Án tử hình chưa giảm, án tham nhũng chưa thể thu hồi tiền
Đó là những vấn đề nổi lên trong báo cáo về công tác thi hành án năm 2016 của Chính phủ do Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long trình bày trước Quốc hội sáng nay, 28/10.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long trình bày báo cáo về công tác thi hành án năm 2016 của Chính phủ.
Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, tổng số vụ việc phải thi hành trong năm là 820.000 việc, trong đó có 675.000 việc có điều kiện thi hành (chiếm tỷ lệ 82,2%), 530.000 việc đã được thi hành (đạt tỷ lệ 78,5%).
Tổng số tiền phải thi hành, theo báo cáo của Bộ trưởng Long xấp xỉ 134.000 tỷ đồng nhưng mới chỉ thi hành xong được 29.000 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 33,7%).
Đánh giá về kết quả thi hành, dù số việc và tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong phải chuyển kỳ sau tuy giảm so với năm 2015 nhưng vẫn còn 145.001 việc với số tiền trên 57.000 tỷ đồng tồn đọng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng (thường có giá trị lớn) kết quả thi hành đạt thấp; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài chưa được xử lý dứt điểm.
Cụ thể, về thi hành các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, có 3.348 việc đã xong, thu được xấp xỉ 20.000 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 17,3% về việc và gần 25% về tiền).
Những hạn chế được Bộ trưởng Tư pháp nêu ra là số việc và tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong phải chuyển kỳ sau tuy giảm so với năm 2015 nhưng vẫn còn cao (145.000 việc với số tiền trên 57.000 tỷ đồng). Các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng (thường có giá trị lớn) kết quả thi hành đạt thấp; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài chưa được xử lý dứt điểm.
Bộ trưởng Tư pháp giải thích khó khăn là do còn tương đối lớn lượng án chưa có điều kiện thi hành, án không thi hành được đã tồn đọng từ nhiều năm trước, đặc biệt là các án trọng điểm, phức tạp, kéo dài.
Thị trường bất động sản cũng chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt nên kết quả xử lý tài sản thi hành án đạt thấp; việc bán, giao tài sản cho người mua trúng đấu giá gặp nhiều khó khăn (từ chối mua, chống đối, không nhận tài sản…).
Video đang HOT
Ngoài ra, tình trạng pháp lý của tài sản phức tạp và việc xác định giá tài sản khi giao dịch không sát với giá trị thực tế, nhất là trong các vụ án tín dụng ngân hàng.
Một số việc liên quan đến án kinh tế, tham nhũng có giá trị rất lớn nhưng không có điều kiện thi hành (tài sản bị che giấu, hợp lý hóa hoặc cố tình tẩu tán trong các vụ án kinh tế, tham nhũng…)
Theo Bộ trưởng Tư pháp, số việc và tiền thụ lý ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước và cao nhất từ trước đến nay về tiền, nhất là án tin dung ngân hàng tăng đột biến khiến cơ quan thi hành án quá tải với khối lượng công việc.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc truy tìm hoặc chưa kịp thời kê biên, phong tỏa tài sản của đương sự để bảo đảm thi hành án. Trong khi đó, cơ chế quản lý, kiểm soát thu nhập còn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho việc xác minh điều kiện thi hành án.
Về công tác thi hành án hình sự, nhiều vấn đề cũng được chỉ ra như công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định hiện còn khá nhiều (gần 47.000 trường hợp).
Trong số 5.437 người bị kết án tù đang ở ngoài xã hội, các cơ quan đã tổ chức áp giải 3.481 trường hợp đi chấp hành án; truy bắt lại 521 trường hợp trốn thi hành án. Số trốn thi hành án đã giảm 180 trường hợp.
Dù vậy, điểm hạn chế vẫn là, một số trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ chưa làm tốt công tác kiểm tra, quản lý cán bộ nên vẫn để một số cán bộ, chiến sĩ mất cảnh giác, vi phạm các quy định về giam giữ để phạm nhân lợi dụng trốn, phạm tội mới, mang vật cấm vào trại, vi phạm nội quy.
Cá biệt, có những trường hợp cơ sở giam giữ để nữ phạm nhân bị kết án tử hình có thai trong thời gian giam giữ. Công tác quản lý người bị kết án tù tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù ở nhiều địa phương chưa chặt chẽ, còn nhiều sơ hở, tình hình trốn thi hành án giảm nhưng chưa nhiều.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này, theo Bộ trưởng Lê Thành Long là số lượng người bị kết án tù, tử hình chưa giảm, tính chất tội phạm phức tạp hơn, trong khi đó kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phục vụ giam giữ hạn chế.
