Ấn – Trung nhất trí rút quân khỏi biên giới
Ấn Độ và Trung Quốc đạt thỏa thuận rút quân khỏi khu vực tranh chấp càng sớm càng tốt sau cuộc điện đàm của quan chức cấp cao hai nước.
“Cố vấn An nih Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thảo luận tình hình qua điện thoại. Hai bên chia sẻ quan điểm thẳng thắn và sâu sắc, nhất trí nhanh chóng rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi Đường Kiểm soát Thực tế (LAC)”, Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm nay ra thông cáo cho biết.
Xe quân sự Ấn Độ tham gia diễn tập ở vùng Ladakh hôm 4/7. Ảnh: AFP.
Hai nước cũng thống nhất giảm căng thẳng tại biên giới Ấn – Trung, khôi phục hòa bình và minh bạch tại khu vực này. “Quan chức hai nước tái khẳng định Ấn Độ và Trung Quốc cần tôn trọng và tuân thủ ranh giới LAC, tránh hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng và cần phối hợp để ngăn những sự việc gây bất ổn tái diễn tại khu vực biên giới trong tương lai”, thông cáo có đoạn viết.
Nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết binh sĩ Trung Quốc đã tháo dỡ lều bạt và các cấu trúc tại một địa điểm ở thung lũng Galwan, gần nơi xảy ra vụ đụng độ giữa quân đội hai nước hôm 15/6. Các xe quân sự Trung Quốc cũng bắt đầu rời khỏi khu vực thung lũng Galwan, cũng như Suối nước nóng và Gogra, hai khu vực biên giới tranh chấp khác giữa Bắc Kinh và New Delhi.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm nay cho biết cả hai bên “đang thực hiện các biện pháp hiệu quả để giảm căng thẳng và hạ nhiệt tình hình biên giới”.
“Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc, đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện những gì hai bên đã nhất trí, tiếp tục liên lạc chặt chẽ qua kênh ngoại giao và quân sự, hợp tác chặt chẽ để hạ nhiệt tình hình biên giới”, ông Triệu nói.
Các vị trí tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc dọc LAC. Đồ họa: Telegraph.
Lính Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần đụng độ ở khu vực phía tây dãy Himalaya trong những tháng qua, đỉnh điểm là vụ ẩu đả hôm 15/6 khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong. Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có một đại tá. Trung Quốc xác nhận có thương vong song không công bố chi tiết.
Ấn Độ và Trung Quốc sau đó liên tiếp điều thêm binh sĩ cùng khí tài tăng viện cho lực lượng tại chỗ ở khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, hai nước cũng nỗ lực giải quyết căng thẳng thông qua các kênh đối thoại.
Ấn Độ điều 6 chiến đấu cơ "phượng hoàng bầu trời" từ Pháp đến thẳng biên giới đối phó TQ
Không quân Ấn Độ đã yêu cầu đối tác Pháp đẩy nhanh tiến độ bàn giao các chiến đấu cơ Rafale, vốn được mệnh danh là "phượng hoàng bầu trời".
6 chiến đấu cơ Rafale sẽ được Ấn Độ đưa ngay đến vùng biên giới tranh chấp với Trung Quốc.
Theo báo Ấn Độ HindustanTimes, 6 chiến đấu cơ Rafale sẽ có mặt tại căn cứ không quân Ambala vào ngày 27.7. Căn cứ Ambala nằm ở ngoại ô thành phố Ambala, gần vùng Ladakh giáp Trung Quốc và Jammu Kashmir giáp Pakistan
Ấn Độ đã đặt mua 36 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp vào năm 2016. Đây được coi là sự bổ sung cấp thiết cho không quân Ấn Độ trong bối cảnh phải đương đầu đồng thời với Trung Quốc Pakistan ở hai mặt trận.
"10 chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ đã sẵn sàng cất cánh và hiện các máy bay này đang ở nhà máy sản xuất của hãng Dassault", quan chức Ấn Độ giấu tên nói.
6 chiếc Rafale sẽ dừng tại căn cứ Al Dhafra ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Các phi công Ấn Độ sau đó sẽ trực tiếp điều khiển máy bay về căn cứ.
Không quân Ấn Độ chưa thể tiếp nhận toàn bộ 10 chiếc Rafale vì đối tác Pháp vẫn đang huấn luyện phi công Ấn Độ, nguồn tin cho biết.
Không quân Pháp sẽ điều máy bay A330 đến tiếp nhiên liệu cho 6 chiếc Rafale của Ấn Độ và không quân Ấn Độ sẽ làm nốt nhiệm vụ còn lại để các máy bay này hạ cánh ở căn cứ Ambala.
Truyền thông Ấn Độ mô tả New Delhi cần gấp các chiến đấu cơ Rafale trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn leo thang. Ngoài lô hàng đầu tiên, đối tác Pháp cũng hứa sẽ bàn giao sớm tất cả các chiến đấu cơ còn lại.
Rafale là mẫu máy bay chiến đấu hai động cơ, đa nhiệm do hãng Dassault của Pháp sản xuất. "Phượng hoàng bầu trời" có sở trường không chiến, nhưng cũng đảm bảo năng lực trinh sát, tấn công mặt đất, tấn công tàu nổi và răn đe hạt nhân
Chiến đấu cơ Rafale sở hữu hai động cơ uy lực Snecma M88, giúp máy bay đạt vận tốc cao nhất ngay cả khi mang theo 4 tên lửa và một bình nhiên liệu dự phòng.
Tuy không phải là máy bay tàng hình, Rafale có thiết kế giảm phản xạ radar. Chi phí của module radar, liên lạc điện tử và phòng vệ của Rafale chiếm tới 30% giá trị máy bay.
Theo các chuyên gia, Rafale có năng lực chiến đấu vượt trội hoàn toàn so với tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Ấn Độ: Thêm 2 binh sĩ thiệt mạng ở thung lũng Galwan, tiết lộ tình hình nơi biên giới Indian Express đưa tin, 2 binh sĩ Ấn Độ vừa thiệt mạng ở thung lũng Galwan, vùng Ladakh - nơi xảy ra vụ đụng độ đêm 15.6 với quân đội Trung Quốc - do tai nạn đuối nước khi đang gấp rút xây dựng một cây cầu trong bối cảnh căng thẳng biên giới. Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở biên...