An Trường An (ATG) điều chỉnh tăng lỗ thêm 15 tỷ đồng, kiểm toán nêu vấn đề nhấn mạnh
Sau điều chỉnh, An Trường An ghi nhận lỗ 16,8 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019.
CTCP An Trường An (mã chứng khoán ATG) vừa công bố báo cáo giải trình chênh lệch số liệu trên BCTC bán niên 2019 trước và sau kiểm toán.
Theo đó, vẫn không phát sinh doanh thu trong kỳ như báo cáo công ty tự lập, nguyên nhân chủ yếu do công ty đang trong thời gian giảm hoạt động kinh doanh nông sản, tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng dự án Sơn Mỹ theo tiến độ đăng ký. Ngoài ra, công ty cũng đang tiếp tục làm việc để giải quyết các vấn đề giải tỏa, đền bù giải phóng mặt bằng dự án Thủy Sơn Trang. Do vậy, theo ban lãnh đạo công ty, Việc An Trường An lỗ trong nửa đầu năm 2019 là không tránh khỏi.
Theo số liệu trên BCTC công ty tự lập, An Trường An lỗ hơn 1 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, sau kiểm toán, số lỗ bị điều chỉnh tăng thêm 15,8 tỷ đồng, thành 16,8 tỷ đồng. Nguyên nhân do kiểm toán điều chỉnh tăng chi phí trích lập dự phòng phải thu của khách hàng chưa thu hồi được công nợ, số tiền hơn 15,8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên bảng thuyết minh tài chính của công ty, khoản dự phòng phải thu ngắn hạn của khách hàng hơn 12,2 tỷ đồng, tăng hơn 11 tỷ đồng so với đầu kỳ. Dự phòng phải thu khác ngắn hạn cũng tăng 4,5 tỷ đồng, lên 13,6 tỷ đồng.
Trên BCTC soát xét bán niên, kiểm toán viên cũng nêu vấn đề nhấn mạnh, rằng mặc dù không đưa ra ý kiến ngoại trừ, thì kiểm toán cũng muốn lưu ý người đọc đến thuyết minh BCTC liên quan đến hoạt động liên tục của công ty. Theo đó, công ty tiếp tục lỗ hơn 16,8 tỷ đồng trong nửa dầu năm 2019, và khoản lỗ lũy kế đến 30/6/2019 lên đến 27,5 tỷ đồng. Những điều kiện này cùng những vấn đề khác được nêu trong thuyết minh BCTC cho thấy sự tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu, dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty trong 12 tháng tới.
Thanh Mai
Theo Trí thức trẻ
Phần lớn các dự án BOT thực hiện chỉ định thầu
Chiều 5/7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tổ chức họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN năm 2017.
Ảnh minh họa
Báo cáo cho thấy, tổng hợp kết quả kiểm toán của 256 báo cáo kiểm toán trong năm 2018 đối với niên độ ngân sách năm 2017, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 92.499 tỷ đồng.
Báo cáo do Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên công bố cho thấy, tình trạng các tổ chức, đơn vị, người nộp thuế hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN và các khoản phải nộp khác vẫn chậm được khắc phục.
Kết quả kiểm toán xác định số phải nộp tăng thêm 19.858 tỷ đồng. Một số cái tên có kiến nghị nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) lớn được cơ quan kiểm toán chỉ ra gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 5.773 tỷ đồng; Tổng Công ty Thương mại XNK Thanh Lễ 1.768 tỷ đồng; Tổng Công ty Thép Việt Nam 572 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam 542 tỷ đồng; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp 861 tỷ đồng...
Về kết quả kiểm toán chuyên đề, KTNN đã chỉ rõ nhiều sai phạm. Trong đó, kết quả kiểm toán 8 dự án BOT trong năm 2018 cho thấy, hầu hết các dự án thực hiện chỉ định nhà đầu tư, chỉ định nhà thầu thi công; phê duyệt dự án có sử dụng vốn hỗ trợ từ nguồn trái phiếu chính phủ không đúng nội dung được sử dụng theo Nghị quyết của Quốc hội; nghiệm thu, thanh toán sai... KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/8 dự án là 16,2 năm so với phương án tài chính ban đầu.
Về kết quả kiểm toán DN và các tổ chức tài chính ngân hàng cũng chỉ rõ những sai phạm liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 7 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Từ kết quả thu được, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan T.Ư, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị xử lý tài chính của KTNN đối với niên độ ngân sách 2017: 92.499 tỷ đồng, gồm các khoản tăng thu 19.858 tỷ đồng (thuế, phí, lệ phí 8.563 tỷ đồng; thu khác 11.295 tỷ đồng). Cơ quan này cũng kiến nghị giảm chi NSNN 23.722 tỷ đồng, trong đó, giảm chi thường xuyên 12.244 tỷ đồng; giảm chi đầu tư 11.478 tỷ đồng và xử lý tài chính khác 48.919 tỷ đồng.
Cơ quan này cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT trình cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) từ hình thức cho vay lại sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp.
Trong khi chưa được chấp thuận tiến hành các thủ tục điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của 4 dự án VEC 22.010 tỷ đồng; thu hồi kế hoạch vốn đã giao cho 4 dự án VEC năm 2016 là 3.866 tỷ đồng, năm 2017 là 5.338 tỷ đồng và năm 2018 là 2.319 tỷ đồng.
Theo kinhtedothi.vn
PCCI chuẩn bị trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu Công ty cổ phần Xây lắp điện I - PCC1 vừa thông tin về việc phát hành hơn 26,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức. Công ty cổ phần Xây lắp điện I - PCC1 (PC1) dự kiến phát hành hơn 26,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức, với tỷ lệ 20% , tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được...