Hệ thống pháp luật thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành tương đối đầy đủ, nhưng chưa kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với những vướng mắc mới nảy sinh trong thực tiễn cũng là một yếu tố, theo Bộ trưởng Tư pháp.
P. Thảo
Theo Dantri
Sếp ngân hàng làm thất thoát 450 tỷ đồng hai lần nhận án tử
Tham ô và làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng, lần thứ 2 Tổng giám đốc Công ty ALC II bị giữ nguyên mức án tử hình.
Chiều 18/10, sau một ngày xét xử, TAND Cấp cao tại TP HCM bác đơn xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án tử hình đối với ông Vũ Quốc Hảo (cựu Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính ALC II - thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) và ông Đặng Văn Hai (cựu Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH Xây dựng và thương mại Quang Vinh, nguyên chủ tịch HĐTV).
Hai ông được xác định phạm tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo HĐXX, hành vi của các bị cáo không chỉ làm thất thoát số tiền lớn còn mất niềm tin của người dân đối với hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước nên cần áp dụng mức án cao nhất.
Liên quan đến những sai phạm trong thời gian điều hành Công ty tài chính ALC II, đây là lần thứ 2 ông Hảo nhận mức án tử hình. Ảnh: H. H.
Bản án sơ thẩm xác định, năm 2008, trong thời gian điều hành Công ty ALC II, ông Hảo vay 60 tỷ đồng của một doanh nhân ở Hải Phòng để đầu tư Dự án khu căn hộ Trường An (Bình Dương) và đầu tư bất động sản một số nơi khác.
Một năm sau, do làm ăn thua lỗ, ông Hảo bàn với Đặng Văn Hai ký hợp đồng thuê tài chính và mua bán tài sản khống là máy cẩu thủy lực bánh xích, rút tiền của công ty trả nợ.
Thực hiện kế hoạch, ông Hảo chỉ đạo Nguyễn Văn Tài (nguyên phó tổng giám đốc Công ty ALC II) đứng ra ký hợp đồng thuê tài chính còn mình ký hợp đồng mua bán với Công ty Quang Vinh để giải ngân 120 tỷ đồng. Có tiền, Hảo yêu cầu Hai chuyển trả cho doanh nhân Hải Phòng 75 tỷ. Số tiền còn lại ông Hai chiếm dụng sử dụng vào mục đích cá nhân.
Ông Hảo còn bị cáo buộc tham ô 4,9 tỷ đồng của Công ty ALC II thông qua một hợp đồng thuê tài chính với doanh nghiệp tư nhân Anh Phương để trả nợ cho việc đầu tư mua đất tại Tiền Giang.
Ngoài việc chiếm dụng vào mục đích cá nhân số tiền gần trăm tỷ đồng, kết quả điều tra còn xác định ông Hảo để phát sinh thua lỗ, nợ khó đòi, nợ xấu lớn trong thời gian điều hành ALC II dẫn đến khó khăn cho việc cổ phần hóa.
Để che giấu việc này, Tổng giám đốc Hảo đã bàn với Đặng Văn Hai ký 7 hợp đồng thuê tài chính, mua bán tài sản khống giải ngân trái phép hơn 500 tỷ đồng. Số tiền này được lãnh đạo ALC II sử dụng để xóa nợ xấu của các doanh nghiệp tại ALC II và cho các công ty này vay kinh doanh, gây thiệt hại gần 330 tỷ đồng.
Tổng cộng, ông Hảo và Hai gây thiệt hại gần 450 tỷ đồng.
Hồi tháng 11/2015, TAND TP HCM xử sơ thẩm tuyên phạt hai bị cáo mức án tử hình. Ông Hảo kháng cáo kêu oan còn giám đốc Hai xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại tòa hôm nay, vợ bị cáo Hai đưa ra chứng cứ nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khắc phục thiệt hại cho chồng và xin tòa giảm nhẹ hình phạt nhưng không được HĐXX chấp nhận.
Liên quan đến hàng loạt sai phạm trong thời gian điều hành Công ty ALC II, ông Hảo từng bị TAND hai cấp tuyên tử hình về hành vi nâng khống giá thiết bị lặn Tino 2 từ 110 triệu lên 130 tỷ đồng để chiếm đoạt tiền Nhà nước. Ông còn chịu hai bản án khác với mức án 12-15 năm tù.
Hải Duyên
Theo VNE
2 án tử hình cho nhóm "đại bàng" hành hung bạn tù đến chết Trong buồng giam, Hậu tự đặt ra hàng loạt quy định, nếu ai làm trái sẽ bị đưa ra "xử tội". Nhân mới vào, vi phạm các quy định Hậu đặt ra nên bị Hậu cùng đàn em đánh tử vong. Ngày 12/10, TAND cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, bác kháng cáo và tuyên y án với...