Ăn trứng vịt lộn thế nào cho đúng cách?
Trứng vịt lộn là món ăn rất ưa thích của nhiều người, tuy nhiên bạn cần phải lưu ý ăn trứng vịt lộn như thế nào cho đúng cách.
Vì sao chúng ta hay ăn chung rau răm với trứng vịt lộn?
Đông Y cho biết rằng mục địch ăn trứng vịt lộn với rau răm là để cân bằng âm dương cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa .
Để gia tăng hương vị và công dụng của trứng vịt lộn người ta thường ăn kèm với rau răm và gừng tươi thái chỉ. Trứng vịt lộn có tác dụng ích trí, tu tâm, dưỡng huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh. Trong khi đó rau răm có tác dụng tiêu thực, trừ hàn, sát trùng, ấm bụng, dáng mắt, chống đầy bụng khó tiêu còn gừng lại giúp kích thích tiêu hóa, giải độc thức ăn, tốt cho tim mạch và chống suy giảm tình dục.
Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trứng vịt lộn ăn kết hợp với các loại gia vị này sẽ được coi như một bài thuốc chữa bệnh suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, yếu sinh lý,…
Khi nào ăn trứng vịt lộn là tốt nhất?
Nhiều chuyên gia sức khỏe cho biết ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất, han chế việc ăn nhiều vào buổi tối vì sẽ khó tiêu hóa, dễ bị đầy hơi và cũng không nên ăn quá thường xuyên ,ăn nhiều vào mỗi lần.
Mỗi tuần ăn bao nhiêu trứng vịt lộn là đủ?
Bạn nên ăn 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần là đủ. Vì ăn nhiều trứng vịt lộn và thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, chúng tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương.
Ăn trứng vịt lộn không gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của đàn ông như nhiều người vẫn nghĩ
Theo Đông y, trứng vịt lộn rất bổ dưỡng, đồng thời được coi là bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.
Những đối tượng nào không nên ăn trứng vịt lộn?
Video đang HOT
Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này
Người gầy ăn trứng vịt lộn có tốt hay không?
Người gầy nên ăn trứng vịt lộn vì sẽ giúp họ tăng cân. Nhưng lưu ý trứngvịt lộn có chứa nhiều vitamin A và chứa chất tiền vitamin A, vì vậy, bạn cần phải nạp vào cơ thể lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan nó. Khi đó, cơ thể mới hấp thụ trọn vẹn các chất dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn.
Theo www.phunutoday.vn
Loại rau được ví như "món mặn" có nhiều ở Việt Nam: 5 công dụng tuyệt vời
Tại Việt Nam, hẹ là loại thực phẩm được các chị em nội trợ yêu thích, thậm chí còn được ví như "món mặn trong các loại rau" bởi mùi vị ngon, nhiều công dụng mà giá thành lại rẻ.
Trung y quan niệm, rau hẹ vị cay hơi chua, mùi hăng, tính ấm, có tác dụng bổ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm...
Mặc dù thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình, nhưng ít ai biết rằng thường xuyên lại có thể đạt được 5 công dụng tuyệt vời dưới đây.
1. Sát trùng, diệt khuẩn
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh, rau hẹ chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh có tác dụng tiêu diệt, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như E.coly (gây tiêu chảy), Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng)...
Khả năng sát trùng, kháng khuẩn của hẹ còn có thể dùng để điều trị các bệnh mẩn ngứa ngoài da. Bằng cách hơ sấy hẹ trên lửa nóng, bôi lên chỗ mẩn ngứa, vùng da bị bệnh sẽ được sát khuẩn và hạn chế nhiễm trùng.
Khả năng sát trùng, diệt khuẩn của rau hẹ được các chuyên gia y tế đánh giá cao. (Ảnh: nguồn Internet).
2. Tăng cường lưu thông máu
Một trong những công dụng nổi bật của rau hẹ là khả năng tán ứ, hỗ trợ lưu thông máu, cùng với đó là khả năng giải độc, làm giảm nồng độ mỡ trong máu, giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, thiếu máu.
3. Nhuận tràng, trị táo bón
Hẹ sở hữu hàm lượng cao vitamin và chất xơ thô, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Bên cạnh đó, loại rau này còn hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị táo bón. Dùng hạt hẹ được rang vàng, giã nhỏ, pha với nước sôi, uống hỗn hợp này mỗi ngày 2 lần, kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Rau hẹ cũng được nhắc tới như một trong những "thần dược tự nhiên" hỗ trợ hệ tiêu hóa. (Ảnh: nguồn Internet).
4. Bảo vệ gan
Nhờ có chứa chất sulfide, rau hẹ sở hữu một mùi hương đặc trưng. Không chỉ vậy, loại mùi đặc biệt này còn có tác dụng khai thông khí gan, gia tăng cảm giác thèm ăn, tăng cường công năng tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bên cạnh đó, một số chất có trong loại rau này còn giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
5. Nhuận phế
Hàm lượng vitamin A cao trong rau hẹ rất tốt cho phổi, mắt và làn da. Thưởng thức các món ăn kèm với loại rau này thường xuyên và đúng cách sẽ giúp phòng ngừa hữu hiệu nhiều căn bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp cũng là một trong số những công dụng tuyệt vời của loại rau này. (Ảnh: nguồn Internet).
Những lưu ý khi ăn rau hẹ
Không dùng với mật ong: Một số bài thuốc dân gian thường dùng mật ong với lá hẹ hấp lên rồi lấy nước uống để trị ho cho trẻ nhỏ.
Trên thực tế, hẹ có hàm lượng vitamin C cao, kết hợp với mật ong sẽ có nguy cơ dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
Hạn chế ăn rau hẹ vào buổi tối: Mặc dù sở hữu nguồn dinh dưỡng phong phú, nhưng hàm lượng các chất xơ thô trong rau hẹ lại cao hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều.
Do đó, he là một loại rau không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tạo thành tổn thương với dạ dày.
Hơn nữa, buổi tối là thời gian dạ dày cần nghỉ ngơi, việc ăn quá nhiều rau hẹ sẽ kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch dạ dày, làm gia tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa này, gây nhiều bất lợi cho sức khỏe.
Giá thành rẻ, hương vị thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ chế biến là những yếu tố khiến rau hẹ trở thành loại thực phẩm yêu thích của nhiều chị em nội trợ. (Ảnh: nguồn Internet).
Một số món ăn bổ dưỡng từ rau hẹ
Hẹ xào: Hẹ 240g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60g. Xào với dầu vừng và ít muối. Ăn ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm. Ăn trong 2 tuần - 1 tháng. Món này còn dùng chữa táo bón, đau lưng, gối, tiểu tiện nhiều, hoặc dùng khi nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.
Cháo hẹ: Hẹ 20g, gạo 90g. Nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. Món này còn dùng chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém, đi ngoài phân sống, chân tay lạnh.
Theo Tri thức trẻ
6 cách giảm đau ngay tức thì cho người bị đau dạ dày Đau dạ dày là chứng bệnh nhiều người mắc phải và rất dễ tái phát. Để giảm đau tức thì, bạn có thể áp dụng những cách cực đơn giản dưới đây tại nhà. Đau dạ dày là căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nếu không được điều trị sẽ rất dễ tái phát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức...