng tại Rochester, New Hampshire, ngày 20/8. Con trai của họ, phóng viên tự do James Foley, đã bị các chiến binh ISIS chặt đầu trong một đoạn video đăng ngày hôm trước. “Chúng tôi chưa bao giờ tự hào hơn về con trai của mình”, bà Diane Foley nói. “Con tôi đã dành cả cuộc đời để phơi bày sự thống khổ của người dân Syria trước thế giới.”
Người dân ở Jakarta, Indonesia, tranh nhau leo cột mỡ trong một hội thi tổ chức vào Ngày độc lập của Indonesia – 17/8.
Học sinh và giáo viên núp trong hầm trú bom tại một trại trẻ mồ côi ở Makiyivka, Ukraine, ngày 19/8. Trong nhiều tháng, các lực lượng chính phủ Ukraine đã chiến đấu chống phe li khai thân Nga gần biên giới phía Đông Ukraine. Cuộc giao tranh đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng kể từ giữa tháng Tư, theo ước tính của Liên Hợp Quốc.
Nhân viên lực lượng kiểm soát Ebola đánh một người dân địa phương trong khi thực thi nhiệm vụ kiểm dịch ở khu ổ chuột West Point Monrovia, Liberia, ngày 20/8. Virus Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.350 người ở Tây Phi từ tháng Ba, theo Tổ chức y tế thế giới.
Một công nhân chuyển bức chân dung của cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tại cuộc triển lãm tại quê hương ông – Quảng Nguyên, Trung Quốc, ngày 18/8, nhân ngày kỷ niệm 110 năm sinh cố lãnh đạo.
Nazem Kadri, cầu thủ khúc côn cầu chuyên nghiệp của đội Toronto Maple Leafs đứng hứng nước đá cạnh linh vật Toronto Raptors của giải bóng rổ nhà nghề NBA, trong Thách thức xô nước đá ALS ngày 20/8. Nhiều người nổi tiếng đã tham gia vào chiến dịch quyên góp tiền và nâng cao nhận thức đối với bệnh là xơ cứng – teo cơ, viết tắt là ALS.
Một cơn lốc xoáy gần thành phố ven biển của Genoa, Italy, ngày 19/8. Bên phải là đống đổ nát của tàu du lịch bị đắm Costa Concordia, được kéo gần đây tại Genoa để đem đi tiêu hủy.
Video đang HOT
Ba chú gấu trúc sơ sinh trong lồng ấp tại công viên Safari Park Chimelong ở Quảng Châu, Trung Quốc, ngày 17/8. Đây là lứa gấu trúc thứ tư được sinh nhờ thụ tinh nhân tạo tại Trung Quốc.
Công nhân vệ sinh mặt phía Nam của đồng hồ Big Ben ngày 19/8.
Cậu bé giơ cao súng khi tham dự một cuộc biểu tình chống chính phủ được nhóm Shiite Houthi tổ chức ở Arhab, Yemen, ngày 17/8. Houthi – nhóm kiểm soát phần lớn phía Bắc tỉnh Saada, gần biên giới Ả Rập Saudi, đang nỗ lực củng cố quyền lực khi đất nước thay đổi hệ thống nhà nước, mang lại thêm quyền lực cho chính quyền địa phương.
Ảnh vệ tinh cho thấy thiệt hại của vụ lở đất sau mưa lớn tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào ngày 20/8. Ít nhất đã có 39 người thiệt mạng, con số còn có thể tăng lên vì vụ lở đất quét qua một khu vực dân cư đông đúc, các nhà chức trách cho biết.
Lính Ukraine đùa với trẻ em ngày 18/8 ở Popasna, một thành phố Ukraine thuộc kiểm soát của phe li khai thân Nga.
Bác sỹ nhiễm virus Ebola khi ở Liberia – Kent Brantly – xuất viện ngày 21/8. Ông là 1 trong 2 người đầu tiên sử dụng thuốc ZMapp vốn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Loại thuốc do các nhà khoa học Mỹ và Canada hợp tác phát triển này sau đó đã được đưa đến Tây Phi để hỗ trợ khống chế dịch Ebola dưới sự cho phép của Tổ chức y tế thế giới.
Một người đàn ông chở lợn bằng chiếc bè tạm qua một ngôi làng bị ngập lụt ở Lishui, Trung Quốc, ngày 20/8.
Thành viên của nhóm kèn Field Marshal Montgomery ăn mừng chức vô địch tại giải vô địch thổi kèn thế giới World Pipe Band Championships được tổ chức hàng năm vào 16/8.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thăm một trạm chăn nuôi của quân đội ở Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên ngày 21/8.
Người dân tụ tập tại một mỏ ở Marikana, Nam Phi, nơi 34 công nhân đình công đã bị cảnh sát bắn chết hai năm trước đây, ngày 16/8. Cảnh sát cho biết họ đã hành động để tự vệ chống lại một đám đông thợ mỏ vũ trang bởi gậy và dao.
