Ăn trứng tốt cho sức khỏe nhưng với người này lại không nên ăn
Trứng có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng với sức khỏe nhưng các chuyên gia cho rằng, với người này thì nên hạn chế hoặc không nên ăn.
ThS.BS Hoàng Thị Năng – Bệnh viện đa khoa MEDLATEC cho biết, gan nhiễm mỡ là tình trạng gan tích lũy quá nhiều mỡ, lượng mỡ chiếm trên 5% trọng lượng gan. Bệnh có thể gây biến chứng viêm, xơ gan hoặc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác khi không có biện pháp kiểm soát, điều trị tốt.
Điều trị gan nhiễm mỡ mục đích là làm cho hàm lượng mỡ trong gan được giảm đi. Do đó, cùng với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý kiêng một số loại thực phẩm để bệnh không trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả trị liệu.
Trứng tốt cho sức khỏe nhưng người bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế ăn. Ảnh minh họa
Nhiều bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ vẫn nghĩ rằng việc ăn trứng sẽ tốt cho sức khỏe. BS Năng cho rằng, với mọi người ăn trứng rất tốt cho sức khỏe vì giá trị dinh dưỡng của trứng rất cao. Trứng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất béo có lợi cho cơ thể như: vitamin A, kẽm, sắt,…
Tuy nhiên, người bị gan nhiễm mỡ cần không nên ăn quá nhiều trứng, nhất là người bị bệnh ở cấp độ 3 thì tốt nhất nên loại trứng ra khỏi thực đơn của mình. Việc hạn chế tối đa hoặc không ăn trứng, các sản phẩm chế biến từ trứng sẽ hỗ trợ kiểm soát tình trạng mỡ thừa ở gan, loại bỏ nguy cơ biến chứng thừa tích tụ vitamin A tại gan, cân bằng nồng độ cholesterol trong máu,…
Trong lòng đỏ trứng chứa hàm lượng cholesterol tương đối cao, ăn mỗi ngày làm tăng cholesterol trong máu có thể làm mỡ tích tụ ở gan ngày càng nhiều hơn. Ăn trứng liên tục còn tăng lượng đạm và lipid tạo thêm gánh nặng cho các hoạt động của gan vì gan sẽ phải làm việc tích cực hơn để chuyển hóa các chất này. Điều này sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, một quả trứng gà ta có giá trị dinh dưỡng khoảng 40g còn với một quả trứng vịt là khoảng 70g (cả vỏ). Đối với trứng vịt lộn thì 1 quả có 182 kcal năng lượng, 12.4g lipit, 13.6g protein, 212mg photpho, 82mg canxi, 600mg cholesterol…
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bên cạnh hạn chế trứng trong bữa ăn, người bệnh bị gan nhiễm mỡ cũng cần chú ý chế độ sinh hoạt khoa học, tăng cường luyện tập thể dục để giúp tăng chuyển hóa tế bào gan, cải thiện sức đề kháng.
Ngoài ra cần hạn chế:
Video đang HOT
Chất béo, mỡ động vật: Dung nạp các chất này nhiều đồng nghĩa với việc tạo áp lực cho hoạt động của gan, khi gan không thể bài tiết chúng được sẽ tích tụ mỡ tại đây và sinh ra gan nhiễm mỡ.
Thịt đỏ: Do thịt đỏ chứa nhiều protein và chúng cũng được chuyển hóa tại gan. Ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ tăng gánh nặng cho gan, tạo mỡ thừa và khiến bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Trái cây chứa hàm lượng đường cao: Hạn chế trái cây chứa nhiều đường để giảm gánh nặng cho gan và kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ không diễn tiến nghiêm trọng hơn vì nạp một lượng đường quá lớn vào cơ thể sẽ sinh ra rất nhiều bệnh như tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ,…
Đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn khi đi vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan, thậm chí còn có thể gây ung thư gan.
Gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hồ tiêu, gừng,… vì chúng khiến gan suy giảm chức năng, không thể bài tiết chất béo, tồn đọng mỡ làm bệnh ngày càng nặng.
Hà My
Theo giadinh.net
Sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh miễn phí cho 2.000 người dân ở Hòa Bình
Hiện số người mắc bệnh tan máu bẩm sinh tại Việt Nam ngày càng tăng với ước tính khoảng trên 12 triệu người mang gene bệnh. Mỗi năm, có trên 20.000 người bệnh Thalassemia phải điều trị cả đời.
Lấy mẫu máu xét nghiệm cho người dân. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Ngày 10/8, Bệnh viện đa khoa Medlatec kết hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tổ chức tầm soát, sàng lọc bệnh lý Thalassemia (hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh) miễn phí cho 2.000 người dân Hòa Bình với chi phí lên đến 3 tỷ đồng.
Đây là chương trình có quy mô lớn qua các bước: Tư vấn, xét nghiệm tầm soát sàng lọc gene Thalassemia.
Tại chương trình, người dân được xét nghiệm miễn phí sàng lọc Thalassemia gồm: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, định lượng sắt huyết thanh, định lượng Ferritin, được cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia trước khi xét nghiệm và tư vấn sau khi có kết quả.
Giáo sư Nguyễn Anh Trí - Chủ tịch hội Thalassemia Việt Nam cho hay, Thalassemia là bệnh lý huyết học di truyền bẩm sinh phổ biến nhất trên thế giới, trong đó Việt Nam - một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao. Ở người bệnh Thalassemia, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu. Đây là căn bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và giống nòi, ảnh hưởng đến người bệnh và toàn xã hội.
"Một trong những cách quan trọng để phòng bệnh, giảm dần và chấm dứt việc sinh ra những trẻ bị bệnh là cần tiếp cận với những người mang gen, hướng họ tới việc kết hôn, sinh con làm sao để không có những trường hợp cả hai mang gen bệnh," giáo sư Trí nhấn mạnh.
Hiện số người mắc bệnh tan máu bẩm sinh tại Việt Nam ngày càng tăng, với ước tính khoảng trên 12 triệu người mang gene bệnh. Mỗi năm, có trên 20.000 người bệnh Thalassemia phải điều trị cả đời. Cứ 8.000 trẻ sinh ra có gen bệnh thì 1/4 trong số đó mắc gene bệnh mức độ nặng.
Hiện nay, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Đây thực sự là một gánh nặng tài chính đối với gia đình người bệnh và xã hội.
Thalassemia là căn bệnh di truyền nguy hiểm không thể chữa khỏi, nhưng có thể chủ động sàng lọc và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sớm nhất bằng xét nghiệm máu.
Chính vì vậy, qua chương trình này, ban tổ chức mong muốn đưa chương trình tới cộng đồng để nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm bệnh tan máu bẩm sinh.
Một số hình ảnh tại buổi tầm soát, sàng lọc bệnh lý Thalassemia:
Hàng trăm người dân đến tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Những em nhỏ được bố mẹ đưa đi khám. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Người dân viết vào phiếu đăng ký khám sàng lọc bệnh. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Nhân viên y tế lấy các mẫu máu xét nghiệm. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Bác sỹ tư vấn cho người dân. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Người dân làm thủ tục khám, tầm soát bệnh. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Theo Vietnamplus
Thấy con lâu không mọc răng, cha mẹ cần nghĩ ngay tới căn bệnh nguy hiểm này Vì thấy con lâu không mọc răng cửa vĩnh viễn, gia đình đã đưa cháu Đỗ Nguyên P. (9 tuổi, quận Long Biên, Hà Nội) đến khám tại chuyên khoa răng. Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã cho biết cháu bé đã mắc bệnh rối loạn mọc răng vĩnh viễn. Rối loạn mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em (minh họa)....