Ấn – Trung thống nhất rút quân ở biên giới
Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí sớm rút quân ở khu vực biên giới tranh chấp sau cuộc thảo luận “tích cực và xây dựng”.
“Hai bên đồng ý duy trì đối thoại và liên lạc thông qua các kênh ngoại giao và quân sự, đồng thời đi đến giải pháp được đôi bên chấp thuận rút quân sớm nhất có thể”, tuyên bố chung được chính phủ Ấn Độ công bố hôm nay cho hay.
Các xe quân sự chở nhiên liệu hướng về phía khu vực Ladakh ở biên giới Ấn – Trung hôm 15/9. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố được đưa ra sau khi các chỉ huy quân sự cấp cao của Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức vòng đàm phán thứ 7 kéo dài hơn 10 tiếng vào ngày 12/10 tại Chushul, phía tây dãy Himalaya, để thảo luận về việc rút quân khỏi biên giới tranh chấp sau nhiều tháng căng thẳng.
“Hai bên đã có những trao đổi chân thành, sâu sắc và mang tính xây dựng về việc rút quân dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở khu vực phía tây biên giới Ấn – Trung”, tuyên bố chung cho biết. “Họ cho rằng các cuộc thảo luận này tích cực, xây dựng và tăng cường hiểu biết lẫn nhau”.
Binh sĩ Ấn – Trung nhiều lần ẩu đả tại khu vực biên giới trong những năm qua song không sử dụng vũ khí hoặc nổ súng. Căng thẳng song phương gần đây leo thang, đặc biệt sau cuộc đụng độ ngày 15/6 tại thung lũng sông Galwan, trên dãy Himalaya, khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong.
Video đang HOT
Giới chức quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán nhằm hạ nhiệt tình hình biên giới, tránh nổ ra xung đột. Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc được cho là vẫn triển khai nhiều khí tài lên khu vực biên giới như tiêm kích, trực thăng quân sự, radar cảnh giới, tên lửa phòng không vác vai và các hệ thống phòng không khác.
Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Trước khi ra tuyên bố chung, hai bên vẫn chưa có động thái rút quân dù mùa đông đang đến, khiến điều kiện ở khu vực này quá khắc nghiệt để đồn trú. Tuyên bố chung được xem là động thái tích cực mới nhất sau nhiều tháng đàm phán bế tắc giữa hai bên.
Phóng 10 tên lửa trong thời gian ngắn, Ấn Độ "nắn gân" Trung Quốc
Ấn Độ đang đẩy nhanh chiến lược phát triển tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường trong bối cảnh Trung Quốc từ chối rút khỏi vùng tranh chấp dọc biên giới trên dãy Himalaya.
Tên lửa hành trình cận âm Nirbhay.
Ấn Độ ngày 12.10 đã tên lửa hành trình Nirbhay tại một cơ sở thử nghiệm ở Odisha. "Tên lửa được phóng vào lúc 10 giờ 30 phút sáng (giờ địa phương)", nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ nói trên tờ Hindustan Times. "Tên lửa gặp trục trặc nên cuộc thử nghiệm đã bị hủy bỏ sau 8 phút".
Nirbhay là tên lửa thứ 10 được Ấn Độ phóng thử nghiệm trong vòng 35 ngày qua, nghĩa là cứ mỗi 4 ngày Ấn Độ lại phóng một tên lửa.
Quân đội Ấn Độ muốn cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) thuộc Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ phát triển vũ khí "Made in India" để đưa các tên lửa này ra biên giới phía đông đối phó Trung Quốc.
Ấn Độ muốn bổ sung tên lửa nước này tự sản xuất đến đối phó Trung Quốc ở biên giới.
Theo nguồn tin riêng của tờ Hindustian Times, Ấn Độ đã đưa một số lượng hạn chế tên lửa hành trình Nirbhay đến vùng biên giới giáp Trung Quốc.
Nirbhay là mẫu tên lửa hành trình cận âm, tốc độ khoảng 800 km/giờ, được thiết kế để bám sát mặt nước hoặc địa hình, né tránh radar đối phương. Tên lửa này có tính năng tương tự như Tomahawk của Mỹ hay Kalibr của Nga.
Tên lửa sử dụng đầu đạn thông thường, có khả năng xuyên phá để tiêu diệt mục tiêu giá trị cao với độ chính xác đáng kể.
Hôm 7.9, Ấn Độ phóng thành công tên lửa bội siêu thanh sử dụng động cơ scramjet, khởi đầu cho một loạt cuộc thử nghiệm tên lửa. Sau Mỹ, Nga và Trung Quốc, Ấn Độ là quốc gia thứ 4 làm chủ công nghệ này.
Chiến đấu cơ Su-30MKI phóng tên lửa chống bức xạ Rudram-1.
Ấn Độ cũng phóng thành công tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos với tầm bắn được mở rộng lên tới 400km và tên lửa siêu thanh có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân Shaurya.
Hồi đầu tháng này, Ấn Độ tung video phóng tên lửa trang bị đầu đạn là ngư lôi, có thể tự tìm và diệt tàu ngầm đối phương ở khoảng cách 800km.
Cuối cùng, hôm 9.10, Ấn Độ phóng tên lửa chống bức xạ Rudram-1, tầm bắn hơn 100 km. Đây được coi là vũ khí răn đe Trung Quốc hiệu quả nếu đối phương sử dụng phương pháp gây nhiễu điện tử.
Bình luận về loại vũ khí mới nhất sẽ đưa tới biên giới đối phó Trung Quốc, quan chức chính phủ Ấn Độ nói: "Tên lửa Shaurya sẽ là vũ khí tiếp theo".
Shaurya là tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật, tốc độ hành trình lên tới 2,4km/giây. Bộ Tư lệnh Lực lượng Chiến lược Ấn Độ sẽ có quyết định cụ thể về việc trang bị tên lửa này ở nơi phù hợp.
Lính Ấn Độ tập trượt tuyết, bắn súng gần biên giới Trung Quốc Binh sĩ Ấn Độ huấn luyện trượt tuyết tốc độ cao và tải thương, bắn súng trên sườn dốc trên dãy Himalaya, giáp biên giới với Trung Quốc. Kênh India Today ngày 14/9 tung video binh sĩ Ấn Độ hoạt động trên núi tuyết thuộc dãy Himalaya nằm giữa nước này với vùng Tây Tạng của Trung Quốc. Video cho thấy các binh...