Một phụ nữ đi bộ tại xa lộ 101 ở Los Angeles ngày 15/8.
Người dân Ấn chuẩn bị chồng tháp người vào ngày lễ Janmashtami – 18/8. Lễ kỷ niệm ngày thánh Krishna, hiện thân thứ 8 của thần Vishnu ra đời. Trong tín ngưỡng, vị thánh Krishna là lãnh tụ tinh thần, anh hùng, người bảo trợ, triết gia, thày giáo và bạn của tất cả mọi người dân Ấn.
Tên lửa từ hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel được bắn đi nhằm ngăn chặn một tên lửa khác từ phía Gaza, trước khi thỏa thuận ngừng bắn kéo dài năm ngày hết hạn vào 19/8.
Ông Adel (phải) và Mohammed ngồi trong căn phòng duy nhất còn nguyên vẹn trong căn nhà bị tên lửa Israel phá hủy giữa cuộc chiến Israel – Hamas phía bắc Dải Gaza, ngày 16/8.
Một người đàn ông phun sữa và sương vào mắt sau khi trúng hơi cây từ lực lượng an ninh đang giải tán người biểu tình. Trước đó, Michael Brown, một thiếu niên da đen không vũ trang, đang bị một cảnh sát da trắng bắn thiệt mạng vào ngày 9/8. Vụ việc đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối phân biệt sắc tộc tại Feguson, Mỹ.
Người Palestine cầu nguyện vào ngày 15/8, bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo đã bị phá hủy bởi cuộc không kích từ phía Israel trong ngày thứ hai của thỏa thuận ngừng bắn kéo dài năm ngày tại thành phố Gaza.
Người dân chào đón giáo hoàng Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm Hàn Quốc kéo dài 5 ngày, mang thông điệp về hòa bình và tái thống nhất tới bán đảo Triều Tiên ngày 14/8.
Theo NTD/Bizlive
Mỹ quyết diệt IS bằng được
Chính phủ Mỹ đã thừa nhận phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) là nhóm khủng bố nguy hiểm nhất mà Washington từng đối mặt trong vài năm qua và cảnh cáo một cuộc chiến lâu dài để tiêu diệt IS.
Lực lượng cảnh sát đặc biệt của chính quyền Iraq. Các binh sĩ Iraq đã bắt đầu phản công nhằm chiếm lại những điểm bị IS chiếm đóng, sau khi có hỗ trợ từ phương Tây - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder hôm 21-8 tuyên bố mở cuộc điều tra vụ IS chặt đầu nhà báo James Foley để yêu cầu Washington ngừng các cuộc không kích ở Iraq. "Những kẻ đã thực hiện tội ác này cần biết rằng Mỹ ghi nhớ rất lâu và tầm với của chúng tôi rất rộng" - ông Holder cảnh cáo.
Nguy hiểm nhất
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết IS đang đe dọa đến tất cả lợi ích của Mỹ ở Iraq và toàn thế giới.
Ông mô tả: "IS không chỉ là một nhóm khủng bố. Chúng kết hợp giữa tư tưởng đạo Hồi và sức mạnh quân sự mang tính chiến thuật cao. Chúng có nguồn tài chính cực kỳ dồi dào. IS mạnh vượt xa những gì chúng ta từng chứng kiến".
Trong khi đó, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đại tướng Martin Dempsey đánh giá IS là tổ chức đặt tầm nhìn chiến lược là ngày tận thế và có thể "thay đổi hoàn toàn diện mạo Trung Đông và tạo ra một môi trường đe dọa Mỹ", do đó Mỹ và cộng đồng quốc tế cần phải tiêu diệt IS cho bằng được.
Các lãnh đạo Mỹ cũng cảnh báo Trung Đông có thể đối mặt với một cuộc chiến lâu dài để tiêu diệt IS, bất chấp việc nhóm này đe dọa sẽ giết tiếp một con tin người Mỹ.
Tướng Dempsey khẳng định cần phải mở chiến dịch tấn công IS không chỉ ở Iraq mà còn ở Syria, tuy nhiên cho rằng: "Chỉ sức mạnh quân sự của Mỹ là không đủ để chiến thắng. Chúng ta cần sự hỗ trợ của khu vực và của 20 triệu người Hồi giáo Sunni đang sống giữa Damascus và Baghdad".
Đến nay Washington vẫn tin rằng không kích là giải pháp tốt nhất và tiếp tục triển khai tấn công ở miền bắc Iraq để gây sức ép lên IS.
Trong đợt tấn công ở một con đập phía bắc Mosul, máy bay Mỹ đã tiêu diệt nhiều phương tiện của IS, theo thông tin từ quân đội Mỹ. Ông Hagel cho biết quân đội Mỹ cũng đã ngăn chặn bước tiến của IS tại thành phố Arbil sau khi giúp Baghdad giành lại quyền kiểm soát đập thủy điện Mosul.
Kể từ ngày 8-8, Washington đã thực hiện tổng cộng 90 vụ không kích, trong đó hơn một nửa là để hỗ trợ chính quyền Iraq ở khu vực gần đập Mosul.
Kiểu kiếm tiền của IS
Cố vấn đầu tư Bill Schmick của Berkshire Money Management cho biết IS là một tổ chức khôn ngoan trong việc tìm kiếm nguồn tài chính.
Khi tấn công Syria, chúng nhắm vào khu vực miền đông, nơi tập trung các mỏ dầu và nhanh chóng kiếm bộn nhờ xuất khẩu vàng đen. Chúng cũng bán vô số cổ vật cướp được với giá hàng chục triệu USD.
Tại Iraq, khi tấn công thành phố lớn thứ hai nước này là Mosul, IS đã cướp hơn 400 triệu USD trong ngân hàng hồi tháng 6-2014. Reuters dẫn lời các quan chức Iraq cho hay nhóm này đã kiếm hàng triệu USD từ việc bán dầu của các mỏ chiếm được ở nước này.
Số dầu được cho là bán sang Thổ Nhĩ Kỳ với giá chỉ 25 USD/thùng và có thể đem về cho IS cả tỉ USD mỗi năm. Chúng thậm chí thu thuế doanh nghiệp, điện, nước tại những khu vực mình chiếm giữ.
Không dừng lại ở đó, IS cũng tận dụng Internet và mạng xã hội để tuyên truyền và tiếp cận nguồn đóng góp từ các cá nhân.
Tuy nhiên, một phần lớn tài chính của IS là từ tiền chuộc của các vụ bắt cóc con tin, chủ yếu là công dân các nước phương Tây và nhân viên các tập đoàn. CBS News đưa tin một công ty Bắc Âu mới đây phải trả 70.000 USD để chuộc một nhân viên từ tay IS.
Một số báo cáo ước tính IS kiếm được khoảng 1 triệu USD mỗi ngày. Số tiền chuộc cũng ngày một tăng, từ hàng chục ngàn lên hàng triệu USD. Trong vụ giết hại nhà báo Mỹ James Foley, IS đã gửi email đòi số tiền chuộc 132 triệu USD đến tận gia đình ông Foley ở New Hampshire.
Vụ bắt cóc và sát hại ông Foley cũng làm dấy lên cuộc tranh cãi về tiền chuộc. Cho đến tận ngày nhà báo này bị giết, gia đình ông vẫn đang nỗ lực gây quỹ để chuộc lại người thân trong khi Chính phủ Mỹ bác bỏ việc trả tiền cho khủng bố.
"Chính phủ Mỹ tin rằng trả tiền chuộc cho khủng bố là cho chúng công cụ tài chính để sinh sôi. Chúng tôi không nhượng bộ khủng bố. Chúng tôi không trả tiền chuộc" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf tuyên bố.
Một số ý kiến khác lại cho rằng việc đặt ra số tiền chuộc quá lớn cho thấy bọn khủng bố thật sự không có ý định lấy tiền chuộc. Trong khi Mỹ và một số nước như Anh chọn cách không trả tiền chuộc, Pháp năm ngoái đã chi hơn 17 triệu USD để chuộc một số công dân bị nhóm khủng bố Al Qaeda bắt cóc.
Sẽ có thêm yêu sách
Không chỉ đòi tiền chuộc, nhiều ý kiến lo ngại bọn khủng bố sẽ đặt ra nhiều yêu sách hơn trong tương lai. New York Times đưa tin IS đã liệt ra danh sách các yêu cầu để chuộc các công dân nước ngoài, từ tiền cho đến trao đổi tù binh.
Bên cạnh phóng viên Steven Sotloff, người bị IS dọa sẽ là nạn nhân tiếp theo sau nhà báo Foley, nhóm này được cho là đang giữ khoảng ba con tin người Mỹ khác. Theo Ủy ban Bảo vệ phóng viên, IS và các nhóm cực đoan đã bắt cóc ít nhất 20 phóng viên nước ngoài.
Theo Tuổi Trẻ
Vì sao chiến dịch giải cứu James Foley của Mỹ thất bại? Việc tình báo Mỹ biết rất ít về các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) là một trong những lý do khiến biệt kích Mỹ đáp nhầm chỗ trong chiến dịch giải cứu James Foley hồi tháng 7. Đặc nhiệm Mỹ đổ bộ từ máy bay trực thăng. Ảnh: Blogspot Dù đã huy động hai lực lượng đặc nhiệm lừng lẫy nhất...